MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP 1
1.1. CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1
1.1.1. Khái niệm công nghiệp 1
1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của công nghiệp 2
1.2. PHÂN LOẠI CÔNG NGHIỆP 5
1.2.1. Phân loại công nghiệp thành 2 ngành sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng 6
1.2.2. Phân loại công nghiệp thành hai nhóm ngành khai thác và chế biến 6
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 2
- Công Nghiệp Là Nhân Tố Chủ Yếu Góp Phần Thực Hiện Những Nhiệm Vụ Kinh Tế - Xã Hội Của Đất Nước
- Nội Dung Của Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
1.2.3. Phân loại công nghiệp thành các ngành công nghiệp chuyên môn hóa 7
1.2.4. Phân loại công nghiệp dựa vào hình thức sở hữu 7
1.2.5. Phân loại công nghiệp thành công nghiệp hiện đại và thủ công nghiệp 8
1.3. TÍNH QUY LUẬT CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 8
1.4. VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 11
1.5. CÁC MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 14
1.5.1. Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu (hướng nội) 14
1.5.2. Mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu (hướng ngoại) 17
1.5.3. Mô hình chiến lược hỗn hợp (trung hòa) 20
BÀI ĐỌC THÊM 21
CÂU HỎI ÔN TẬP 24
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 25
2.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 25
2.1.1. Nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp 25
2.1.2. Phân loại chiến lược phát triển công nghiệp 27
2.1.3. Vị trí của chiến lược phát triển công nghiệp 29
2.1.4. Mục tiêu phát triển công nghiệp 31
2.2. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP 33
2.2.1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu công nghiệp 33
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 35
2.2.3. Một số xu thế chung của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 41
2.3. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 43
2.3.1. Thực chất, vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ 43
2.3.2. Đánh giá công nghệ trong công nghiệp 48
2.3.3. Lựa chọn phương hướng, trình độ và phương thức đổi mới công nghệ 54
2.3.4. Chuyển giao công nghệ 56
2.4. TỔ CHỨC CÁC QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 59
2.4.1. Thực chất và vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế 59
2.4.2. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế trong công nghiệp 61
2.5. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 64
2.5.1. Quá trình phát triển công nghiệp và những tác động đến môi trường 65
2.5.2. Những biện pháp phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 68
BÀI ĐỌC THÊM 73
CÂU HỎI ÔN TẬP 76
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
CÔNG NGHIỆP 77
3.1. CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG HÓA KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP 77
3.1.1. Thực chất và các hình thức chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp ..77
3.1.2. Đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp 80
3.1.3. Kết hợp phát triển chuyên môn hóa sản xuất và mở rộng đa dạng hóa kinh doanh 82
3.2. TẬP TRUNG HÓA VÀ ĐO LƯỜNG QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 86
3.2.1. Thực chất và các hình thức tập trung hóa sản xuất 86
3.2.2. Quy mô và các chỉ tiêu đo lường quy mô doanh nghiệp 89
3.3. TỔ CHỨC LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP 96
3.3.1. Thực chất, vai trò và các cách phân loại hoạt động liên k ết kinh tế trong công nghiệp 96
3.3.2. Tổ chức hoạt động liên kết kinh tế của các doanh nghiệp công nghiệp 100
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng và những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ 105
3.4. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP 107
3.4.1. Sản phẩm và thị trường sản phẩm công nghiệp 107
3.4.2. Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp 112
3.5. SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG SẢN XUẤT 115
3.5.1. Nguồn nhân lực 115
3.5.2. Nguồn nguyên liệu trong sản xuất 117
3.5.3. Quản lý tài chính trong sản xuất 118
BÀI ĐỌC THÊM 122
CÂU HỎI ÔN TẬP 124
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 125
4.1. SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 125
4.1.1. Sản phẩm 125
4.1.2. Chất lượng sản phẩm 126
4.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 130
4.2.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng 130
4.2.2. Giới thiệu một số mô hình quản lý chất lượng 138
4.3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO – 9000 141
4.3.1 Giới thiệu và các nguyên tắc quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO – 9000...141
4.3.2 Các bước tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng ISO - 9000 152
4.3.3. Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000 154
4.3.4. Các bước áp dụng ISO 9000 tại doanh nghiệp 154
4.3.5. Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng 156
4.4. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN 156
4.4.1 Đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) .156
4.4.2. Các bước triển khai thực hiện TQM tại doanh nghiệp 164
4.5. LỰA CHỌN CÁCH THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÍCH HỢP ... 167
BÀI ĐỌC THÊM 169
CÂU HỎI ÔN TẬP 171
CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 172
5.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 172
5.1.1. Thực chất của quản lý nhà nước đối với công nghiệp 172
5.1.2. Đặc trưng của quản lý nhà nước với công nghiệp 174
5.2. YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG NGHIỆP 176
5.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước với công nghiệp 176
5.2.2. Yêu cầu của quản lý nhà nước với công nghiệp 178
5.3. NỘI DUNG CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 180
5.3.1. Chức năng định hướng phát triển công nghiệp 180
5.3.2. Chức năng tạo môi trường phát triển công nghiệp 181
5.3.3. Chức năng điều hòa và phối hợp hoạt động công nghiệp 182
5.3.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động công nghiệp 183
5.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 184
5.4.1. Các phương pháp quản lý nhà nước với công nghiệp 184
5.4.2. Các công cụ quản lý nhà nước với công nghiệp 188
5.5. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 197
5.5.1. Một số vấn đề chung 197
5.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý theo ngành công nghiệp 197
5.5.3. Tổ chức bộ máy theo lãnh thổ 198
5.5.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấu thành bộ máy quản lý nhà nước đối với công nghiệp 199
BÀI ĐỌC THÊM 200
CÂU HỎI ÔN TẬP 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP
Công nghiệp là bộ phận giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Xây dựng và phát triển công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải nắm và vận dụng được các quy luật của sự phát triển công nghiệp vào điều kiện cụ thể ở nước ta.
1.1. CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy;
- Chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông, lâm, ngư, nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu xã hội;
- Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của chúng.
Để thực hiện 3 hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác tài nguyên khoáng sản, động thực vật; các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm; các ngành công nghiệp dịch vụ sửa chữa.
Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt động khởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động này có nhiệm vụ cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động và điều kiện tự nhiên.
Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học, và sinh học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại nguyên liệu, hoạt động chế biến có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong chế biến công nghiệp, một loại sản phẩm thường được tạo thành từ những loại nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là kết quả của hoạt động chế biến nguyên liệu nguyên thủy và được sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã bảo đảm đủ các yêu cầu cần thiết cho sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.
Sửa chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng nhằm phục hồi giá trị sử dụng của một số loại máy móc, thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nhất định. Dịch vụ sửa chữa công nghiệp là loại hoạt động ra đời sau so với hoạt động khai thác và chế biến. Lúc đầu, hoạt động này được thực hiện trực tiếp bằng những người sử dụng máy móc và vật phẩm tiêu dùng. Sau đó, do quy mô yêu cầu sửa chữa tăng lên, hoạt động này được tách khỏi quá trình sử dụng trực tiếp và trở thành một lĩnh vực chuyên môn hóa do những bộ phận độc lập thực hiện. Sự phát triển dịch vụ sửa chữa giữ vị trí trọng yếu trong quá trình sản xuất, nó vừa đảm bảo tiết kiệm của cải vật chất, vừa là điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất của các ngành diễn ra bình thường và an toàn.
Chế biến công đoạn thứ n
Sản phẩm cuối cùng sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt
Nguồn nguyên liệu tái sinh
Phế thải trong tiêu dùng
Mối quan hệ giữa hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp được khái quát trong sơ đồ dưới đây.
Sửa chữa máy móc và vật phẩm tiêu dùng
Phế thải trong sản xuất
Chế biến công đoạn thứ 2,…i
Chế biến công đoạn thứ 1
Khai thác tài nguyên
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa công nghiệp
1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của công nghiệp
Quá trình sản xuất xã hội là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội,
các ngành sản xuất vật chất được phân chia thành nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng,… Song xét trên phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, còn các ngành kinh tế khác chỉ là dạng đặc thù của hai ngành này. Từ đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp trên hai mặt kỹ thuật sản xuất và kinh tế - xã hội của sản xuất.
1.1.2.1. Các đặc trưng về kỹ thuật sản xuất của công nghiệp
- Đặc trưng về công nghệ sản xuất.
Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng các quá trình sinh học thể hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hóa học (làm đất, bón phân, sử dụng các chế phẩm hóa học,…) chỉ là những tác động làm cây trồng và vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc thúc đẩy rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với mỗi ngành. Trong công nghiệp ngày nay, phương pháp công nghệ sinh học cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi đặc biệt là công nghệ thực phẩm.
- Đặc trưng về sự biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Sau mỗi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động – nguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, tính chất, nghĩa là từ một loại nguyên liệu sau mỗi chu kỳ sản xuất có thể được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác. Trong khi đó, quá trình sản xuất nông nghiệp, đối tượng lao động – các loại động, thực vật – có thể thay đổi hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất, người ta lại thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu với kích thước lớn hơn.
Nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp, ngoài việc thấy rò hơn khả năng của sản xuất công nghiệp, còn có ý nghĩa thiết thực với việc tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong công nghiệp.
- Về công dụng kinh tế của sản phẩm
Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thì sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản
xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các loại tư liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máy móc có trình độ hiện đại trong các ngành kinh tế. Do vậy, sự phát triển công nghiệp có tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư.
- Về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sản xuất
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn so với sản xuất công nghiệp. Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí hậu,… được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng vật nuôi phải đảm bảo thích ứng với điều kiện tự nhiên từng vùng. Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được. Trong khi đó, các ngành công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biến. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghiệp có thể phát triển mạnh ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Đặc trưng này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơn nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó.
1.1.2.2. Các đặc trưng về kinh tế - xã hội của công nghiệp
- Về trình độ xã hội hóa sản xuất
Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao. Một sản phẩm công nghiệp thường là kết tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thể cùng trong một tổ chức hoặc thuộc những tổ chức khác nhau được phân bố ở những địa điểm khác nhau, thậm chí ở các nước khác nhau. Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đến khâu tiêu thụ sản phẩm và thực hiện những dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuỗi liên kết có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Quan hệ liên kết này không chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành mà còn được thực hiện giữa các ngành khác nhau, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong phạm vi một nước mà còn ở phạm vi giữa các nước. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp ngày nay cũng đạt tới trình độ xã hội hóa nhất định, nhưng trình độ thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. Các khâu của quá trình sản xuất có thể được thực hiện trong phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở trong phạm vi hộ nông dân.
- Về đội ngũ lao động