Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp



Các nội dung so sánh

Chiến lược phát triển

hướng nội

Chiến lược phát triển

hướng ngoại


trưởng với công bằng

- Giảm bớt sức ép từ bên ngoài

khu vực thị trường

- Du nhập nhanh và thích dụng kỹ thuật công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý

5. Mặt hạn chế

- Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả giảm dần

- Tính cạnh tranh yếu, có tình trạng ỷ lại vào bảo hộ và trợ cấp của Chính phủ

- Có sự phân hóa nhanh thu nhập giữa các ngành, vùng, các tầng lớp dân cư

- Việc làm tăng chậm

- Chịu nhiều tác động của thị trường thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 5

2.1.3. Vị trí của chiến lược phát triển công nghiệp

Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển công nghiệp có nhiệm vụ thể hiện rò vai trò đó của công nghiệp. Nghĩa là, chiến lược phát triển công nghiệp không phải chỉ thể hiện định hướng phát triển của bản thân công nghiệp mà còn thể hiện định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân theo mô hình, phong cách của công nghiệp, bảo đảm cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân những điều kiện vật chất để thực hiện định hướng ấy. Do vậy, chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một mặt nó là một bộ phận hợp thành hệ thống chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác nó chi phối nhiều bộ phận khác trong hệ thống chiến lược này. Chẳng hạn, phương hướng chiến lược phát triển nông lâm ngư nghiệp được xây dựng không phải chỉ trên cơ sở tài nguyên sinh học đa dạng của đất nước và nhu cầu thị trường, mà còn phải theo hướng gắn bó chặt chẽ với việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cũng như phụ thuộc vào những điều kiện vật chất mà một số ngành công nghiệp nặng có khả nằng bảo đảm (công cụ, máy móc, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu…).

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiệm vụ định rò phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực chất đó là việc xác định sự chuyển dịch của các ngành kinh tế quốc dân trong mỗi giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn đầu với cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp – dịch vụ, nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu. Sang giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế được hình thành là công – nông nghiệp – dịch vụ, công nghiệp dần chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Khi chuyển sang


nền kinh tế tri thức, giá trị do lĩnh vực dịch vụ cao cấp sẽ dần chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng do công nghiệp và nông nghiệp truyền thống tạo ra ngày càng giảm.

Chiến lược chung về phát triển tổng thể công nghiệp là cơ sở để xác định chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và chiến lược; quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ. Do các ngành công nghiệp chuyên môn hóa có vị trí khác nhau, bởi vậy phương hướng, quy mô, tốc độ và bước đi phát triển của chúng cũng khác nhau. Điều này được thể hiện trong chiến lược phát triển chung của hệ thống công nghiệp, đồng thời cụ thể hóa trong chiến lược và quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hóa. Tương tự như vậy, mỗi vùng lãnh thổ đất nước có tiềm năng và lợi thế riêng cho phát triển công nghiệp. Từ chiến lược chung về phát triển hệ thống công nghiệp, các cơ quan quản lý sẽ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ theo hướng khai thác tối đa lợi thế của vùng để tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công và hợp tác giữa các vùng lãnh thổ.

Cuối cùng, chiến lược phát triển công nghiệp là một trong những cơ sở trọng yếu để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tuy các doanh nghiệp công nghiệp có quyền chủ động tổ chức các hoạt động của mình phù hợp với các điều kiện của môi trường và phải tự chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, nhưng với tư cách là đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế quốc dân, chúng phải vận động theo quỹ đạo chung và góp phần của mình vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các định hướng của chiến lược phát triển hệ thống công nghiệp nói chung, của mỗi ngành công nghiệp chuyên môn hóa và mỗi vùng lãnh thổ sẽ được các doanh nghiệp sử dụng như một cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển của mình. Mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường được thể hiện rò nét: Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của quan hệ thị trường; Nhà nước tôn trọng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhưng định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp bằng chiến lược phát triển chung của hệ thống công nghiệp và các chính sách vĩ mô; doanh nghiệp chịu sự điều tiết của cả Nhà nước và thị trường, phát huy nỗ lực của mình để vừa thu được lợi ích cho mình, vừa góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Tóm lại, chiến lược phát triển công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm yêu cầu sự phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững của bản thân công nghiệp, của từng doanh nghiệp công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để phát huy được vai trò ấy, chiến lược phát triển công nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học và phải được điều chỉnh kịp thời phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện bên trong và bên ngoài.


2.1.4. Mục tiêu phát triển công nghiệp

Mục tiêu phát triển công nghiệp được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau (còn gọi là hệ mục tiêu), trong đó có những mục tiêu có thể định lượng bằng những chỉ tiêu cụ thể, có những mục tiêu chỉ có thể định tính như một định hướng tới sự phát triển của công nghiệp. Xác định mục tiêu dài hạn là một trong những nội dung của xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp. Mục tiêu đó là cơ sở để xác định định hướng phát triển các bộ phận của hệ thống công nghiệp và các giải pháp cơ bản cần thực hiện trong thời hạn chiến lược. Với vị trí quan trọng đó, việc xác định mục tiêu trong chiến lược phát triển công nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ.

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, tham gia có hiệu quả vào các quan hệ kinh tế quốc tế.

- Phát huy ngày càng đầy đủ vai trò của công nghiệp trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng với mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Giới hạn hợp lý số lượng các mục tiêu trong hệ đa mục tiêu của phát triển công nghiệp.

- Bảo đảm tính hiện thực, phòng ngừa những biểu hiện của sự chủ quan duy ý chí.

Để quán triệt những yêu cầu ấy, mục tiêu phát triển công nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học. Dưới đây là một trong những căn cứ chủ yếu:

- Mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Công nghiệp là một bộ phận cấu thành cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, hơn nữa lại là bộ phận chiếm vị trí quan trọng hàng đầu với một đất nước đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức. Bởi vậy, mục tiêu phát triển công nghiệp bị chi phối bởi mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Một mặt, mục tiêu phát triển công nghiệp nằm trong tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mặt khác, mục tiêu phát triển công nghiệp phải có trách nhiệm góp phần tích cực nhất vào việc thực hiện mục tiêu chung ấy.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của công nghiệp, những cơ hội và thách thức với phát triển công nghiệp cả trong hiện tại và trong tương lai. Căn cứ này được xác lập trong quá trình đánh giá hiện trạng của công nghiệp, dự báo bối cản và điều kiện phát triển công nghiệp trong tương lai. Việc phân tích và vận dụng căn cứ này để xác định mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của công nghiệp, vừa thể hiện yêu cầu nỗ lực phấn đấu rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên


thế giới trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và tranh thủ cơ hội, khắc phục những điểm yếu và chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức.

- Vai trò của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mối liên hệ giữa công nghiệp với các ngành khác. Sự phát triển công nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố nội tại của nó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện bên ngoài. Việc xác định rò vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế, xét một cách toàn diện, không phải chỉ xem xét tác động của đó tới sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế mà còn phải xem xét những ràng buộc của các ngành, lĩnh vực khác đến sự phát triển của công nghiệp. Mục tiêu phát triển công nghiệp được xác định phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm của công nghiệp với sự phát triển chung của nền kinh tế và phải tính đến những ràng buộc của các ngành, lĩnh vực khác đến sự phát triển của công nghiệp. Khi đảm bảo được sự điều hòa hai mặt đó, sẽ xác định được mục tiêu thực hiện của phát triển công nghiệp.

- Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia quá trình cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngày nay, toàn cầu hóa đã thực sự trở thành một xu thế khách quan và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp của mỗi nước, công nghiệp của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu phát triển công nghiệp phải tính đến tác động thuận/nghịch của toàn cầu hóa và đáp ứng có hiệu quả yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh và tham gia vào các quan hệ liên kết kinh tế quốc tế.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu chung là “đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở mục tiêu ấy và phân tích bối cảnh, điều kiện phát triển công nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với phát triển công nghiệp, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rò mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2020: Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp”. Trong đó:

- Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.

+ Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng.

+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công


nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược...

+ Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.

+ Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ để bảo đảm phát triển cân đối, hiệu quả giữa các vùng.

- Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao.

2.2. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

2.2.1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu công nghiệp

Sự hình thành và phát triển công nghiệp gắn liền với sự phát triển phân công lao động và tiến bộ khoa học công nghệ. Trong quá trình đó, công nghiệp không ngừng phân hóa thành nhiều bộ phận khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Mối quan hệ này biểu hiện trong việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm của nhau. Tuy có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và có vị trí khác nhau, nhưng các bộ phận của công nghiệp cùng nhau hợp thành một hệ thống thống nhất.

Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy.

Việc xác định số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp tùy thuộc vào cách phân loại công nghiệp. Có bao nhiêu cách phân loại công nghiệp thì có bấy nhiêu cách xác định số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp. Số lượng các bộ phần hợp thành hệ thống công nghiệp, một mặt phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội và trình độ phát triển chung của công nghiệp, mặt khác phụ thuộc vào yêu cầu quản lý công nghiệp ở mỗi nước trong mỗi thời kỳ cụ thể. Điều đó có nghĩa, việc xác định các bộ phận của hệ thống công nghiệp vừa phụ thuộc vào những yếu tố khách quan (trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, trình độ phát triển công


nghiệp), vừa phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan (yêu cầu và năng lực quản lý của mỗi nước trong mỗi thời kỳ phát triển).

Mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp phản ánh mối liên hệ sản xuất và tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận trong hệ thống thống nhất. Về mặt lượng, nó được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản xuất (hoặc GDP) của từng bộ phận trong tổng giá trị sản xuất (hoặc GDP) của toàn bộ công nghiệp. Tỷ trọng này phản ánh vị trí của mỗi bộ phận trong tổng thể và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận trong hệ thống công nghiệp. Những ngành công nghiệp giữ vị trí trọng yếu, then chốt thường có tỷ trọng lớn vì chúng thường được ưu tiên đầu tư phát triển. Những ngành công nghiệp mới lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng này sẽ tăng dần cùng với sự trưởng thành của chúng. Trong kế hoạch hóa cơ cấu công nghiệp, người ta dùng hệ số vượt để đánh giá việc hoạch định cơ cấu công nghiệp có bảo đảm yêu cầu giành sự ưu tiên thỏa đáng cho các ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống công nghiệp hay không. Hệ số này được xác định theo công thức sau:

Vi

KVi = V

CN

Trong đó: KVi: Hệ số vượt của bộ phận thứ i

Vi: tốc độ phát triển của bộ phận thứ i

VCN: tốc độ phát triển chung của hệ thống công nghiệp

Giá trị của KVi có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 1. Các ngành công nghiệp có vị trí quan trọng, có vị trí trọng điểm, mũi nhọn luôn phải đảm bảo KVi > 1, nghĩa là tốc độ phát triển của chúng phải lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của toàn bộ hệ thống công nghiệp.

Theo các cách phân loại hiện hành, Việt Nam thường xác định một số loại cơ cấu công nghiệp sau đây:

- Cơ cấu ngành công nghiệp (ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc ngành công nghiệp chuyên môn hóa)

- Cơ cấu theo công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

- Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ…

Ngoài ra, để đánh giá sự chuyển biến vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và vị trí của các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn trong cơ cấu nội bộ công nghiệp, người ta còn phải so sánh sự thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân và sự thay đổi tỷ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu nội bộ công nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.

Do điều kiện phát triển công nghiệp luôn vận động và biến đổi, yêu cầu của đất nước với công nghiệp ở các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau nên vị trí


các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp cũng không cố định. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, các ngành khai thác tài nguyên và các ngành sử dụng nhiều lao động thường giữ vị trí trọng yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; sang giai đoạn cuối của quá trình này, các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành kỹ thuật cao lại chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Cơ cấu công nghiệp, do vậy luôn là cơ cấu động được điều chỉnh thích ứng với sự thay đổi môi trường và yêu cầu phát triển.

Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác được gọi là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Sự thay đổi trạng thái ấy được biểu hiện trên các mặt cơ bản sau:

- Thay đổi số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp: bổ sung thêm những bộ phận mới và loại bỏ một số bộ phận hiện hữu. Sự thay đổi này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của từng bộ phận trong tổng giá trị sản xuất của công nghiệp.

- Số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp không đổi nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất của các bộ phận đó thay đổi do mỗi ngành có hệ số vượt (KVi) khác nhau.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một quá trình dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Xu thế và tính hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thường phải được xem xét trong trung và dài hạn. Những thay đổi nhất thời trong ngắn hạn (hàng năm) về tỷ trọng giá trị các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp chưa đủ luận cứ để xác định xu thế và tính hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Kế hoạch hóa cơ cấu công nghiệp, đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp, là vấn đề mang tính chiến lược của xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp. Thực chất của công tác này là xác định phương hướng, quy mô, tốc độ phát triển các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp và bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các bộ phận ấy. Cơ cấu công nghiệp được hình thành phải thể hiện khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ phù hợp với quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức, bảo đảm phát huy vai trò của công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm khả năng cạnh tranh và liên kết của công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những yêu cầu cơ bản đối với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu ngành công nghiệp là đánh giá ảnh hưởng tới sự thay đổi số lượng các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và mối quan hệ giữa các ngành ấy.


2.2.2.1. Thị trường

Thị trường hàng hóa và dịch vụ công nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Hạt nhân cơ bản của ngành công nghiệp chuyên môn hóa là các doanh nghiệp công nghiệp. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường về các hàng hóa và dịch vụ công nghiệp để hoạch định chương trình kinh doanh của mình. Do vậy, các thông tin nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường hàng hóa và dịch vụ công nghiệp được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong hoạch định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, xác định những sản phẩm chủ lực của mỗi ngành công nghiệp. Việc hoạch định chương trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chỉ xuất phát từ khả năng dễ dẫn đến rủi ro cao và tình trạng phát triển bấp bênh, kém hiệu quả.

Trong việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây:

- Điều tra nắm chắc nhu cầu về chủng loại, số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ công nghiệp.

- Xác định xu thế vận động của nhu cầu mỗi loại hàng hóa dịch vụ cần đáp ứng, trong đó có xác định chu kỳ sống của sản phẩm…

- Phân tích mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh đã có và có thể có trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp công nghiệp…

Sự phát triển thị trường các yếu tố (thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường công nghệ…) tạo nên những khả năng thực hiện đầu tư, phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, sự phát triển thị trường tài chính khơi thông các nguồn đầu tư trong và ngoài nước sẽ bảo đảm vốn cho các chủ thể kinh tế phát triển các hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình. Sự phát triển thị trường công nghệ sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được một cách nhanh chóng và có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, lựa chọn được công nghệ thích hợp cho mình.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phát triển các ngành và các doanh nghiệp công nghiệp không chỉ phải chịu sự điều tiết một cách tự phát của thị trường mà còn chịu sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước vận dụng các quan hệ thị trường trong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và sử dụng các công cụ thích hợp để định hướng đầu tư và phát triển kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhằm hướng họ góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí