BÀI ĐỌC THÊM
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian.
Xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành sử dụng lao động nhiều nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong tương lai gần Việt Nam khó có thể chuyển đổi năng lực công nghệ để nâng lên mức cao hơn trong thang giá trị gia tăng toàn cầu.
Xem xét xuất khẩu không thể tách rời xem xét nhập khẩu. Tại Việt Nam, nhập khẩu nguyên phụ liệu và công nghệ góp tỷ trọng lớn trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu. Điều này phản ánh năng lực ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam là vô cùng yếu. Tăng trưởng xuất khẩu mà không nhìn vào thực trạng và năng lực sản xuất hiện tại, thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ để thấy rằng, càng muốn gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thô và căn bản, nền kinh tế càng trở lên dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). Năm thị trường chính là Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN chiếm tỷ trọng tới 70% trong tổng giao dịch thương mại với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thặng dư thương mại với thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu, Nhật Bản thì có khi thăng dư có khi thâm hụt, còn lại là thâm hụt và nhập siêu nghiêm trọng từ thị trường Trung Quốc và ASEAN. Như vậy, chúng ta đang lấy thặng dư từ Mỹ và Liên minh Châu Âu để bù đắp cho thâm hụt từ Trung Quốc và ASEAN. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên phụ liệu mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ kỹ của thế giới, điều này dẫn đến việc càng khó tăng năng suất trong tương lai cũng như khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong những năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu đã khuyến khích áp dụng các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phương pháp sản xuất thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông
thôn. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam phải chuyển đổi từ các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động sang các ngành mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao đang là một bài toán chưa có lời giải. Những ngành xuất khẩu hiện tại càng bền vững thì khả năng chuyển đổi càng khó khăn. Chuyển đổi mà không suy nghĩ đến việc toàn dụng lao động và dịch chuyển lao động sang các ngành mới thì thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo những hệ lụy về an ninh và bất ổn xã hội hơn nữa.
Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
Xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành cho thấy khu vực nông lâm thủy sản luôn xuất siêu, còn khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu. Để gia tăng hàm lượng trị giá cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, vấn đề khó khăn không phải là công nghệ sản xuất thực phẩm hoặc hàng chế biến, mà chính là khó khăn về khâu tiếp thị và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Nông nghiệp đang là ngành tạo ra ngoại tệ để phục vụ hoạt động của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đối với các ngành hàng dệt may, giày dép, điện tử thì xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu và các sản phẩm phụ trợ. Nếu tăng xuất khẩu các ngành này, nhập khẩu cũng gia tăng tương ứng. Các mặt hàng muốn chuyển từ phân đoạn bán sản phẩm mang tính gia công với chi phí thấp sang thành các sản phẩm khác biệt hóa, có thương hiệu trực tiếp tại thị trường nhập khẩu sẽ vô cùng khó khăn và đòi hỏi đầu tư lớn mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu. Điều này là không thể đối với quy mô và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng nguy hiểm hơn nữa khi việc lệ thuộc vào sản phẩm đầu vào từ nước ngoài kéo theo hệ lụy là Việt Nam không có quyền tác động đến mức giá và khối lượng đầu vào từ
nguồn cung. Trong trường hợp nguồn cung tăng giá hoặc hạn chế số lượng, sẽ phá vỡ mô hình sản xuất dựa trên lao động và giá rẻ của Việt Nam hiện nay.
Muốn phát triển xuất khẩu trong dài hạn, Việt Nam cần chiến lược tái cấu trúc cơ cấu ngành sản xuất, thực hiện chiến lược nhập khẩu đúng đắn. Mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu của Việt Nam cần tăng hàm lượng công nghệ của khu vực xuất khẩu, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ gắn kết chặt chẽ với mạng lưới sản xuất và chuyển giao công nghệ toàn cầu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Qua khái niệm và những đặc trưng cơ bản của công nghiệp, hãy phân tích những dấu hiệu cơ bản để nhận biết hoạt động sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề đó.
2. Trình bày căn cứ, nội dung và tác dụng của mỗi cách phân loại công nghiệp?
3. Trên cơ sở vai trò của công nghiệp, phân tích vai trò của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
4. Phân tích thực chất, nội dung và điều kiện phát huy vai trò của công nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Lấy ví dụ thực tế để minh họa những kết quả tích cực và những hạn chế trong việc phát huy vai trò của công nghiệp ở Việt Nam
5. Có những mô hình chiến lược phát triển công nghiệp nào? Chiến lược thay thế nhập khẩu và chiến lược khuyến khích xuất khẩu có những lợi thế và hạn chế gì?
6. Vận dụng các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp, phân tích cơ sở lựa chọn, nội dung của mô hình chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam?
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển. Công nghiệp là lĩnh vực có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát huy được vai trò của mình, công nghiệp phải được xây dựng với trình độ ngày càng hiện đại với cơ cấu hợp lý và có hiệu quả.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, quản lý công nghiệp đòi hỏi phải có sự phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những hoạt động mang tính tác nghiệp đó nếu không dựa vào mục tiêu và phương hướng phát triển dài hạn sẽ dẫn đến sự chắp vá và kém hiệu quả. Bởi vậy, tất cả các nước, từ những nước công nghiệp phát triển tới những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa đều hết sức coi trọng việc hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp.
2.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp
Thuật ngữ chiến lược bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự, sau này được vận dụng vào lĩnh vực quản lý kinh tế với nội hàm thích hợp:
- Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng cả một thời kỳ của cuộc đấu tranh chính trị xã hội (Từ điển tiếng Việt).
- Chiến lược là đường hướng hoặc kế hoạch kết hợp các mục tiêu lớn, chính sách và các chương trình hành động thành một thể thống nhất (Quinn 1980).
- Chiến lược là kế hoạch, mưu lược, mẫu hình vị thế và tầm nhìn (Mintzberg, 1987).
Có thể kết luận: Chiến lược là công cụ quản lý có tính định hướng căn bản cho một giai đoạn, gồm nhiều bộ phận hợp thành, phản ánh các mục tiêu cho một giai đoạn cũng như từng phân kỳ; những điều kiện thực hiện mục tiêu, các nguồn lực cơ bản cần tạo ra và sử dụng; hướng hoàn thiện các công cụ, các giải pháp quản lý; cùng với các mục tiêu về chính trị - xã hội – dân tộc.
Do vậy, có nhiều quan niệm về chiến lược phát triển công nghiệp, nhưng ở góc độ tổng quát có thể coi hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp là một quá trình xác định mục tiêu, phương hướng dài hạn của hệ thống công nghiệp và những giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu, phương hướng ấy. Nói cách khác, thực chất của hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp là xác định trạng thái tương lai của công nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái tương lai ấy. Khoảng thời gian mà chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định là từ 5 năm, 10 năm, 20 năm. Tùy theo độ
dài thời gian chiến lược, các mục tiêu, phương hướng và giải pháp trong chiến lược có thể được xác định với những mức độ cụ thể và chi tiết khác nhau.
Xét mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp, chiến lược phát triển công nghiệp bao gồm:
- Chiến lược phát triển chung của toàn bộ hệ thống công nghiệp: xác định định hướng chung về phát triển công nghiệp và một số ngành trọng yếu; về phát triển các khu công nghiệp tập trung; tốc độ phát triển công nghiệp và tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Nội dung này thường được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương.
- Chiến lược phát triển của mỗi ngành công nghiệp chuyên môn hóa (ngành kinh tế - kỹ thuật): xác định rò vị trí của mỗi ngành, định hướng phát triển những sản phẩm chủ yếu của mỗi ngành và những giải pháp cơ bản đảm bảo phát triển ngành (đầu tư, thị trường, công nghệ, lao động, hợp tác quốc tế…)
- Chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp công nghiệp: chiến lược sản xuất kinh doanh (xác định mục tiêu phát triển kinh doanh, phương hướng phát triển sản phẩm, thị trường…), chiến lược tài chính (các phương hướng đảm bảo tài chính cho đầu tư phát triển).
Xét về nội dung, chiến lược phát triển công nghiệp thường bao hàm những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp: vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân; quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp; cơ cấu công nghiệp (theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo vùng); trình độ trang bị kỹ thuật; khai thác các nguồn lực và lợi thế; tác động của công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,… Điều quan trọng trong phân tích thực trạng phát triển công nghiệp là xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của công nghiệp trên cơ sở so sánh đối chứng cả về mặt thời gian (so sánh với quá khứ) và không gian (so sánh với các nước trong khu vực và so với trình độ chung của thế giới).
- Phân tích các điều kiện phát triển công nghiệp trên một số mặt chủ yếu: đánh giá lại các nguồn lực và lợi thế cho phát triển công nghiệp; dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ và xu thế vận động của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; phân tích bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp… Trên cơ sở phân tích các điều kiện phát triển công nghiệp và những dự báo tương lai, cần xác định rò những cơ hội và thách thức với công nghiệp của đất nước.
- Xác định hệ thống các quan điểm cơ bản làm nền tảng định hướng phát triển công nghiệp. Hệ thống quan điểm này được xác định trên cơ sở các quan điểm định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một nội dung trọng yếu của
chiến lược phát triển công nghiệp. Bởi lẽ, nếu xác định sai các quan điểm phát triển sẽ không thể xác định đúng được các nội dung về định hướng phát triển các ngành công nghiệp và các giải pháp cơ bản cần thực hiện.
- Hệ thống các mục tiêu chiến lược cần phải đạt được trong hạn định thời gian chiến lược. công nghiệp là bộ phận giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, sự phát triển công nghiệp phải hướng tới góp phần tích cực nhất vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của cả đất nước, như phát triển tiền lực kinh tế của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp vào tích lũy, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái… Những mục tiêu phát triển công nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu định lượng như: tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, giá trị gia tăng, tốc độ phát triển chung của công nghiệp, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu…
- Các giải pháp chiến lược cơ bản cần tiến hành để thực hiện mục tiêu chiến lược đã xác định. Khả năng thực hiện các mục tiêu chiến lược phụ thuộc ở mức độ quan trọng vào sự hợp lý của các giải pháp ấy. Với tính chất của giải pháp chiến lược, nội dung của chúng chỉ là định dạng những vấn đề tổng quát cơ bản nhất cần thực hiện, những vấn đề này sẽ được cụ thể hóa trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược. Thông thường, những giải pháp sau đây được coi là quan trọng nhất:
+ Xác định sơ đồ phân bố công nghiệp theo các vùng lãnh thổ;
+ Chính sách phát triển các thành phần kinh tế trong công nghiệp và phương hướng liên kết các thành phần kinh tế;
+ Chính sách phát triển khoa học công nghệ;
+ Chính sách huy động và bảo đảm nguồn lực cho phát triển công nghiệp (phương hướng đầu tư, nguồn nhân lực, nguồn vốn, hợp tác quốc tế, tổ chức quản lý…).
2.1.2. Phân loại chiến lược phát triển công nghiệp.
- Xét theo thị trường căn bản:
+ Chiến lược phát triển hướng ngoại (hướng về xuất khẩu)
+ Chiến lược phát triển hướng nội (thay thế nhập khẩu)
- Xét theo mức độ ưu tiên về đầu tư và tạo lợi thế tương quan:
+ Chiến lược phát triển từ thượng lưu xuống hạ lưu
+ Chiến lược phát triển từ hạ lưu lên thượng lưu
+ Chiến lược phát triển toàn bộ
+ Chiến lược phát triển theo công đoạn
- Xét theo mức độ ưu tiên các tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu:
+ Chiến lược đáp ứng nhu cầu cơ bản
+ Chiến lược phát triển đa dạng
- Xét theo mức độ tác động của chính phủ
+ Chiến lược phát triển áp đặt hành vi
+ Chiến lược phát triển hỗn hợp
* So sánh chiến lược phát triển hướng nội và phát triển hướng ngoại
Đây là hai loại hình chiến lược được nhiều nước lựa chọn làm chiến lược căn bản sau khi đã nỗ lực thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.1: So sánh một số nội dung của hai chiến lược
Chiến lược phát triển hướng nội | Chiến lược phát triển hướng ngoại | |
1. Xét về thị trường | - Lấy thị trường nội địa làm căn bản để xác định cơ cấu sản xuất và các ưu tiên trong chính sách,… | - Lấy thị trường bên ngoài làm căn bản để xác định cơ cấu sản xuất và các ưu tiên trong chính sách,… |
2. Đặc trưng về cơ cấu và | - Sau khi tập trung phát | - Tập trung vào một số |
phương thức vận động | triển các ngành để đáp ứng | ngành có sức cầu lớn ở |
nhu cầu cơ bản chuyển | bên ngoài về quy mô và | |
sang phát triển đa dạng về | tốc độ mà nền kinh tế có | |
mặt hàng và cấp độ kỹ | lợi thế | |
thuật | ||
- Thường phát triển từ | - Phương thức vận động | |
thượng lưu xuống hạ lưu | không rò nét nếu xét trong | |
trung hạn | ||
3. Các ưu tiên trong chính | - Có hệ thống chính sách | - Phối hợp chính sách tạo |
sách | giải pháp bảo hộ bảo trợ, | lợi thế tương đối cho các |
tạo lợi thế tương đối cho | ngành hướng ngoại và | |
các ngành hướng nội | khuyến khích xuất khẩu | |
- Khuyến khích nhập hàng | - Tăng cường phối hợp về | |
đầu tư so với hàng tiêu | chính sách với các nước, | |
dùng | các tổ hợp tài chính-kinh | |
tế quốc tế | ||
4. Mặt tích cực | - Đầu tư chính phủ có vai | - Tốc độ tăng trưởng và |
trò dẫn dắt, khơi gợi đầu | hiệu quả cao, cho phép | |
tư và lấp lỗ trống thiếu hụt | cân bằng có hiệu quả sản | |
về hàng hóa, dịch vụ | xuất với tiêu dùng cuối | |
- Tạo nhiều việc làm | - Cơ cấu mặt hàng-kỹ | |
- Cho phép kết hợp tăng | thuật linh hoạt với từng |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 1
- Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 2
- Công Nghiệp Là Nhân Tố Chủ Yếu Góp Phần Thực Hiện Những Nhiệm Vụ Kinh Tế - Xã Hội Của Đất Nước
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp
- Một Số Xu Thế Chung Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp
- Phương Hướng Đổi Mới Công Nghệ Trong Công Nghiệp