Lựa Chọn Phương Hướng, Trình Độ Và Phương Thức Đổi Mới Công Nghệ




b. Tỷ trọng sản phẩm hợp chuẩn

Hxk =

Gxk

Gsp

100%

Chỉ tiêu này đặc trưng cho trình độ công nghệ trong gia công, chế biến, đồng thời thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hhc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Giá trị sản phẩm hợp chuẩn Ghc

= %

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 8

Tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm G

sp

c. Tỷ trọng phẩm cấp sản phẩm

Chỉ tiêu này đặc trưng cho ưu thế trình độ công nghệ trong quá trình sản xuất, được tính theo các chỉ tiêu cụ thể:

- Tỷ trọng sản phẩm từng cấp so với tổng sản phẩm sản xuất ra, bằng % theo giá trị.

- Tỷ trọng phế phẩm so với tổng sản phẩm sản xuất ra.

Nhóm 3: Các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về tổ chức và quản lý sản xuất.

- Trình độ tổ chức sản xuất chuyên môn hóa.

- Chi phí bộ máy quản lý.

- Mức trang bị kỹ thuật và lao động có kỹ thuật nghiệp vụ của bộ máy quản lý.

- Đánh giá trình độ tổ chức quản lý lao động.

- Hiệu lực của bộ máy quản lý.

- Môi trường sản xuất.

Nhóm 4: Nhóm đặc trưng trình độ công nghệ về hiệu quả chung của sản xuất.

- Năng suất lao động:


N: năng suất lao động

N=

Q 100%

Ld

Q: khối lượng hay giá trị sản phẩm thực hiện Lđ : khối lượng lao động bỏ ra

- Doanh lợi: thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất, vốn sản xuất, áp dụng biện pháp

khoa học – công nghệ.

+ Tính doanh lợi theo chi phí sản xuất


DL: Doanh lợi LN: Lợi nhuận

DL =

LN %

Z

Z: Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

+ Tính doanh lợi theo vốn sản xuất

DL = LN %

Vcd Vld


V: vốn cố định V: vốn lưu động

+ Tính doanh lợi do áp dụng biện pháp công nghệ mới

Lợi nhuận (thêm)

DL = %

Chi phí do áp dụng biện pháp công nghệ mới


2.3.3. Lựa chọn phương hướng, trình độ và phương thức đổi mới công nghệ

2.3.3.1. Sự cần thiết và những vấn đề phải lựa chọn công nghệ

Công nghiệp sử dụng nhiều loại công nghệ, trong đó mỗi loại công nghệ lại có nhiều trình độ và phương thức thực hiện khác nhau, mỗi phương án lựa chọn đòi hỏi chi phí và đem lại kết quả khác nhau. Để đổi mới công nghệ cần phải lựa chọn các vấn đề chủ yếu sau:

- Hướng công nghệ: công nghệ cơ học hay hóa học; sản xuất thép từ quặng sắt hay từ phôi thép nhập khẩu từ nước ngoài…

- Trình độ hay mức độ hiện đại của công nghệ sẽ tiếp nhận.

+ Theo phạm vi: đổi mới trọng điểm và đổi mới toàn diện, đồng bộ, có hệ thống.

+ Theo mức độ hiện đại: công nghệ truyền thống, trung gian hay hiện đại.

+ Theo yêu cầu về vốn và lao động: công nghệ ít vốn, giải quyết nhiều việc làm (công nghệ truyền thống và trung gian); công nghệ nhiều vốn, ít lao động (công nghệ hiện đại).

+ Theo tình hình sử dụng tài nguyên, phế thải: công nghệ không phế thải, công nghệ có phế thải, gây ô nhiễm.

- Phương thức thực hiện đổi mới: cải tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống, hoặc có thể tự nghiên cứu phát triển công nghệ mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nước; nhập và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài (chuyển giao dọc hay ngang, chuyển giao có hay không kèm licences, chuyển giao có kèm đầu tư trực tiếp không).

2.3.3.2. Căn cứ và phương pháp lựa chọn

a. Nghiên cứu nhu cầu đổi mới công nghệ

Phát triển và đổi mới khoa học công nghệ không phải là mục đích tự thân mà phải phục vụ mục tiêu phát triển của ngành và nền kinh tế là tăng trưởng, ổn định, hiệu quả và công bằng. Mục tiêu phát triển và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, nhu cầu của phát triển và đổi mới công nghệ là nhu cầu mang tính dẫn xuất, tứ là từ nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ mà xác định nhu cầu đổi mới công nghệ và chiến lược đổi mới công nghệ.


b. Đánh giá trình độ công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Việc đánh giá trình độ hiện có của công nghệ không phải chỉ là xác định trình độ công nghệ mà còn phải đánh giá hiệu quả sử dụng, mức độ đáp ứng yêu cầu phát huy vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế và ảnh hưởng của trình độ công nghệ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm. Trong đánh giá công nghệ ngành cần phải thực hiện việc so sánh các công nghệ với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Còn trong đánh giá trình độ công nghệ doanh nghiệp cần phải có sự so sánh với các công nghệ được các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Trong số các công nghệ được đánh giá đó, một số công nghệ có vị trí quan trọng hàng đầu, có lợi thế và tính cạnh tranh cao, trong khi đó một số công nghệ do đã quá phổ cập, nên mọi đối thủ cạnh tranh đều nắm vững; có công nghệ không chỉ áp dụng lần đầu mà tỏ ra có tiềm năng trong tương lại. Vấn đề là phải có những phân tích, đánh giá để xác định công nghệ cụ thể thuộc loại nào.

c. Dự đoán sự phát triển của công nghệ

Cần xác định công nghệ đang ở đâu trong quá trình phát triển. Khuynh hướng trong tương lai của nó ra sao, công nghệ thay thế nó tiến triển như thế nào và thay đổi sẽ diễn ra như thế nào.

d. Xem xét quan hệ cung cầu về đổi mới công nghệ và xu thế phát triển của công nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp

Trong quá trình này cần chú ý các vấn đề sau:

- Mục tiêu cụ thể của đổi mới công nghệ. Đối với nhiều ngành là hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm, là tăng trưởng nhanh, bền vững, việc làm hiệu quả. Đối với doanh nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới, giải quyết khó khăn, mất cân đối trong sản xuất kinh doanh…

- Đa dạng hóa nhiều trình độ ngay trong một doanh nghiệp theo hướng: hiện đại hóa công nghệ truyền thống, công nghệ hiện có để sử dụng tốt thiết bị máy móc có sẵn, tranh thủ đi ngay vào kỹ thuật công nghệ hiện đại với một số sản phẩm, một số khâu quyết định chất lượng, năng suất, khả năng cạnh tranh.

Phân tích ảnh hưởng của đổi mới công nghệ tới môi trường, xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Về kinh tế, để có căn cứ lựa chọn đúng cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của đổi mới công nghệ, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với nền kinh tế. Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ đều gắn với các dự án đầu tư nên có thể áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu phân tích dự án đầu tư và hiệu quả của đầu tư để phân tích hiệu quả của đổi mới công nghệ như: giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ lệ lợi ích/chi phí… Có thể tính mức tăng


lợi nhuận do áp dụng công nghệ tính riêng cho từng người sản xuất ra công nghệ mới và sử dụng công nghệ mới:

∆L = (P1 – Z1)*Q1 – (P0 – Z0)*Q0

Trong đó: L: lợi nhuận

P: giá bán sản phẩm

Z: giá thành đơn vị sản phẩm

Q: khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm

0 và 1: ký hiệu năm trước và năm sau khi áp dụng công nghệ mới

Ngoài ra cần dùng các tiêu thức và các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp làm căn cứ so sánh và quyết định lựa chọn công nghệ.

Lựa chọn công nghệ là một vấn đề phức tạp, điều đó cuối cùng được thể hiện ở lựa chọn tiêu chuẩn đổi mới công nghệ, những tiêu chuẩn chung có thể áp dụng là:

- Trình độ của công nghệ;

- Hiệu quả kỹ thuật của công nghệ;

- Tính thích nghi của công nghệ;

- Chi phí đầu tư;

- Tính sinh lợi, năng suất, chất lượng;

- Môi trường vấn đề xử lý phế thải và giảm ô nhiễm môi trường.

2.3.4. Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là hoạt động nhằm đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất (chuyển giao dọc) hoặc có thể áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác (chuyển giao ngang). Chuyển giao công nghệ là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo, huấn luyện để sử dụng công nghệ được tiếp nhận. Đối với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là phương thức chủ yếu để đổi mới công nghệ nhanh và có hiệu quả, bởi vì nó cho phép kế thừa các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, tiết kiệm chi phí nghiên cứu.

Những hoạt động sau được coi là chuyển giao công nghệ:

- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

- Chuyển giao các bí quyết hoặc tiêu thức kỹ thuật, chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hoặc không kèm thiết bị.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tư vấn công nghệ, kể cả đào tạo và thông tin sau khi chuyển giao.


Có hai kênh (nguồn) chuyển giao công nghệ:

- Chuyển giao dọc: là hình thức chuyển giao từ nghiên cứu sang sản xuất.

- Chuyển giao ngang: là hình thức chuyển giao những công nghệ đã hoàn thiện từ nước ngày sang nước khác, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.

Chuyển giao công nghệ thường được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Chuyển giao công nghệ có kèm hợp đồng licences: người sở hữu chuyển giao công nghệ bằng cách nhượng lại cho người khác sử dụng quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế được cấp bằng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa).

- Chuyển giao công nghệ không kèm theo hợp đồng licences.

- Chuyển giao công nghệ có kèm đầu tư: các nước tư bản phát triển hoặc các nước đang phát triển sẽ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua đầu tư trực tiếp.

Hình thức này được thực hiện thông qua:

+ Các công ty đa quốc gia đặt chi nhánh tại các nước đang phát triển.

+ Lập công ty liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nước chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị cho nước sản xuất sản phẩm sử dụng).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức có hiệu quả đối với cả bên bán và bên mua (bên nhận) công nghệ. Đối với bên bán công nghệ, đầu tư trực tiếp sẽ thu được khoản lợi nhuận bằng cách tận dụng công nghệ không còn khả năng cạnh tranh trong nước, mở ra cơ hội thâm nhập vào thị trường có hàng rào bảo hộ. Đối với nước mua công nghệ, đầu tư trực tiếp vừa thu hút được vốn đầu tư, vừa có công nghệ tiên tiến, vừa dựa vào công ty nước ngoài để mở rộng thị trường.

- Chuyển giao công nghệ qua các hình thức: hội thảo khoa học; trao đổi thông tin, hoạt động của người Việt định cư ở nước ngoài…

Quá trình chuyển giao công nghệ tựu chung bao gồm 2 việc: lựa chọn công nghệ thích hợp để chuyển giao; tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ. Quá trình tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ được tiến hành theo nội dung và trình tự chủ yếu sau:

a. Chuẩn bị chuyển giao công nghệ

Đây là giai đoạn tiến hành các công việc để chính xác hóa và cụ thể hóa vấn đề lựa chọn công nghệ dự định chuyển giao. Công việc chính của giai đoạn này là đàm phán, xây dựng và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một hình thức cụ thể của hợp đồng kinh tế. Đó là một văn bản có tính chất pháp lý quy định sự cam kết về mua, bán giữa bên nhận và bên giao công nghệ.


Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân (có đăng ký kinh doanh).

Có các loại hợp đồng chuyển giao công nghệ khác nhau: hợp đồng mua bán Licences và hợp đồng chuyển giao công nghệ toàn bộ.

Mặc dù trong từng loại hợp đồng có các điều khoản được quy định chi tiết cụ thể khác nhau, nhưng nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm các khoản sau:

(1) Tên và địa chỉ bên giao nhận, tên và chức vụ người đại diện ký hợp đồng

(2) Những khái niệm được sử dụng trong hợp đồng mà hai bên thỏa thuận

(3) Đối tượng chuyển giao công nghệ

- Tên công nghệ được chuyển giao;

- Nội dung chuyển giao công nghệ: ghi rò chuyển giao công nghệ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các sáng chế, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa;

- Các đặc điểm của công nghệ chuyển giao về kỹ thuật và kinh tế - xã hội;

- Các dự kiến đạt được về mặt kinh tế - xã hội;

(4) Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán

Giá cả mua bán công nghệ có thể được quy định theo các phương thức sau:

- Theo vốn đầu tư;

- Theo doanh thu sản phẩm bán ra;

- Theo lợi nhuận;

- Theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán;

Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận nhưng phổ biến nhất là áp dụng hai hình thức:

- Thanh toán gọn: trả một lần sau khi thỏa thuận hoặc trả tiền làm nhiều đợt trong một thời gian nhất định, bắt đầu từ khi ký xong hợp đồng và kết thúc lúc bên mua sản xuất được sản phẩm đầu tiên.

- Trả kỳ vụ: là hình thức trả tiền của người mua cho người bán theo phần trăm lợi nhuận của người mua hoặc giá trị sản phẩm làm ra trong suốt thời gian sử dụng hợp đồng licences.

(5) Thời gian, tiến độ và địa điểm cung ứng

(6) Những cam kết của bên giao và bên nhận công nghệ, chất lượng công nghệ, độ tin cậy, thời gian bảo hành, phạm vi và bí mật công nghệ.

(7) Chương trình đào tạo kỹ thuật và quản lý vận hành công nghệ

(8) Thời gian có hiệu lực của hợp đồng và các điều kiện liên quan đến việc hai bên mong muốn sửa đổi thời hạn hoặc kết thúc hợp đồng.

(9) Các vấn đề liên quan đến các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.


b. Chuẩn y hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chuẩn y.

- Xem xét và kiểm tra lại quá trình lựa chọn công nghệ phía tiếp nhận công nghệ đề nghị.

- Lựa chọn giữa các công nghệ đề nghị.

- Đánh giá công nghệ lựa chọn dưới góc độ vĩ mô thông qua các chỉ tiêu:

+ Tiền lãi và đóng góp khác mà công nghệ lựa chọn mang lại cho nền kinh tế.

+ Năng lực của bên tiếp nhận công nghệ khi tiêu thụ và sử dụng công nghệ được lựa chọn.

+ Chi phí đầu tư cho sử dụng công nghệ

Nếu hợp đồng được chuẩn y thì sẽ được cấp giấy phép chuyển giao công nghệ.

c. Thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

d. Phát triển các hoạt động tư vấn dịch vụ chuyển giao công nghệ: đây là chất xúc tác cho bên mua và bên bán tìm đến nhau một cách thuận lợi nhất để ký kết hợp đồng.

2.4. TỔ CHỨC CÁC QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.4.1. Thực chất và vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế

2.4.1.1. Thực chất của quan hệ kinh tế quốc tế

Từ những năm 1980, sự phát triển của kinh tế thế giới chịu sự tác động của một loạt các xu hướng mới, trong đó nổi bật là: xu thế phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Trong những xu thế phát triển đó, sự phát triển kinh tế của một nước tất yếu khách quan phải gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới.

Có 3 khái niệm tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn tả, nhưng đều nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế của một nước với kinh tế thế giới. Đó là: quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại.

Quan hệ kinh tế là tổng thể các quan hệ về vật chất, tài chính, khoa học, công nghệ liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất diễn ra giữa các quốc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia với tổ chức kinh tế quốc tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế là bộ phận cốt lòi của nền kinh tế thế giới. Nó ra đời và phát triển dựa trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, xuất và nhập khẩu sức lao động, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ, tài chính và tín dụng quốc tế… Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng, có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, diễn ra ở mọi doanh nghiệp, mọi địa phương, mọi ngành, mọi quốc gia.


Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ rò trình độ phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế và mức độ tham gia của một quốc gia vào kinh tế thế giới. Trên góc độ nhấn mạnh đến khía cạnh luật pháp và chính sách, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hóa trong đó các quốc gia tham gia xây dựng, đàm phán, tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và thông lệ quốc tế của các tổ chức và định chế quốc tế, thể hiện qua hoạt động đàm phán giảm thiểu các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các rào cản kỹ thuật để các hoạt động thương mại, dịch vụ, di chuyển quốc tế các yếu tố (vốn, công nghệ, lao động…) diễn ra tự do giữa các quốc gia.

Kinh tế đối ngoại là các hoạt động kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế quốc tế.

Các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế là các quốc gia, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp.

Quan hệ kinh tế quốc tế chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Năng lực, trình độ nhận thức và nỗ lực chủ quan của quốc gia, doanh nghiệp và người dân về tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức do quan hệ kinh tế quốc tế đem lại.

- Trình độ và tính chất phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng thể hiện trên các mặt: độ mở cửa nền kinh tế và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiệp tác hóa sản xuất và sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế; trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng cạnh tranh của quốc gia và sản phẩm…

- Mức độ tận dụng và khai thác các lợi thế so sánh của đất nước.

- Sự hoàn thiện về luật pháp, chính sách, cơ chế phát triển kinh tế và công nghiệp theo hướng tuân theo các nguyên tắc của quan hệ kinh tế quốc tế.

- Hoàn cảnh, điều kiện quốc tế.

2.4.1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế

Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế quốc tế bắt nguồn từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

- Lý thuyết về lợi thế so sánh: theo lý thuyết này thì một nước có thể đẩy nhanh sự phát triển và thu nhập của mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có năng suất cao hơn so với các sản phẩm khác để đổi lấy hàng nhập khẩu ở các nước khác. Việc chuyên môn hóa như vậy sẽ có lợi cho các nước có quan hệ trao đổi, hiệp tác với nhau.

- Quốc tế hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế: quốc tế hóa là cơ sở khách quan hình thành phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế và của hội nhập kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ tác động tới đầu ra mà còn tác động tới đầu vào và cả quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp.

Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế có ý nghĩa quan trọng trên các mặt:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022