Phương Hướng Đổi Mới Công Nghệ Trong Công Nghiệp


Với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ là nguồn chủ yếu để đổi mới công nghệ. Sự phát triển, biến đổi các nguồn đổi mới công nghệ ở các nước này thường diễn ra theo các giai đoạn:

- Nhập công nghệ từ nước ngoài.

- Tổ chức cơ sở hạ tầng một cách đơn giản, nhằm hỗ trợ cho công nghệ nhập từ nước ngoài.

- Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài dưới dạng nhập linh kiện, thiết bị, nhà máy và tiến hành lắp ráp trong nước (giai đoạn này tạo khả năng sử dụng lao động trong nước).

- Mua bằng sáng chế về công nghệ của nước ngoài, nhưng chế tạo sản phẩm ở trong nước. Giai đoạn này gắn chặt với những điều kiện nhất định của trình độ phát triển tiềm lực khoa học công nghệ trong nước, đóng góp quan trọng vào việc phát triển và xây dựng năng lực công nghệ quốc gia thông qua tạo lập dây chuyền sản xuất, chế tạo mới tiên tiến và hiện đại.

- Sử dụng năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ (R & D) ở trong nước nhằm tạo năng lực nội sinh, từ đó làm thích nghi, cải tiến và làm chủ công nghệ nhập.

- Sử dụng và phát triển mạnh mẽ khả năng R&D của quốc gia để đổi mới công nghệ với nhịp độ nhanh, quy mô lớn mà một biểu hiện là liên tục xuất hiện sản phẩm mới.

Sự thực hiện, phát triển theo các giai đoạn trên diễn ra theo xu hướng: nhập và đồng hóa công nghệ nước ngoài, sau đó tiến tới tự nghiên cứu, sáng tạo công nghệ. Các nước đang phát triển ở vào 4 giai đoạn đầu và làm chủ phần nào ở giai đoạn 5.

Tốc độ, phạm vi, trình độ, hiệu quả của đổi mới công nghệ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

- Nhu cầu thị trường: tạo sức kéo cho đổi mới công nghệ.

- Năng lực và trình độ công nghệ hiện có của ngành: tạo lực đẩy cho đổi mới công nghệ.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 7

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chuyên ngành.

- Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học – công nghệ.

Một số chỉ tiêu sau đây, được dùng để đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ:

- Tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước (hoặc GDP) cho khoa học công nghệ.

- Tỷ lệ dành cho nghiên cứu và phát triển trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển so với lợi nhuận.

- Thế hệ công nghệ.

- Hệ số đổi mới công nghệ.

- Tỷ lệ thiết bị hiện đại.


2.3.1.3. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ

- Công nghệ và đổi mới công nghệ là một yếu tố cấu thành cơ sở vật chất và là phương pháp sản xuất của công nghiệp. Do đó, nó có tác động trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển công nghiệp. Theo quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp. Vốn và lao động được xem như là yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng và được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Năng suất yếu tố tổng hợp thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ và tổ chức, hay cách đánh giá tác động của công nghệ, đổi mới công nghệ và tổ chức đến tăng trưởng, được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động. Năng suất yếu tố tổng hợp được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu.

Công nghệ và đổi mới công nghệ không chỉ tác động tới tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp mà quan trọng hơn là tác động đến cơ cấu ngành của công nghiệp. Nhờ tác động của công nghệ và đổi mới công nghệ mà các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn các ngành truyền thống sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, năng lượng làm cho cơ cấu ngành công nghiệp được chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

- Công nghệ và đổi mới công nghệ là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công nghiệp. Nhờ công nghệ và đổi mới công nghệ sẽ sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả hơn các nguồn lực cho sản xuất như: sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ thay thế, sử dụng máy móc thiết bị có năng suất cao hơn,… Do đó, hiệu quả sản xuất – kinh doanh được nâng cao.

- Công nghệ và đổi mới công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ công nghệ và đổi mới công nghệ, sản phẩm mới có ưu thế về tính năng, công dụng, giá cả, do đó mở rộng thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm được nâng cao, chi phí sản xuất được tiết kiệm, xây dựng được thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp.

- Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp góp phần giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện việc làm, giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao động có chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn.

2.3.1.4. Phương hướng đổi mới công nghệ trong công nghiệp

Đổi mới công nghệ trong công nghiệp hiện nay diễn ra rất mạnh mẽ, nhanh chóng, đồng bộ, toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: công cụ lao động, năng


lượng, vật liệu, phương pháp công nghệ, khoa học quản lý… Nó được thể hiện ở những phương hướng chủ yếu sau:

a. Cơ khí hóa và tự động hóa, đồng bộ điện tử và tin học

- Sử dụng máy móc thiết bị và hệ thống máy móc thiết bị ngày càng có trình độ kỹ thuật hiện đại hơn. Đồng thời với việc chế tạo ra những máy chuyên dùng có năng suất cao, người ta cũng chế tạo ra những máy đảm nhận nhiều chức năng. Máy móc thiết bị chế tạo ở thế hệ sau hiện đại hơn nhiều so với thế hệ trước.

- Mở rộng phạm vi sử dụng máy vào quá trình sản xuất và quá trình quản lý. Từ cơ khí họa bộ phận đến cơ khí hóa toàn bộ, từ tự động hóa trên cơ sở máy cơ khí có thêm bộ phận tự điều khiển.

- Tại các nước phát triển, điện tử và tin học hiện nay đã phát triển ở trình độ rất cao và đang tiếp tục vươn lên cao hơn nữa. Điện tử và tin học đang đưa lại những biến đổi có tính chất cách mạng trong lĩnh vực sản xuất vật chất, đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh tin học.

b. Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng truyền thống. Sử dụng rộng rãi điện năng và sản xuất công nghiệp.

Do tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, do yêu cầu phải khai thác, sử dụng hợp lý nguyên liệu và do sự hạn chế của nguồn năng lượng truyền thống nên ngày nay, trên thế giới đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu và đưa ra các nguồn năng lượng mới – năng lượng sạch vào mục đích phát điện và mục đích công nghệ. Các nguồn năng lượng mới có ý nghĩa với tư cách là nguồn bổ sung.

Điện được dùng vào sản xuất kinh doanh thực hiện theo hai hướng:

- Dùng điện là động lực chạy máy.

- Dùng điện vào mục đích công nghệ. Là quá trình biến đổi điện năng thành những dạng năng lượng khác để sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp.

c. Tạo ra những vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phát triển sản xuất và đời sống.

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, các vật liệu mới đã xuất hiện với chủng loại, tính chất vô cùng phong phú, nhằm bổ sung thay thế cho vật liệu truyền thống. Đó là các vật liệu có thể làm việc được trong điều kiện cực đoan về nhiệt độ, áp suất như các chất bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu hỗn hợp, chất dẻo…

d. Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học đang đi vào giai đoạn phát triển mới- công nghệ sinh học hiện đại. Đặc điểm nổi bật của công nghệ sinh học hiện đại là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ gen.


Công nghệ gen kết hợp với công nghệ tế bào và công nghệ vi sinh đã đưa đến công nghệ hiện đại với những khả năng mới cực kỳ to lớn.

2.3.2. Đánh giá công nghệ trong công nghiệp

Đánh giá công nghệ là sự so sánh giữa công nghệ được phân tích với những công nghệ đã biết cũng như với công nghệ tiên tiến cần hướng tới. Đánh giá công nghệ được tiến hành khi nó là một bộ phận hợp thành quá trình ra quyết định.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPO), đánh giá công nghệ được hiểu là việc nghiên cứu có phê phán, có hệ thống và có triển vọng hoặc là sự phân tích hàng loạt ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ được kiến nghị. Đó là cách tiếp cận hệ thống đối với quản lý công nghệ, không chỉ bao gồm các khía cạnh công nghệ và kinh tế, mà còn bao gồm các khía cạnh về môi trường và xã hội.

Mục tiêu của đánh giá công nghệ đối với các nước đang phát triển là:

- Đánh giá tính thích hợp của công nghệ cần được chuyển giao (chủ yếu là tìm hiểu công nghệ sẵn có ở các nước phát triển phần nào thích hợp và có cơ hội thích nghi bên trong môi trường các nước đang phát triển).

- Lựa chọn các công nghệ để phát triển (gồm nhận biết công nghệ trong nước và công nghệ ngoại nhập phù hợp với mục tiêu quốc gia).

- Kiểm soát các công nghệ thích hợp.

Đánh giá công nghệ có nội dung, đối tượng, phạm vi khá rộng bao gồm: Phân tích ảnh hưởng của công nghệ được kiến nghị áp dụng, đánh giá tình trạng công nghệ hiện có, đánh giá năng lực và nhu cầu công nghệ.

2.3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của công nghệ

- Ảnh hưởng về kỹ thuật: công suất, năng lực, độ tin cậy, chất lượng sản phẩm, hiệu quả, tính linh hoạt, quy mô về công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ…

- Ảnh hưởng về kinh tế: chi phí, nguồn khả năng sẵn có về năng lượng, vật liệu, tài chính, nhân lực, hiệu quả đem lại, hiệu quả về vốn, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường. Để làm rò ảnh hưởng về mặt kinh tế, thương phân tích cảnh hưởng kinh tế vi mô và ảnh hưởng kinh tế vĩ mô.

+ Ảnh hưởng kinh tế vi mô: mục tiêu cơ bản của phân tích ảnh hưởng kinh tế vi mô là xác định xem lợi ích thu được từ dự án có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không.

Có 4 chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích về mặt tài chính của dự án là:

a. Giá trị hiện tại ròng (NPV)


Trong đó:

NPV =


n

t 0

(R t Ct ) (1 i)t

n: thời gian đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án


t: năm thứ t của dự án

Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) năm thứ t Ct: vốn đầu tư thực hiện tại năm t

i: lãi suất chiết khấu

NPV cho biết lợi nhuận của một dự án là lớn hay nhỏ sau khi đã hoàn trả đủ vốn đầu tư.

NPV > 0: dự án có lợi nhuận, có thể đầu tư NPV <0: dự án bị lỗ

NPV = 0: dự án hòa vốn

b. Thời gian hoàn vốn (T)

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

R (1i)

T

t

t

t 0

T

= C (1i)

t

t

t 0

Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) năm thứ t Ct: vốn đầu tư thực hiện tại năm t

c. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà ứng với tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

R (1 r)

n

t

t

t 0

n

= C (1 r)

t

t

t 0

Trị số r được tính từ công thức trên chính là tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR bằng lãi suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0.

d. Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập (doanh thu) và giá trị hiện tại của chi phí.


n

Bt

(1i)t

B/C =

t 0

n

Ct


(1i)t


Trong đó:

Bt : thu nhập năm t Ct : chi phí năn t

t 0

Nếu B/C > 1: dự án có thu nhập lớn hơn chi phí B/C = 1: dự án có thu nhập vừa đủ chi phí B/C < 1: dự án có thu nhập nhỏ hơn chi phí

+ Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô


Ở đây, người ta xem xét những chi phí và lợi nhuận bên ngoài những yêu tố liên quan đến một doanh nghiệp. Cụ thể là nghiên cứu những ảnh hưởng ra bên ngoài, bao gồm những chi phí và lợi ích đối với nhà nước và xã hội nói chung.

- Ảnh hưởng về môi trường: tác động tới môi trường vật chất như đất, nước, không khí; tác động đến điều kiện sống như sự thuận lợi, tiếng ồn…

- Ảnh hưởng đối với văn hóa, xã hội, tâm lý: là sự tác động đến cá nhân – chất lượng chính sách, tác động đến xã hội – các giá trị, khả năng thích hợp với nền văn hóa hiện có…

Mô tả công nghệ dự án

Phân tích ảnh hưởng

Thông báo kết quả

Kỹ thuật

Sơ đồ 2.1: Phân tích ảnh hưởng của công nghệ



Quy định giới hạn


Môi trường

Kinh tế

Xã hội, văn hóa, tâm lý

2.3.2.2. Đánh giá thực trạng của công nghệ

Đánh giá thực trạng của công nghệ gồm các việc đánh giá thực trạng công nghệ hiện có, đánh giá sự đổi mới công nghệ đã thực hiện và khả năng đổi mới. Thông qua việc đánh giá thực trạng công nghệ sẽ xác định được điểm xuất phát khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ giữa nước ta và các nước trên thế giới, khu vực. Đây là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ.

Đánh giá thực trạng công nghệ được chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất.

a. Hao mòn hữu hình (H)

H = P %

T


H: tỷ lệ hao mòn hữu hình

P: tổng các tích số giữa giá trị và mức hao mòn của các bộ phận cấu thành thiết bị

T: tổng các tỷ trọng giá trị của các bộ phận cấu thành thiết bị, thường bằng 100

b. Tuổi trung bình của thiết bị (T)

Chỉ tiêu này biểu thị mức độ sử dụng thiết bị về thời gian cùng với chỉ tiêu hao mòn hữu hình (H) thể thiện mức độ hao mòn vật chất và sự giảm giá trị sử dụng của thiết bị. Phân tích chi tiết chỉ tiêu này cũng cho thấy được cơ cấu và mức tăng trưởng thiết bị công nghệ theo thời gian.

c. Hao mòn vô hình (K)

Hao mòn vô hình được biểu thị bằng hệ số giảm giá trị của thiết bị đang sử dụng do ảnh hưởng của kỹ thuật tiến bộ và sự hoàn thiện về tổ chức sản xuất xã hội.

Hệ số K được tính bằng %, được xác định bằng cách so sánh giữa trạng thái ban đầu của nó với tính năng kỹ thuật tổng hợp của thiết bị cùng loại mức trung bình tiên tiến của thế giới.

Có thể sử dụng cách tính sau:

- So sánh giữa chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm ứng với thiết bị hiện đại chọn làm chuẩn.

- So sánh về năng suất, về hao phí năng lượng và nguyên liệu, về độ chính xác cho phép đạt được giữa thiết bị cần đánh giá với thiết bị hiện đại chọn làm chuẩn.

- Tính theo thế hệ máy (thời gian trung bình và mức giảm trung bình về giá trị sử dụng của một thế hệ máy).

d. Hệ số đổi mới thiết bị (Kđm)

Chỉ tiêu này phản ánh động thái của đổi mới công nghệ và chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, tính bằng tỷ số giữa giá trị thiết bị mới đưa vào trong thời gian cần tính toán (Gtbm) và tổng giá trị thiết bị (Gsx).

Kđm =

Gtb m 100%

Gsx

e. Tỷ trọng thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất

Chỉ tiêu này phán ánh hiệu quả huy động vốn và được xác định như sau:

Ettsx =


f. Mức huy động công suất thiết bị (Kcs)

Gttsx Gsx

100%

Chỉ tiêu này phản ánh định lượng về công suất thực tế đưa vào sản xuất của thiết bị so với công suất thiết bị lắp đặt




Kcs =

Tổng công suất thiết bị được huy động

(theo thống kê thực tế, Kwh)

%

Tổng công suất thiết bị lắp đặt trên dây chuyền

(theo lịch máy với chế độ làm việc)

g. Mức độ huy động công suất thiết kế sản lượng (Ncs)

Phản ánh hiệu quả sản xuất về mặt lượng sản xuất thực tế so với sản xuất sản lượng theo thiết kế.

Ncs =

Tổng sản lượng sản phẩm thực hiện trong kỳ

%

Tổng sản lượng sản phẩm theo thiết kế

h. Tỷ trọng thiết bị hiện đại

Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ hiện đại về trang thiết bị công nghệ của sản xuất, được tính bằng tỷ số giữa giá trị máy móc, thiết bị hiện đại với tổng giá trị thiết bị máy móc.

I=


i. Mức trang bị năng lượng cho lao động

Ghd

Gsx

100%

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng công suất của máy móc, thiết bị chia cho tổng số của cán bộ công nhân viên.


j. Mức trang bị vốn cho sản xuất

Hn1 =

QCS LCN

(kw/người)

Chỉ tiêu này phản ánh cơ sở vật chất được đầu tư


Trong đó:

KV =

Gsxcd LCN

(đồng/người)

Kv: mức trang bị vốn cho lao động

Gsxcđ: giá kết toán vốn cố định của sản xuất tại thời điểm đánh giá LCN: tổng số cán bộ công nhân viên

k. Tỷ trọng sản phẩm tính theo phương pháp dây chuyền

Chỉ tiêu này tính bằng tỷ số giữa giá trị sản phẩm được sản xuất theo phương pháp dây chuyền với tổng giá trị sản phẩm được sản xuất trong năm.

Kđc =

Gdc 100%

Gsp

Nhóm 2: Các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm

a. Tỷ trọng sản phẩm

Chỉ tiêu này đặc trưng cho trình độ công nghệ trong gia công, chế biến hàng xuất khẩu.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí