Nội Dung Của Các Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Trong Công Nghiệp


- Mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài làm cho công nghiệp mở rộng khả năng sản xuất và thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Thúc đẩy công nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng và sản xuất quốc tế.

- Thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài (đi kèm là kỹ thuật, công nghệ…) vào phát triển công nghiệp, tiếp thu và học tập công nghệ quản lý tiên tiến. Nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại vào sản xuất công nghiệp. Thúc đẩy quan hệ quốc tế trong phát triển và sản xuất kinh doanh công nghiệp chính là tận dụng và phát huy yếu tố ngoại lực để phát triển công nghiệp. Yếu tố nội lực là quyết định song yếu tố ngoại lực đóng vai trò quan trọng và giúp cho yếu tố nội

lực phát huy hiệu quả.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia và sản phẩm công nghiệp trên thị trường quốc tế.

Do đó, phát triển kinh tế quốc tế là động lực, là nhân tố, là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để phát triển công nghiệp không chỉ tăng ở quy mô, tốc độ mà còn nâng cao về trình độ, tính chất và hiệu quả.

2.4.2. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế trong công nghiệp

2.4.2.1. Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (đối tượng trao đổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay vẫn giữ vị trí trung tâm do kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng đều được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hóa – tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ quốc gia, đó là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 9

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng…).

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa vô hình (bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các thiết bị kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác…)

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu, người ta nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba, như vậy ở đây có cả hoạt động mua và bán. Còn trong hoạt động chuyển khẩu, không có hành vi mua bán mà chỉ thực hện các dịch vụ vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản…


- Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này, hàng hóa và dịch vụ chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế…

2.4.2.2. Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công

Gia công quốc tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các nước. Tùy theo vai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia công mà gia công quốc tế được chia thành hai loại: gia công thuê cho doanh nghiệp nước ngoài và thuê doanh nghiệp nước ngoài gia công.

Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhận gia công thuê cho nước ngoài. Với các nước đang phát triển. gia công cho nước ngoài có ý nghĩa quan trọng với quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa vì nhờ có gia công sẽ giải quyết nhiều việc làm, tạo được ngoại tệ, tiếp cận với thị trường nước ngoài và tiếp nhận được công nghệ tiên tiến. Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển từ gia công cho nước ngoài thành xuất khẩu trực tiếp và tiến tới thuê nước ngoài gia công cho mình.

2.4.2.3. Đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời.

Trong đầu tư quốc tế, thường có hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng phối hợp để triển khai một dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Khác với hoạt động thương mại quốc tế có thể chỉ diễn ra theo từng vụ việc, đầu tư quốc tế là một quá trình được kéo dài, có trường hợp tới 50 năm hoặc lâu hơn. Vốn đầu tư quốc tế có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiền mặt, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa… Lợi ích do hoạt động đầu tư mang lại thường là lợi ích về kinh tế, đồng thời còn có cả lợi ích chính trị, văn hóa – xã hội, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái…

Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Đầu tư tư nhân được thực hiện dưới 3 hình thức:

- Đầu tư trực tiếp: chủ sở hữu đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành, hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại…


- Đầu tư gián tiếp: chủ đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp ở nước sở tại để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

- Tín dụng thương mại: cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay dài hạn với những ưu đãi cao về lãi suất và thời gian hoàn vốn của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB…) và các tổ chức phi chính phủ dành cho một nước. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài (các nhà tài trợ).

2.4.2.4. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ

Bao gồm việc chuyên môn hóa và hợp tác ở tầm quốc tế giữa các tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm, trong đào tạo cán bộ,…

Việc chuyên môn hóa có thể diễn ra theo các ngành, trong nội bộ từng ngành (theo từng sản phẩm), theo chi tiết sản phẩm và theo quy trình công nghệ. Chuyên môn hóa theo các ngành diễn ra khi có sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên, sự chênh lệch đáng kể về trình độ công nghệ, trong đó mỗi quốc gia sẽ tập trung vào những ngành mà bản thân họ có điều kiện sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Chuyên môn hóa theo chi tiết sản phẩm và theo quy trình công nghệ đòi hỏi sự tương đồng về trình độ công nghệ trong đó mỗi bên chịu trách nhiệm chế tạo một số chi tiết sản phẩm hoặc từng giai đoạn nhất định trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng. Đây là việc chuyên môn hóa theo chiều sâu và nó cho thấy thế mạnh công nghệ của từng quốc gia. Chuyên môn hóa thường gắn liền với hiệp tác hóa vì đây là hai mặt của một vấn đề.

Quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác hóa trong sản xuất gắn liền với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ và quá trình phát triển của các công ty đa quốc gia. Những công ty lớn có chi nhánh ở hàng chục quốc gia có khả năng thực hiện quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác hóa ăn khớp trên những phạm vi rộng lớn. Đặc biệt sự ra đời của các khối liên kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của chuyên môn hóa và hiệp tác hóa quốc tế trong sản xuất.

- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ

Đây là một loại hình hoạt động bao gồm các hình thức phối hợp giữa các nước để cùng nhau tiến hành nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm, trao đổi kết quả nghiên cứu, thông tin về khoa học công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ là một đòi hỏi khách quan trong thời đại ngày nay vì không một quốc gia nào có khả năng tự mình giải quyết mọi vấn đề khoa học công nghệ mà thực tiễn đạt ra. Khoa học công


nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và những thành tựu của nó trở thành tài sản chung của nhân loại.

- Chuyển giao công nghệ

Do hàng hóa công nghệ có những đặc điểm riêng, nên hoạt động chuyển giao công nghệ không chỉ là một hoạt động mua bán đơn thuần. Quá trình chuyển giao công nghệ phải giải quyết các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và pháp lý thì mới bảo đảm cho việc chuyển giao đạt kết quả mong muốn. Việc chuyển giao công nghệ không chỉ đơn thuần là việc mua bán máy móc thiết bị. Đó mới chỉ là phần cứng của công nghệ đã được vật chất hóa, có giá cả xác định và được mua bán theo mối quan hệ thương mại thông thường. Công nghệ còn có cả phần mềm bao gồm các kiến thức khoa học, các công thức và bí quyết kỹ thuật… Đó là hàng hóa vô hình và khó xác định được chính xác giá cả.

Các dạng khác nhau của công nghệ và quyền sử dụng chúng vào sản xuất được phản ánh bằng các khái niệm: kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bằng bảo hộ sáng chế, giấy phép sử dụng…

2.5. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Môi trường tự nhiên bao gồm: Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng lớp khí khác nhau; Thủy quyển gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương; Địa quyển là lớp vỏ trái đất bao gồm bề mặt trái đất cùng với sự sống và các tài nguyên thiên nhiên…

Giữa con người và môi trường có mối quan hệ gắn bó hữu cơ rất chặt chẽ. Con người không thể tồn tại nếu thiếu môi trường tự nhiên và ngược lại, môi trường ở trạng thái phát triển hiện đại cũng không thể tồn tại nếu như không có sự tác động một cách có ý thức và sáng tạo của con người. Hoạt động sản xuất, con người đã tác động vào môi trường tự nhiên, biến tự nhiên thành của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình. Thông qua hoạt động sản xuất, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã hình thành hệ thống cơ bản “sản xuất – môi trường”.

Môi trường tự nhiên cung cấp và đảm bảo không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp, là cơ sỏa nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Những tài nguyên tự nhiên được dùng là cơ sở nguyên liệu công nghiệp: nguồn tài nguyên có thể tái sinh, là các loại động, thực vật; nguồn tài nguyên không tái sinh, là các loại tài nguyên khoáng sản; nguồn tài nguyên tí thay đổi sử dụng cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau như nước, không khí, đất và nguồn tài nguyên tiềm năng hay còn gọi là nguồn tài nguyên trong tương lai. Trong các loại tài nguyên thiên nhiên, một số loại có thể tái sinh dễ dàng, một số loại khác lại không


thể tái sinh được nhưng tất cả đều là những nguồn tài nguyên khan hiếm trong quá trình sản xuất.Vì vậy, bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế.

2.5.1. Quá trình phát triển công nghiệp và những tác động đến môi trường

2.5.1.1. Các giai đoạn phát triển công nghiệp và những biến động môi trường

Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất to lớn đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự phát triển các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế. Quá trình công nghiệp tạo ra những vòng tuần hoàn, chu chuyển mới của vật chất năng lượng trong hệ thống “sản xuất – môi trường”. Các doanh nghiệp công nghiệp luôn tồn tại phát triển trong môi trường nhất định, khai thác sử dụng và biến đổi môi trường. Sản xuất công nghiệp là quá trình biến đổi vật chất từ dạng tự nhiên của nó thành dạng vật chất có giá trị sử dụng khác nhau. Nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác được trong môi trường tự nhiên sử dụng trong sản xuất được biến đổi thành sản phẩm nhưng không phải tất cả các tài nguyên khai thác được, sản xuất công nghiệp đều biến thành sản phẩm có ích cho tiêu dùng mà một phần quay trở lại tự nhiên dưới dạng chất thải công nghiệp. Lượng chất thải này phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp và trình độ công nghệ dùng trong quá trình sản xuất đó.


Môi trường tài nguyên Sản phẩm công nghiệp Chất thải công nghiệp


Sản phẩm có ích


Quá trình tiêu dùng


Chất thải

Sơ đồ 2.2. Vòng chu chuyển trong hệ thống “sản xuất – môi trường”

Quá trình phát triển công nghiệp dẫn đến những thay đổi của môi trường với quy mô, cường độ và tốc độ ngày càng lớn. Công nghiệp là một trong những ngành có tác động làm biến đổi nhanh chóng môi trường sinh thái. Trong quá trình phát triển của loài người, những tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường có thể chia thành các giai đoạn sau:


Giai đoạn 1: nền văn minh nông nghiệp. Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường rất ít do quy mô và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp cũng như khả năng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé. Sản xuất kiểu thủ công gia đình phân tán nhỏ lẻ mới chỉ sử dụng một lượng nhỏ các nguồn tài nguyên môi trường làm đầu vào cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Đầu ra dưới dạng phế thải quy mô nhỏ, sự tích tụ vào môi trường chưa vượt quá khả năng tự tái tạo của môi trường tự nhiên. Mối quan hệ cân bằng tự nhiên được duy trì trong suốt thời kỳ dài, con người sống chủ yếu dựa vào tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên.

Giai đoạn 2: bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất công nghiệp. sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất với đại diện là nền sản xuất công nghiệp hiện đại ứng dụng những công nghệ tiên tiến và mới nhất. Ở nhiều quốc gia, quá trình phát triển công nghiệp trong giai đoạn này đồng nghĩa với quá trình công nghiệp hóa. Kết quả là đưa công nghiệp trở thành ngành chủ đạo trong nền kinh tế với quy mô và tốc độ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Con người vượt qua được những lệ thuộc vào tự nhiên nhưng đồng thời cũng tăng cả về quy mô, cường độ và tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển của cải vật chất phục vụ cho đời sống. Xét về môi trường trong thời kỳ này là thời kỳ giảm nhanh nhất khả năng tự tái tạo của tự nhiên. Hệ quả tất yếu là nguồn tài nguyên bị suy kiệt, nguồn rác thải lớn tích tụ nhiều gây hậu quả nghiêm trọng đến những biến đổi của các quy luật cân bằng tự phá vỡ hệ cân bằng tự nhiên.

Giai đoạn 3: quá trình toàn cầu hóa. Được diễn ra toàn diện trong mọi lĩnh vực mà trước tiên là hoạt động thương mại, lực lượng sản xuất phát triển với nền công nghiệp hiện đại được trang bị công nghệ tiên tiến vượt xa các giai đoạn trước đây, nâng cao khả năng khai thác tự nhiên cả tốc độc ứng dụng công nghệ mới chưa từng có. Sự phát triển của văn minh nhân loại đến một giai đoạn mới, nhận thức được vai trò của môi trường đến sự tồn tại và phát triển của chính loài người. Sự phát triển công nghiệp đã bước đầu được hoạch định với những chiến lược và chính sách có tính toàn cầu với những ràng buộc chung để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa góp phần tái tạo, gìn giữ và phát triển môi trường. Giai đoạn này với những đặc trưng cơ bản là phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững và đang được hợp tác của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế trong bảo vệ môi trường nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài bền vững trong tương lai.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do quy luật phát triển không đồng đều giữa các quốc gia, các nước đang phát triển còn nằm trong thời kỳ công nghiệp hóa nên không tránh khỏi tập trung ưu tiên cho các chiến lược phát triển sản xuất, tăng tốc độ phát


triển kinh tế trong khi môi trường được coi là thứ yếu. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa với sự tăng tốc độ phát triển công nghiệp cũng đồng nghĩa với việc khai thác ồ ạt nguồn tài nguyên tự nhiên. Hậu quả từ công nghiệp hóa đến môi trường là bóp méo các quan hệ tự nhiên vốn có. Nếu chính phủ các nước không có biện pháp và sự quan tâm thích đáng đến môi trường để phát triển tái tạo nguồn tài nguyên thì ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến môi trường là rất lớn.

2.5.1.2. Những tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường sinh thái

Bắt đầu từ cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, những phát mình công nghệ mới ứng dụng trong công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình khai thác, biến đổi nguồn tài nguyên thành của cải vật chất. Lượng sản phẩm sản xuất ra tăng nhanh cả về tốc độ, quy mô và chủng loại. Con người đang được hưởng những lợi ích kinh tế to lớn từ phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, những hệ quả do phát triển công nghiệp quá nhanh không tính tới đầy đủ các yêu cầu duy trì khả năng tái tạo của môi trường đang đặt con người trước những thách thức to lớn. Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

- Sự phát triển công nghiệp là nhân tố gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự cạn kiệt, suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên, trong đó kể cả những nguồn tài nguyên tưởng như vô tận sẵn có xung quanh rất thiết yếu cho đời sống hàng ngày như không khí, nước sạch cũng đang trở nên khan hiếm. Những tài nguyên có khả năng tái sinh theo quy luật sinh học của tự nhiên đã không theo kịp với tốc độ khai thác sử dụng chúng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật trên trái đất. Nguồn gen quý hiếm đại diện cho sự sống trên trái đất ngày càng suy giảm đến mức báo động. Hệ thống rừng bị khai thác thái quá dẫn đến đất trống, đồi trọc, sa mạc hóa. Các nguồn tài nguyên khoáng sản suy giảm nhanh chóng về trữ lượng, nhiều loại chỉ còn rất ít và nguy cơ không còn nữa trong tương lai không xa nếu cứ duy trì tốc độ khai thác như hiện nay.

- Ô nhiễm môi trường nặng nề gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Chất thải công nghiệp đang là một trong những nguồn chính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Lượng oxy và nguồn nước sạch giảm, các loại khí độc hai tăng nhanh dẫn đến hủy diệt môi trường sống của sinh vật. Nhiều loại vật liệu tự nhiên qua hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến làm tăng tính năng, tác dụng và độ bền của chúng nhưng khả năng tự phân hủy lại rất thấp. Lượng phế thải công nghiệp và phế thải sinh hoạt khó bị phân hủy, độc hại tích tụ dồn nén ngày càng nhiều là một nhân tố lớn gây nên tình trạng quá tải so với sức chịu đựng của môi trường và trở thành nguồn ô nhiễm nặng nề, hủy diệt các chất hữu cơ, đe dọa đến sự phát triển của con người.


- Mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng do khai thác, sử dụng thiếu ý thức môi trường và lạm dụng tài nguyên tự nhiên. Những thảm họa môi trường như bão lụt, động đất, sóng thần, lốc xoáy, mưa axit… thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn cho con người. Sự mất cân bằng sinh thái là nguy cơ lớn nhất đe dọa môi trường sống của con người.

- Tầng ozon suy giảm nghiêm trọng dẫn đến hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất tăng, khí hậu thay đổi, nước biển dâng cao… Những quy luật tự nhiên bị phá vỡ, biến dạng; môi trường sinh thái phát triển không bền vững.

- Diện tích đất tự nhiên, cây xanh, thảm thực vật bị thu hẹp. Cảnh quan môi trường sinh thái bị phá vỡ, biến dạng môi trường và thay đổi những quy luật tự nhiên.

Phát triển sản xuất công nghiệp để gia tăng của cải phục vụ nhu cầu của con người, nâng cao mức sống vật chất thông qua thiết bị tiện nghi trang bị cho đời sống của con người trong cuộc sống ngày càng nhiều, đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ hủy diệt môi trường sống làm cho chất lượng cuộc sống có thể giảm đi. Những tác động tiêu cực do ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp, khai thác thái quá tài nguyên môi trường mà không tính đến những yêu cầu duy trì và tái tạo môi trường sinh thái sẽ là thảm họa đối với hành tinh.

2.5.2. Những biện pháp phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

2.5.2.1. Phát triển công nghiệp với đảm bảo phát triển môi trường sinh thái bền vững

Phát triển công nghiệp với đảm bảo phát triển môi trường sinh thái bền vững thể hiện thông qua các điểm chủ yếu sau:

- Phát triển công nghiệp gắn với môi trường nhằm tạo điều kiện sống cho con người tốt hơn và đạt được sự cân bằng sinh thái giữa con người với môi trường.

- Phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo duy trì sự phát triển cho tương lai và cho thế hệ mai sau. Vừa thúc đẩy phát triển công nghiệp trước mắt phục vụ cho những mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.

- Đảm bảo sự hài hòa, phù hợp giữa yêu cầu của thiên nhiên và những nhu cầu thiết yếu của con người về sản phẩm công nghiệp cung cấp, sự lành mạnh của môi trường.

- Phát triển công nghiệp trong quan hệ cân đối hài hòa với nguồn tài nguyên môi trường sẵn có. Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện nhắm vào việc sử dụng tài nguyên bền vững cũng như sự tiếp nhận công bằng đối với các yếu tố của môi trường sinh thái.

- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tất cả các dân tộc, quốc gia trên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022