Đối Tượng, Mục Đích, Nhiệm Vụ Và Phạm Vi Nghiên Cứu

lịch sử, đánh giá một cách khách quan thế mạnh, những nguồn lực của vùng đất và con người Uông Bí [65]. Cuốn sách: “Thị xã Uông Bí 30 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành- Quảng Ninh” NXB Quảng Ninh, 1991 [4], sách “Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Uông Bí thời kỳ 2001- 2010- Quảng Ninh", Uỷ ban nhân dân thị xã Uông Bí”, 2000 [73].

Nội dung các cuốn sách là những nghiên cứu chung về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung, đề cập một phần rất nhỏ về Thành phố Uông Bí. Có rất nhiều sách viết về Yên Tử, nhưng chủ yếu khai thác khía cạnh lịch sử và mặt tâm linh trong đời sống con người, về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà chưa đề cập đến vấn đề kinh tế du lịch tại nơi này, bên cạnh đó còn có các bài viết trên các ấn phẩm tạp chí cũng chỉ dừng lại đưa ra điểm du lịch, những hoạt động du lịch đơn lẻ không có hệ thống như là một ngành kinh tế. Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày chi tiết và có hệ thống về hoạt động kinh tế du lịch trong gần 30 năm sau đổi mới ở Thành phố Uông Bí.

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch của Thành phố Uông Bí, hướng vào hoạt động du lịch tâm linh là hoạt động du lịch trọng điểm của thành phố. Trên cơ sở đó, tập trung giải thích và làm rõ tình hình du lịch Uông Bí nói riêng và tác động, ảnh hưởng của nó đối với hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Tìm ra cơ sở khoa học cho việc tìm ra các chính sách, giải pháp để phát triển du lịch thành phố Uông Bí.

3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội thấy được tiềm năng phát triển du lịch ở Thành phố Uông Bí, đi sâu nghiên cứu đánh giá Uông Bí đã khai thác và phát huy các lợi thế tiềm năng để du lịch phát triển và đóng góp của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa ở thành phố Uông Bí.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và từ mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:

- Làm rõ những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội để thấy được tiềm năng khai thác du lịch như một ngành kinh tế đóng góp cho công cuộc xây dựng của địa phương.

- Trên cơ sở những tiềm năng đó, hoạt động du lịch được khai thác như thế nào tại địa phương, kết quả cụ thể của việc khai thác đó theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, ngành du lịch và địa phương. Những thành công và chưa thành công trong khai thác tiềm năng, phát triển ngành du lịch trong giai đoạn 1986-2013.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trên cơ sở của sự phân tích đó, làm rõ những tác động hai chiều mà hoạt động kinh tế này mang lại.

- Đưa ra được những dự báo, đề xuất có tính chất định hướng trong chiến lược phát triển của ngành và địa phương trong thời gian gần nhất.

Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 3

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận văn nghiên cứu tại địa bàn thành phố Uông Bí. Tuy nhiên, luận văn cũng khai thác những hoạt động du lịch ở một số địa phương khác trong tỉnh để lấy cơ sở cho việc đánh giá vai trò của ngành trong chiến lược kinh tế chung của Tỉnh. Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian chủ yếu từ năm 1986 cho đến năm 2013. Nghĩa là, từ thời điểm đất nước bước vào đổi mới đến năm 2013 khi Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

- Nguồn tài liệu chung gồm: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc và của Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Uông Bí. Các sách, báo chuyên khảo về du lịch: Tạp chí du lịch, báo Đầu tư, các sách giáo trình kinh tế học, kinh tế du lịch của một số trường Đại học. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố Uông Bí

- Nguồn tài liệu địa phương: Gồm các báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Uông Bí; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí.

- Tư liệu điền dã: Thông tin qua dân cư sinh sống trong các khu quy hoạch du lịch của địa phương như xã Thượng Yên Công, Điền Công, phường Bắc Sơn, phường Quang Trung...tranh ảnh có liên quan đến hoạt động du lịch, các di tích, danh thắng, sinh hoạt văn hóa..

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, người viết đã có quá trình sưu tầm và tập hợp hệ thống các nguồn tài liệu. Khi tiến hành nghiên cứu, đã sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề hiện tại một cách toàn diện, khách quan.

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để trình bày các sự kiện, vấn đề theo mối liên hệ có tính biện chứng của lịch sử xã hội, nhằm đảm bảo tính hệ thống, chính xác và khoa học.

Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp phương pháp chuyên ngành trong mối quan hệ tổng thể. Đây được coi là cách thức có hiệu quả cao để hiểu được một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về kinh tế du lịch thành phố Uông Bí trong một giai đoạn 1986-2013.

5. Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động du lịch Thành phố Uông Bí, đánh giá được đầy đủ hơn và khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của mình, có những giải pháp huy động các nguồn lực để hướng tới sự phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

Việc đánh giá được những đóng góp của hoạt động kinh tế và những ảnh hưởng tiêu cực của nó sẽ giúp các địa phương đưa ra những giải pháp và điều chỉnh hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại dịch vụ phát triển.

Bản thân là giáo viên dạy Lịch sử, đây là nguồn tư liệu phong phú để dạy học lịch sử địa phương.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tiềm năng du lịch thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2: Hoạt động kinh tế du lịch thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (1986 -2013).

Chương 3: Tác động của kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí (1986 -2013).

Chương 1

TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Du lịch

Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Theo Robert Lanquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1980 và được quốc tế hóa trên nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới... Như vậy, nhìn chung chưa có một sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cơ bản của thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán - Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch.

Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung- cầu du lịch, đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”[66, tr6]. So với các quan niệm trên, quan niệm của Hunziker và Krapf đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch. Tuy nhiên quan niệm này chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ nào và hiện tượng

nào thuộc loại kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…). Ngoài ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.[66, tr6]. Trong luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú và thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[37, tr6] .

Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian, các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan điểm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

1.1.2. Kinh tế du lịch

Theo một số nhà nghiên cứu, kinh tế du lịch (Tourism Economics) là một môn khoa học kinh tế nghiên cứu các vấn đề liên quan đến du lịch. Những khía cạnh kinh tế được đề cập ở đây bao gồm: Về tổng quan du lịch, là các khái niệm về khách du lịch, sản phẩm du lịch, các xu hướng trong du lịch, cung- cầu trong du lịch. Về kinh doanh du lịch, là việc nghiên cứu về nhu cầu du lịch, động cơ du lịch, các loại hình du lịch, các loại hình kinh doanh du lịch. Về điều kiện phát triển du lịch, bao gồm những điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch, điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch, tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Về lao động trong du lịch: là đặc trưng của nguồn nhân lực trong ngành du

lịch, quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch. Về chất lượng dịch vụ du lịch, là sự mong đợi (kỳ vọng của khách hàng), việc đo lường được chất lượng dịch vụ. Qua đó cho thấy, việc giải quyết được các nội dung được đề cập như trên là một thành công trong nghiên cứu về kinh tế du lịch về một địa phương cụ thể, và điều đó sẽ làm rõ hơn khái niệm kinh tế du lịch.

1.2. Tiềm năng du lịch của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Địa lý tự nhiên

Nằm ở vị trí cửa ngõ vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc, thành phố Uông Bí có vị thế quan trọng về nhiều mặt: địa văn hóa, địa sinh thái, địa chính trị và địa kinh tế. Là thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều lợi thế trong phát triển và liên kết kinh tế, giao lưu văn hóa - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, được đánh giá là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, trên trục quốc lộ 18A, cách Hà Nội 120 km, Hải Phòng 19 km và cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây. Địa giới hành chính Uông Bí ở phía Đông giáp huyện Hoành Bồ, phía Đông Nam giáp huyện Yên Hưng, phía Tây giáp huyện Đông Triều, phía Bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, phía Nam qua sông Đá Bạc giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Uông Bí hiện có 11 phường xã, trong đó có 9 phường (Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương,

Thanh Sơn, Bắc Sơn, Vàng Danh) và 2 xã (Thượng Yên Công, Điền Công). Uông Bí có diện tích rộng 256,3 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2013, dân số Uông Bí là 115.752 người, trong đó dân số thành thị là 108.126 người, dân số tạm trú là 56.000 người, mật độ dân số bình quân 462 người/km2.

Uông Bí đa dạng về địa hình, bao gồm các kiểu địa hình núi, đồi và đồng bằng phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam. Dải núi phía Bắc có sườn tương đối dốc, các bề mặt địa hình ở các bậc độ cao 800 - 1.000m, 400 - 600m, 200 - 300m

và 80- 100m tạo ra những bậc thang thiên tạo. Cảnh quan Yên Tử có dáng vẻ đồ sộ bề thế, được che phủ bởi các kiểu thảm rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới ẩm. Vào mùa đông, mây vờn đỉnh núi và sương mù huyền ảo. Vào mùa hạ, thời tiết trên đỉnh núi mát mẻ bởi sự chênh lệch nhiệt độ so với đồng bằng phía chân núi lên đến 6oC. Những dòng suối cắt sâu vào lòng núi được cấu tạo bởi sự luân phiên các lớp đá thấm nước và lớp đá không thấm nước cùng tính phân bậc độ cao của địa hình tạo nên những dòng thác bạc. Uông Bí nằm ở sườn phía Nam của dãy núi Yên Tử

thuộc cánh cung núi Đông Triều hùng vĩ ở vùng Đông Bắc của đất nước. Dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất 1.068m án ngữ ngay của ngõ Đông Bắc của đồng bằng Bắc Bộ, từ lâu đã nổi tiếng về lịch sử tôn giáo và cảnh quan thiên nhiên. Uông Bí là địa bàn án ngữ đường thủy và đường bộ từ Thăng Long - Hà Nội về vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Sông Đá Bạc chảy qua Uông Bí, là thượng lưu của Bạch Đằng giang, tiếp nối với dòng Kinh Thầy, sông Đuống, sông Hồng tạo thành tuyến đường thủy từ vùng ven biển Đông Bắc về Thăng Long - Hà Nội. Vùng cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở và chế độ nhật triều đều, biên độ thuộc loại lớn nhất trong các vùng biển ở nước ta. Chính nơi đây đã chứng kiến các chiến thắng hiển hách trong lịch sử dân tộc: Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn cùng quân dân Đại Cồ Việt đánh thắng quân Tống (năm 981), quân dân nhà Trần lần thứ ba đại thắng quân Mông - Nguyên (năm 1288).

Thành phố có hệ thống giao thông đường thủy, bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế: sông Đá Bạc, quốc lộ 18A và 18B, tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long tạo điều kiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Thành phố Uông Bí nằm trên trục đường tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Hạ Long), là đầu mối giao cắt giữa ba tuyến đường giao thông chính: đường 18A nối Hà Nội (trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học, giáo dục, trung tâm công nghiệp, thương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023