Kinh tế du lịch - Vũ Mạnh Hà - 3

nhà kinh tế thường nhận thức các vấn đề kinh tế và nền kinh tế bằng cách sử dụng mô hình. Mô hình là sự tổng kết, thường dưới dạng toán học (sơ đồ, đồ thị hoặc công thức toán), những mối liên hệ giữa các biến số kinh tế. Mô hình rất hữu ích, vì nó giúp chúng ta lược bớt những chi tiết vụn vặt và tập trung nhiều hơn vào các mối liên hệ kinh tế quan trọng.

Mô hình có hai loại biến số: Cỏc biến số ngoại sinh và biến số nội sinh. Biến số ngoại sinh phát sinh từ ngoài mô hình, là đầu vào của mô hình. Còn biến số nội sinh lại phát sinh ngay trong mô hình, là đầu ra của mô hình. Hình

I.3 cho thấy mục đích của mô hình là chỉ ra ảnh hưởng của các biến ngoại sinh

đến các biến nội sinh.


Các biến số ngoại sinh


Các biến số nội sinh


Mô hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


Kinh tế du lịch - Vũ Mạnh Hà - 3

Hình I.3. Hoạt động của mô hình đầu vào - đầu ra

Mô hình bằng lời

Mô hình sơ đồ liên hệ

Mô hình toán học

Xây dựng mô hình là một quá trình. Trong bước tiếp cận đầu tiên, người ta thường mô tả hệ thống bằng "mô hình bằng lời", tức là diễn tả các đối tượng nghiên cứu bằng lời nói thông thường. Bước thứ hai là dùng mô hình sơ đồ liên hệ để hiểu định tính cơ chế hoạt động của hệ thống. Mụ hỡnh bằng lời, nhất là mô hình sơ đồ liên hệ (liên kết) là những khâu quan trọng để xây dựng mô hình toán học đầy đủ. Đối với nhiều bài toán thực tế, bước tiếp theo là tính toán bằng máy tính.




Hình I.4: Quá trình mô hình hóa hệ thống

Ví dụ: Chúng ta hãy xem xét việc xây dựng mô hình về thị trường du lịch (từ nơi xuất phát A tới nơi đến B) theo một chương trình du lịch trọn gói của một nhà kinh tế. Nhà kinh tế giả định rằng lượng cầu của người tiêu dùng

Qd phụ thuộc vào giá tour P và thu nhập trung bình của người tiêu dùng Y . Mối liên hệ này được biểu thị bằng phương trình:

Qd = D (P; Y ), (I.1)

Trong đó D (.) biểu thị hàm cầu. Tương tự như vậy, nhà kinh tế giả định rằng lượng cung của các công ty lữ hành Qs phụ thuộc vào giá tour P và tổng giá các dịch vụ chính (vận chuyển, lưu trú và ăn uống) cho một lượt khách PC. Mối liên hệ này được biểu thị bằng phương trình:

Qs = S (P; PC) (I.2)

Trong đó S (.) biểu thị hàm cung. Cuối cùng, nhà kinh tế giả định rằng giá tour phải điều chỉnh để làm cân bằng cung cầu:

Qs = Qd (I.3)

Hệ phương trình gồm 3 phương trình (I.1), (I.2) và (I.3) tạo thành mô hình về thị trường du lịch này:


Qd = D (P; Y )

Qs = S (P; PC) (I.4)

Qs = Qd

Mô hình (I.4) về thị trường du lịch này có 2 biến số ngoại sinh và 2 biến số nội sinh. Các biến số ngoại sinh là giá các dịch vụ chính PCvà thu nhập trung bình của người tiêu dùng Y . Mô hình không tìm cách giải thích chúng, mà coi chúng là những yếu tố cho trước (có thể chúng được giải thích bằng những mô hình khác). Các biến số nội sinh là giá tour và số lượt khách làm cân bằng cung cầu (Qd, Qs đều được tính bằng số lượt khách). Đây mới là những biến số mà mô hình phải tìm cách giải thích.

Chuyển sang giai đoạn phân tích. Dùng mô hình (I.4) để chỉ ra phương thức tác động của sự thay đổi trong các biến số ngoại sinh đến hai biến số nội sinh. Trước tiên, nhà kinh tế minh họa mô hình (I.4) bằng đường cung SS và

đường cầu DD như trong hình (I.5). Đường cầu chỉ ra mối liên hệ giữa lượng cầu về các tour du lịch từ A đến B và giá tour P. Đường cầu dốc xuống vì giá

tour P của chương trình du lịch này càng cao, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang mua tour theo các chương trình du lịch khác. Đường cung chỉ ra mối liên hệ giữa lượng cung về các tour từ A đến B và giá tour P. Đường cung dốc lên vì giá tour P của chương trình này càng cao, các công ty lữ hành có xu hướng sẵn sàng cung ứng nhiều lượt khách theo chương trình du lịch này. Trạng thái cân bằng của thị trường đạt được là giá và lượng mà tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau. Tại mức giá cân bằng, những người tiêu dùng sẵn sàng mua các tour theo chương trình du lịch này với số lượt khách đúng bằng số lượt khách mà các công ty lữ hành sẵn sàng phục vụ.

Phương thức tác động của sự thay đổi các biến số ngoại sinh đến các biến số nội sinh được minh họa bằng đồ thị thông qua sự dịch chuyển của

đường cầu hoặc của đường cung.


P (giá tour)

S

D


P



S

D

Q Q (số lượt khách)


Hình I.5: Đường cung, đường cầu và trạng thái cân bằng của thị trường

Nếu thu nhập trung bình của người tiêu dùng Y tăng lên, nhu cầu về các tour theo chương trình du lịch này cũng tăng lên, nghĩa là đường cầu về các tour theo chương trình du lịch này dịch chuyển sang bên phải. Mô hình cho thấy giá tour cân bằng P và số lượt khách cân bằng Q đều tăng lên (hình I.6).

P (giá tour)


D


D1 S


P1

S

P D1

D


0

Q Q1


Q (số lượt khách)


Hình I.6: Sự gia tăng của cầu và trạng thái cân bằng mới của thị trường

Tương tự như trên, nếu tổng giá các dịch vụ chính (vận chuyển, lưu trú và ăn uống) cho một lượt khách PC tăng lên, cung về các tour theo chương trình du lịch này giảm đi, nghĩa là đường cung về các tour theo chương trình du lịch này dịch chuyển sang bên trái. Trong trường hợp này, mô hình cho

thấy giá tour cân bằng P tăng lên, còn số lượt khách cân bằng Q thì giảm xuống (hình I.7).

D

S1

S

D

S1

S

P (giá tour)


P1



P



Q1 Q


Q(số lượt khách)


Hình I.7: Sự giảm sút của cung và trạng thái cân bằng mới của thị trường

Cũng giống như mọi mô hình, mô hình về thị trường du lịch này dựa trên nhiều giả định đơn giản hóa. Chẳng hạn mô hình không tính đến phương thức mua tour du lịch của người tiêu dùng; người tiêu dùng có thể mua tour du

lịch theo từng cá nhân riêng lẻ hoặc theo hợp đồng tập thể. Bởi vậy, trong chừng mực nào đó, các công ty lữ hành có thể quy định giá bán riêng của mình. Mặt khác, trong khi mô hình giả định có một giá tour duy nhất, thì trong thực tế, với cùng một chương trình du lịch, các công ty du lịch có thể bán tour trọn gói theo các giá tour khác nhau.

Chúng ta phản ứng ra sao đối với tình trạng thiếu thực tế của mô hình? Có nên vứt bỏ mô hình đơn giản về thị trường du lịch mới đưa ra hay không? Phải chăng nên xây dựng một mô hình phức tạp hơn, cho phép bao hàm nhiều giá tour khác nhau? Câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi này phụ thuộc vào mục

đích của chúng ta. Một mặt, nếu mục đích của chúng ta là giải thích xem tổng giá các dịch vụ chính cho một lượt khách PCảnh hưởng như thế nào đến giá tour P và số lượt khách cân bằng Q , thì tính đa dạng của giá tour lại không cần thiết. Trong trường hợp này, mô hình đơn giản về thị trường du lịch đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Mặt khác, nếu mục tiêu của chúng ta

nhằm giải thích tại sao giá tour trọn gói bán lẻ lại cao hơn nhiều so với giá tour bán theo hợp đồng tập thể, thì mô hình này ít tác dụng.

Nghệ thuật trong kinh doanh là biết đánh giá được khi nào một giả định giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn và khi nào nó dẫn đến sai lầm. Mọi mô hình với mục đích phản ánh toàn bộ thực tế đều quá phức tạp và khó hiểu đối với mọi người. Chính vì vậy, đơn giản hóa là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình xây dựng một mô hình hữu ích. Nhưng mô hình sẽ dẫn tới những kết luận sai lầm, khi nó bỏ qua những đặc trưng cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu. Như vậy, mô hình hóa đòi hỏi sự cẩn trọng và hợp lý.

Chuyển sang giai đoạn tối ưu. Giả sử chúng ta là những nhà điều hành một công ty lữ hành chiếm thị phần lớn trong thị trường du lịch (từ nơi xuất phát A tới nơi đến B) theo một chương trình du lịch trọn gói nói trên. Chúng ta muốn sử dụng mô hình về thị trường du lịch này của nhà kinh tế để đưa ra một quyết định hợp lý đối với công việc kinh doanh lữ hành của mình. Xem xét cách giải thích mô hình của nhà kinh tế, chúng ta nhận thấy rằng, số lượt

khách cân bằng sẽ tăng lên khi tổng giá các dịch vụ chính cho một lượt khách PC giảm đi, vì khi đó đường cung sẽ dịch chuyển sang bên phải. Do chiếm thị phần lớn trong thị trường du lịch này, chúng ta có thể tìm cách giảm tổng giá PC. Chúng ta sẽ thương thuyết với các nhà kinh doanh vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ) về việc giảm giá vận chuyển khách du lịch và họ sẽ chấp thuận (vì họ cũng muốn lấp đầy số ghế trống trong những chuyến bay, chuyến tàu và chuyến xe vận chuyển hành khách đường dài). Cuối cùng, chúng ta đưa ra quyết định hợp lý là giảm giá tour.

Trên cơ sở phương pháp luận tiếp cận hệ thống, người ta còn đưa ra

được phương pháp quản lý theo chương trình - một phương pháp quản lý hiện

đại đang được sử dụng trong quản trị kinh doanh nói chung, trong quản trị kinh doanh du lịch nói riêng.

Trong khoa học quản lý, quản lý được quan niệm là quá trình tác động lên hệ thống bằng các phương tiện A nhằm đạt tới các mục tiêu B. Có thể chỉ ra sự khác nhau giữa phương pháp quản lý cổ điển với phương pháp quản lý theo chương trình:

- Phương pháp quản lý cổ điển xuất phát từ khả năng, từ các phương tiện sẵn có để xác định mục tiêu phải đạt tới, theo cách "liệu cơm gắp mắm". Theo Kinh tế học, phương pháp quản lý cổ điển chỉ thích hợp trong ngắn hạn, bởi vì các phương tiện (các đầu vào) khó có thể thay đổi trong ngắn hạn, dẫn tới khó khăn thay đổi các kết quả (các đầu ra).

- Phương pháp quản lý theo chương trình thì ngược lại, xuất phát từ mục tiêu để tính toán các phương án, xác định các con đường đi tới mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng các phương tiện, các nguồn lực sẵn có, và hơn nữa, huy động thêm các phương tiện mới, các nguồn lực mới (các đầu vào mới) để thực hiện mục tiêu.

Ưu điểm cơ bản của phương pháp quản lý theo chương trình là năng

động hơn, cách mạng hơn. Nó kích thích việc đưa ra các ý tưởng mới, chủ

động đưa ra các con đường mới để đi tới mục tiêu bằng cách dùng các phương

tiện mới, điều kiện mới. Dựa trên cơ sở "mạo hiểm" có tính toán, phương pháp quản lý theo chương trình khắc phục được tình trạng bảo thủ, trì trệ trong quản lý, tạo ra được chuyển biến tích cực. Thành công ngoài mong đợi của Festival Huế năm 2002, của SEA GAMES 22 năm 2003 là những minh chứng sinh

động cho ưu thế của phương pháp quản lý theo chương trình. Theo Kinh tế học, do xuất phát từ mục tiêu, phương pháp quản lý theo chương trình đòi hỏi phải có thời gian để chuẩn bị và thực hiện chương trình theo mục tiêu, nghĩa là nó thích hợp trong trung hạn và dài hạn.

Trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, cách làm có hiệu quả là biết kết hợp cả hai phương pháp quản lý nói trên, tính toán và cân nhắc liên tục để

điều chỉnh cả các phương tiện A và các mục tiêu B, cố gắng phát huy bản tính linh hoạt "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" của người Việt Nam, để tìm ra được giải pháp tốt nhất.

Cuối phần I.3.1 này, cần nhấn mạnh rằng, phương pháp tiếp cận hệ thống nói chung, phân tích hệ thống nói riêng được sử dụng để nghiên cứu Kinh tế du lịch, thể hiện rõ nhất trong sơ đồ xác định các đặc điểm về cầu du lịch của một nước, phản ứng số nhân Keynes và ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế (trong chương II), nghiên cứu hệ thống ngành công nghiệp du lịch (trong chương III), còn phương pháp quản lý theo chương trình được thể hiện rõ trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư du lịch (trong chương III).

I.3.2. Phương pháp tiếp cận thống kê

Từ "Thống kê" có nhiều nghĩa. Tuy nhiên, hai nghĩa sau đây được dùng phổ biến nhất:

- Nó được dùng để chỉ khoa học thống kê (Statistics) - một lĩnh vực khoa học liên quan với việc thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu. Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng, các quá trình kinh tế - xã hội và tự nhiên.

Khoa học thống kê thực sự phát triển vào cuối thế kỷ 19. Nó được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có kinh tế du lịch. Năm 1896,

Guyer Frenler xuất bản cuốn "Góp phần vào thống kê về du lịch". Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - the World Tourism Organization) đã tổ chức nhiều lần hội nghị để thống nhất hàng loạt khái niệm: du lịch (tourism), lữ khách (travelers) và du khách (tourists), hơn thế nữa, còn thống nhất đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động của ngành du lịch.

- Nó còn được dùng để chỉ số liệu thống kê (Statistical materials) về một chủ đề nào đó như một khẳng định chung. Chẳng hạn, Tổ chức du lịch thế giới đã ước tính năm 2000 có khoảng 697 triệu lượt khách quốc tế trên phạm vi toàn thế giới. Trong trường hợp này, từ "Thống kê" có ý nghĩa phản ánh tình hình chung về cầu du lịch quốc tế.

Phương pháp tiếp cận thống kê là phương pháp đưa ra kết luận tổng quan về tổng thể trên cơ sở quan sát (đo lường) đủ lớn các cá thể riêng biệt về các đặc điểm cơ bản của hiện tượng cần nghiên cứu.

Ví dụ: Năm 1994, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Thống kê để tiến hành một cuộc điều tra lớn về hoạt động du lịch ở Việt Nam trong năm 1994, trong đó có tình hinh chi tiêu của khách nước ngoài trong những ngày ở Việt Nam. Tình hình chi tiêu và ý kiến đóng góp của khách nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam được thu thập theo phương pháp điều tra chọn mẫu kết hợp với phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc chọn mẫu được tiến hành tại các điểm có khách quốc tế lưu trú theo các loại hình lưu trú khác nhau (các loại khách sạn với hạng sao khác nhau, các làng du lịch, v.v...). Tổng số khách được chọn điều tra là 1.000 người tại các tỉnh có nhiều khách du lịch quốc tế tới (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng). Trong thực tế, việc chọn khách ghi phiếu điều tra không thực hiện được hoàn toàn theo phương án đã định, vì vào thời điểm điều tra không thể chọn được khách quốc tế lưu trú tại tất cả các điểm lưu trú đã lựa chọn trước, mặt khác nhiều khách từ chối ghi phiếu hoặc ghi phiếu không đầy

đủ, đành phải chọn khách khác thay thế. Do điều kiện thu thập số liệu quá hạn chế, không thu được nhiều phiếu ghi chép của khách vào ngày cuối cùng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024