Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật, Năm 2001(%)


trở kinh tế xã hội và giảm cơ hội phát triển... Không ít quan chức Nhà nước không có đủ cả phẩm chất đạo đức lẫn trình độ chuyên môn cũng như năng lực và kỹ năng nghiệp vụ.”.

- Sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị, xã hội còn hạn

chế.

Những hạn chế trên dẫn đến kết quả mức độ rủi ro trong việc thực hiện

các qui định của pháp luật và hợp đồng thương mại gia tăng, chi phí giao dịch và do đó là chi phí kinh doanh nói chung cũng tăng lên. Nguy hại hơn điều này đã và đang hạn chế sự phát triển năng động, bền vững của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Ngân hàng thế giới đã sử dụng hệ thống 20 chỉ tiêu ( gồm 4 chỉ tiêu liên quan đến quản lý kinh tế, 6 chỉ tiêu liên quan đến chính sách cơ cấu, 5 chỉ tiêu liên quan đến chính sách công bằng xã hội và 5 chỉ tiêu liên quan đến quản lý khu vực công ) đánh giá chính sách và thể chế quốc gia của Việt Nam năm 2001 cho thấy mặc dù có nhiều tiến bộ hơn những năm trước, cao hơn mức trung bình của các nước thu nhập thấp, nhưng kết quả đạt được vẫn không tốt bằng nhóm 20% tốt nhất của các nước thu nhập thấp, cũng như không tốt bằng nhóm 20% tốt nhất của tất cả các nước đang phát triển.

3.2.2.2. Nguồn lực con người và hệ thống giáo dục đào tạo.

Những năm gần đây nguồn nhân lực có sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2002 vừa được UNDP công bố, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, tăng từ 0,682 năm 2001 lên 0,688 trong năm nay. Như vậy Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí trung bình là 109 trên tổng số 173 nước trong bảng xếp hạng ( năm 2001 đứng ở vị trí thứ 101/162 nước được xếp hạng ). Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam thì cho


rằng: “Việt Nam đã sử dụng thu nhập của mình cho mục tiêu phát triển con người tốt hơn nhiều nước có thu nhập cao hơn". Điểm nổi bật là tỷ lệ lực lượng lao động biết chữ tương đối cao với gần 80% đã tốt nghiệp từ bậc tiểu học trở lên và số người chưa biết chữ chỉ có 3,8%.

Bảng 11. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo trình độ học vấn (%)


Trình độ văn hóa

Chưa

biết chữ

Chưa TN

tiểu học

TN tiểu

học

TN trung

học cơ sở

TN phổ

thông TH

Cả nước

3,82

16,68

32,29

29,95

17,27

Trong đó: Nữ

4,92

18,08

32,04

28,99

15,97

Đồng bằng Sông Hồng

0,71

6,37

20,69

48,74

23,46

Đông Bắc

7,37

14,77

28,04

33,65

16,18

Tây Bắc

23,46

22,47

29,34

15,96

8,76

Bắc Trung Bộ

2,29

10,37

28,68

40,61

18,06

Duyên hải Nam Trung bộ

2,97

18,90

39,74

24,02

14,38

Tây Nguyên

5,60

17,44

33,83

23,81

19,31

Đông Nam Bộ

1,98

15,61

37,48

21,64

22,41

Đồng bằng Sông Cửu

Long

4,41

30,68

42,71

13,13

9,07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 11

Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động-xã hội, H, 2002.

Tuy nhiên, có sự phân biệt khá lớn về trình độ học vấn của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, cứ 10 người tham gia hoạt động kinh tế thì có gần 4 người đã tốt nghiệp từ bậc phổ thông trung học trở lên, cao hơn 3 lần so với ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, tỷ lệ chưa biết chữ ở khu vực nông thôn lại cao hơn 6 lần so với khu vực thành thị. Trong 8 vùng cả nước, vùng Tây Bắc là vùng có trình độ học vấn của lực lượng lao động thấp nhất trong cả nước với gần 23,5% dân số lao động chưa biết chữ, gấp 7,5 lần mức trung bình của cả nước. Ngược lại với vùng Tây Bắc, trình độ học vấn của dân số lao động của vùng Đồng bằng Sông Hồng rất cao, số người chưa biết chữ chỉ chiếm gần 1,00%, số người đã tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm gần một phần tư (23,50%) trong tổng


lực lượng lao động của vùng. Tuy nhiên đây lại là vùng có tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất cả nước. Xét theo giới, trình độ học vấn của lực lượng lao động nữ thấp hơn so với nam giới. Từ trình độ tốt nghiệp tiểu học trở lên, các tỷ lệ của nam giới đều cao hơn so với nữ giới, nhất là tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học (34,4% của nam giới so với 20,4% của nữ giới). Ngoài ra một điều đáng quan tâm là trong cả nước lực lượng lao động trình độ văn hóa cấp II, III chiếm dưới 50%, trong đó đã tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có 17,27% là rất thấp so với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam cũng rất hạn chế. Tính chung cả nước, số người có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 17,05% tổng lực lượng lao động. Cũng như lao động phân theo trình độ học vấn, lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự khác biệt lớn giữa lực lượng lao động khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao gấp 4 lần so với nông thôn (39,96% so với 10,11%). Trong 8 vùng cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất (27,44%), tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng (22,41%), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (16,38%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (8,76%) và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (10,72%). Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng thấp hơn của nam giới. Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật phân bổ theo ngành như sau: Lao động trình độ công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc đến 80%; Ngành giáo dục đào tạo có nhiều lao động trình độ trung học chuyên nghiệp nhất, chiếm đến 30%; Trình độ cao đẳng và đại học tập trung nhiều trong các ngành quản lý, nghiên cứu, thương mại, công nghiệp chế biến và giáo dục đào tạo. Tuy nhiên lao động trình độ đại học làm việc trong các ngành không trực tiếp sản xuất đã chiếm đến 65%;


Trình độ trên đại học tập trung nhiều nhất trong giáo dục đào tạo, quản lý, nghiên cứu, y tế, hoạt động khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến. Trong đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên chỉ có hơn 10%. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi ở trong thời kỳ công nghiệp hóa cần nhiều lao động trình độ cao trong các ngành này để tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, trình độ trên đại học ở khu vực nông thôn chỉ có ở hai ngành là giáo dục đào tạo và công nghiệp chế biến trong khi Việt Nam hiện đang là một nước nông nghiệp. Đây là một bất hợp lý nghiêm trọng liên quan đến chính sách bố trí và sử dụng lao động.

Bảng 12. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2001(%)



Khôngcó

Trong đó chia theo trình độ


CMKT

CMKT

Sơ cấp/

chứng chỉ

CNKT

không bằng

CNKT

có bằng

Trung học CN

Cao đẳng,

đại học trở lên

Cả nước

82,95

17,05

1,33

4,55

3,89

3,61

3,67

Trong đó: Nữ

85,16

14,84

1,12

3,49

2,91

4,03

3,30

ĐB Sông Hồng

77,59

22,41

1,62

4,67

5,66

4,59

5,87

Đông Bắc

86,09

13,91

1,59

1,77

2,87

4,84

2,84

Tây Bắc

91,24

8,76

1,00

0,69

1,48

3,76

1,82

Bắc Trung Bộ

86,63

13,37

1,40

2,21

3,15

4,27

2,34

Duyên hải Nam

Trung bộ

83,62

16,38

1,03

5,79

3,33

2,75

3,48

Tây Nguyên

88,03

11,97

1,14

2,93

1,75

3,68

2,47

Đông Nam Bộ

72,56

27,44

1,97

11,14

5,13

3,38

5,84

ĐB Sông Cửu

Long

89,28

10,72

0,60

3,26

3,22

1,95

1,68

Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động-xã hội, H, 2002.

Những vấn đề trên bắt nguồn từ những yếu kém và bất hợp lý của hệ thống giáo dục đào tạo:

- Kinh phí cho GD-ĐT còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, huy động vốn ngoài ngân sách còn hạn chế (tỷ trọng chi GD-ĐT


so với tổng chi ngân sách Nhà nước hiện nay của Việt Nam khoảng 14-15%, một số nước trong khu vực đạt mức 20-25%) cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đặc biệt đầu tư cho dạy nghề trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hoá, thiếu về số lượng, mất cân đối về cơ cấu ngành nghề; đặc biệt thiếu giáo viên phổ thông cho các vùng sâu, vùng xa.

- Cơ sở vật chất thiết bị trường học thiếu thốn, lạc hậu. Nội dung, phương pháp giảng dạy và học lạc hậu, nặng về lý thuyết, thiếu gắn kết với nhu cầu thực tế, chưa tiếp cận được với phương pháp mới trên thế giới.

- GD-ĐT chưa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Cơ cấu trình độ đào tạo bất hợp lý (trong vòng 20 năm 1976 - 1997 số trường Đại học và cao đẳng tăng gấp đôi, còn số trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp lại giảm đi gần 3 lần). Hiện nay, lực lượng lao động được coi là có kỹ năng chiếm khoảng 17%, bao gồm cả số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp kỹ thuật; lực lượng lao động được đào tạo nghề ở trình độ thấp chỉ chiếm khoảng 8,5%. Thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng là một vấn đề lớn đặt ra đối với đào tạo nghề và giáo dục trung học chuyên nghiệp.

- Thiếu gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu, nghiên cứu với sản xuất ở bậc đại học và cao đẳng. Thí dụ: Số đề tài, chương trình nghiên cứu KH & CN ở các trường Đại học và cao đẳng giai đoạn 1996 - 2000 chỉ chiếm tỷ lệ gần 1/4 so với các viện nghiên cứu, số học viên sau đại học tham gia nghiên cứu trong thời gian học tập chỉ chiếm khoảng 20-24%.

- Hệ thống tổ chức, quản lý trong giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập.

3.2.2.3. Hệ thống đổi mới


Hệ thống đổi mới quốc gia được định nghĩa là tập hợp các tổ chức cùng nhau hoặc riêng rẽ tham gia vào phát triển và phổ biến các công nghệ mới. Những tổ chức này tạo thành khuôn khổ trong đó Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách liên quan đến quá trình đổi mới. Đó cũng còn là hệ thống các tổ chức được kết nối với nhau để tạo ra, lưu trữ, chuyển giao tri thức, các kỹ năng và công cụ tạo nên các công nghệ mới. Bảng dưới đây mô tả các nhân tố và mối tương tác, động thái của một hệ thống đổi mới quốc gia. Trong đó, Chính phủ có vai trò tạo lập môi trường liên kết các tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp - là nơi tạo ra động lực chính của đổi mới.


Các nhân tố (Actors)

Các tương tác giữa các nhân tố

Động thái (Dynamics)

Doanh nghiệp, hãng, Mỗi quan hệ giữa các Tính năng động Công ty: tư nhân, Nhà hãng, các Công ty, các (mobility)

nước, các hãng lớn, doanh doanh nghiệp. Công nghệ mới, sản phẩm

nghiệp nhỏ và vừa, trong Quan hệ giữa các doanh mới, dịch vụ mới

nước, ngoài nước, liên nghiệp với các tổ chức đào Các Xí nghiệp mới thành doanh... tạo. lập do áp dụng công nghệ

Tổ chức giáo dục: đại Quan hệ giữa các doanh mới, do liên kết các Xí học, đào tạo trong và ngoài nghiệp với các tổ chức nghiệp.

nước. nghiên cứu.

Các viện nghiên cứu của Quan hệ giữa các cơ quan Các biến đổi trong môi Chính phủ, tư nhân, trong chính phủ và các doanh trường chính sách, chiến và ngoài nước. nghiệp. lược của Chính phủ, Công

ty

Các cơ quan Chính phủ. Quyền sở hữu trí tuệ

Các lực lượng thị trường: Mạng lưới các mối liên toàn cầu hoá, khu vực hoá kết


Trong công trình nghiên cứu về chính sách KH&CN và đổi mới của Việt Nam, nhóm chuyên gia quốc tế IDRC đã đánh giá là có nhiều yếu tố của hệ thống đổi mới đang tồn tại nhưng các yếu tố này hoạt động vẫn chưa như


một hệ thống và nhìn chung hiện đang ở trạng thái quá tĩnh. Kết cục là diễn tiến của sự thay đổi và đổi mới công nghệ quá chậm so với yêu cầu của thực tiễn. Một số nghiên cứu có liên quan khác cũng cho thấy, có hai điểm yếu cơ bản trong hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam là:(i) yếu về liên kết, tương tác và (ii) hạn chế về môi trường và động lực đổi mới.

Tương tác yếu giữa các yếu tố trong hệ thống đổi mới:

- Mối liên kết giữa cơ sở nghiên cứu và các ngành sản xuất còn yếu. Thí dụ, trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, một khu vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, số đơn đặt hàng từ doanh nghiệp chỉ chiếm 3,3% tổng số nhiệm vụ nghiên cứu của các Viện nghiên cứu trong ngành. Một điều tra khác do Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (NISTPASS) tiến hành cũng cho thấy các doanh nghiệp đánh giá thấp vai trò hỗ trợ của các Viện, đại học trong nước đối với các giải pháp đổi mới công nghệ. Chủ yếu các doanh nghiệp trong nước tiến hành nhập công nghệ từ nước ngoài.

- Có rất ít đại diện doanh nghiệp tham gia vào những chương trình đề tài lớn cấp Nhà nước. Họ rất ít được mời tham gia vào các hội đồng tuyển chọn, thẩm định hay đánh giá chương trình đề tài nghiên cứu lớn (chủ yếu là các Bộ, cơ quan Nhà nước, các Viện R&D, các khoa của trường đại học).

- Tỷ lệ đề tài nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn rất thấp. Một điều tra nghiên cứu cho thấy hàng năm có khoảng 2/3 số đề tài được đánh giá xuất sắc nhưng chỉ có chừng 1/3 được áp dụng vào sản xuất.

Môi trường và động lực đổi mới còn hạn chế:

- Một số chính sách liên quan đến đổi mới như công nghệ, tài chính, nhân lực, đào tạo, sở hữu công nghiệp, thông tin KH&CN lại không ăn khớp với nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau, gây ra nhiều ách tắc và cản trở thực


thi các chính sách đổi mới. Thiếu các kênh lưu thông và tổ chức trung gian làm cầu nối các yếu tố cần thiết đủ để tạo ra sự đổi mới hoặc tiến hành quá trình học hỏi, tích luỹ năng lực cần thiết cho quá trình đổi mới. Điều này trước hết liên quan đến vai trò của Nhà nước trong việc điều phối và tạo lập môi trường thể chế.

- Cách tiếp cận trọng cung trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung vẫn còn phổ biến. Đầu tư cho R&D của Nhà nước còn ít (trên dưới 1% tổng chi ngân sách trước năm 2000, hiện nay 2%), chủ yếu vẫn tập trung cho các Viện nghiên cứu, ít quan tâm đến khu vực doanh nghiệp, nhất là các Công ty tư nhân. Tỷ lệ cán bộ KH&CN Việt Nam làm việc tại khu vực doanh nghiệp thấp.

- Năng lực đổi mới của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam có năng lực nội sinh trong đổi mới công nghệ, nhất là các đổi mới lớn và chỉ hạn chế ở năng lực vận hành.

- Các Xí nghiệp dường như đầu tư rất ít cho năng lực công nghệ cần thiết để sử dụng và khai thác công nghệ có được từ bên ngoài hoặc từ các nguồn trong nước. Ngay cả trong các dự án FDI, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng hầu như không học hỏi được gì từ đối tác nước ngoài về tích luỹ các kỹ năng và kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật và công nghệ.

- Điểm yếu cơ bản trong hoạt động của hệ thống đổi mới của Việt Nam là sự khó khăn để tiếp cận được tri thức một cách kịp thời. Điều này gây trở ngại cho việc ra quyết định đối với những vấn đề chính sách cũng như liên quan đến các nguồn công nghệ thích hợp nhất. Những dịch vụ môi giới tri thức giúp cho dòng thông tin lưu thông giữa người cần và người cung cấp tri thức còn chưa được phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023