Chức Năng Tạo Môi Trường Phát Triển Công Nghiệp


Để thực hiện một cách có hiệu quả vai trò định hướng phát triển đầu tư và kinh doanh của các chủ thể kinh tế của công nghiệp, Nhà nước phải sử dụng cá công cụ chính sách khác nhau. Đó là:

- Công cụ chiến lược và quy hoạch: xây dựng chiến lược phát triển hệ thống công nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp và chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và quy hoạch công nghiệp theo các vùng lãnh thổ.

- Công cụ kinh tế: ban hành hệ thống chính sách khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, tạo động lực hoặc các ràng buộc về mặt kinh tế với các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp.

- Công cụ hành chính: ban hành các thủ tục hành chính về cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào nhưng lĩnh vực Nhà nước khuyến khích đầu tư hoặc ràng buộc các nhà đầu tư phải bảo đảm đủ các điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

5.3.2. Chức năng tạo môi trường phát triển công nghiệp

Việc Nhà nước định hướng phát triển hoạt động đầu tư và kinh doanh công nghiệp mới chỉ giúp cho các nhà đầu tư xác định được mục tiêu cần đạt. Nếu trong kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư để thực hiện mục tiêu đó, thì trong cơ chế thị trường có sự tham gia của các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế, việc Nhà nước tạo môi trường thông thoáng, rò ràng và ổn định sẽ là điều kiện tối cần thiết để huy động các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thực hiện định hướng đã đề ra.

Môi trường kinh doanh, xét một cách tổng quát, là tổng hợp các yếu tố và điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu xem xét theo phạm vi của doanh nghiệp công nghiệp, môi trường kinh doanh gồm: môi trường nội bộ doanh nghiệp; môi trường ngành; môi trường kinh tế quốc dân;môi trường quốc tế. Nếu xét theo nội dung, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp (DNCN0) bao gồm: môi trường thể chế; môi trường kinh tế vĩ mô; môi trường chính trị-văn hóa-xã hội; môi trường khoa học công nghệ; môi trường sinh thái...

Các yếu tố và điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh tác động đồng thời đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có những yếu tố tạo thuận lợi, cả những yếu tố gây khó khăn cản chở với hoạt động kinh doanh, người quản lý phải biết đánh giá tác động tổng hợp các môi trường kinh doanh, xác định những giải pháp chủ động vượt qua những khó khăn cản trở để thúc đẩy phát triển công nghiệp theo định hướng đã xác định.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển kinh tế thị trường, sự ổn định của môi trường kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối, các yếu tố và điều kiện của môi trường kinh doanh thường thay đổi theo những chiều hướng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và với tốc độ khác nhau. Trong quản lý công nghiệp, điều quan trọng là phải dự báo được sự thay đổi của môi trường kinh doanh để có những biện pháp chủ động làm cho hoạt động của doanh nghiệp luôn thích ứng với điều kiện mới của môi trường. Tốc độ phản ứng với môi trường là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý công nghiệp.

Trừ những yếu tố và điều kiện thuộc môi trường nội bộ, các yếu tố và điều kiện của môi trường kinh doanh luôn là những yếu tố, điều kiện khách quan với doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể tạo ra chúng như mình mong muốn mà phải điều chỉnh hoạt động của mình cho thích ứng với môi trường kinh doanh. Nhưng trong các yếu tố, điều kiện của môi trường kinh doanh nhiều yếu tố, điều kiện lại là sản phẩm chủ quan của Nhà nước , như hệ thống pháp luật và sự hành xử của cơ quan quản lý nhà nước, các điều kiện kinh tế vĩ mô, tính ổn định về chính trị và xã hội... Với những yếu tố này, vấn đề quan trọng đặt ra cho Nhà nước là tránh sự chủ quan duy ý chí trong việc tạo các yếu tố, điều kiện của môi trường kinh doanh gây nên những khó khăn cản trở tới việc huy động các nguồn lực vào phát triển công nghiệp.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 24

5.3.3. Chức năng điều hòa và phối hợp hoạt động công nghiệp

Công nghiệp là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau có quan hệ tương hỗ với nhau. Tổ chức hợp lý mối liên hệ này là điều kiện bảo đảm cho từng bộ phận cũng như cho toàn bộ hệ thống công nghiệp vận hành có hiệu quả, trong điều kiện cơ chế thị trường, khi các quan hệ thị trường có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, sự tác động của Nhà nước thông qua việc thực hiện chức năng điều hòa và phối hợp các hoạt động công nghiệp có ý nghĩa to lớn với việc phát huy những tác động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, làm cho từng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, toàn bộ hệ thống công nghiệp vận hành nhịp nhàng, sự phát triển công nghiệp gắn bó chặt chẽ với các ngành và các lĩnh vực kinh tế -xã hội khác.

Chức năng điều hòa và phối hợp hoạt động công nghiệp trong quản lý nhà nước với công nghiệp biểu hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:

- Có cơ chế khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển quan hệ liên kết kinh tế với các hình thức đa dạng giữa các doanh nghiệp với nhau. Coi liên kinh tế là các thức hữu hiệu để tổ chức mối liên hệ sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.


- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Coi cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

- Tạo khung pháp lý để phát triển đa dạng các loai hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thích hợp với điều kiện của các chủ đầu tư và điều kiện cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực.

- Thông qua quy hoạch và chính sách đầu tư, điều hòa đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và các vùng lãnh thổ hướng tới hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế.

Cần chú ý rằng, khi thực hiện chức năng điều hòa và phối hợp các hoạt động công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với công nghiệp phải tôn trọng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước.

5.3.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động công nghiệp

Thực chất của hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong quản lý là việc so sánh, đối chiếu giữa thực trạng của đối tượng với chương trình, kế hoạch đặt ra, phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã định. Chức năng kiểm tra, kiểm soát vừa nằm cuối quá trình quản lý, đồng thời là một hoạt động nằm ngay trong mỗi chức năng quản lý nêu trên. Kiểm tra, kiểm soát là chức năng giữ vai trò trọng yếu của quản lý nhà nước với công nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường. Qua việc thực hiện chức năng này, cơ quan quản lý các cấp có thể phát hiện được các nguồn lực tiềm tàng chưa được huy động, những sai lệch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu của cả hệ thống công nghiệp. Qua kiểm tra, kiểm soát còn nắm được một cách sát thực các thô ng tin ngược từ đối tượng quản lý đến chủ thể quản lý để điều chỉnh chính các quyết định quản lý của chủ thể quản lý.

Trong quản lý nhà nước với công nghiệp, hệ thống kiểm tra, kiểm soát được cấu thành từ ba bộ phận:

- Bộ máy tổ chức và cán bộ thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát. Bộ máy bao gồm các cơ quan chuyên trách công tác kiểm tra kiểm soát của Nhà nước và các bộ phận chuyên trách công tác kiểm tra, kiểm soát ở mỗi cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Do vị trí đặc biệt quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát ,đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan, bộ phận này phải là những công chức có phẩm chất, năng lực và bản lĩnh cao.

- Các phương pháp và hình thức kiểm tra, kiểm soát. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, kiểm soát hết sức đa dạng. Xét theo quá trình thực hiện nhiệm vụ có:


kiểm tra trước khi triển khai thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ .xét theo phạm vi đối tượng kiểm tra có: kiểm tra toàn bộ tổ chức(doanh nghiệp); kiểm tra bộ phận trong tổ chức; kiểm tra cá nhân trong bộ phận. Xét theo tần suất có: kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất.

- Công cụ kiểm tra. Công cụ chủ yếu để thực hiện kiểm tra là hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước. Trong hoạt động kiểm tra, thông tin về đối tượng kiểm tra, các phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ kiểm tra cũng được coi là những công cụ trọng yếu để bảo đảm hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát.

Kiểm tra, kiểm soát là hoạt động bình thường của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nào. Song cũng không lạm dụng hoạt động kiểm tra, kiểm soát để tránh gây những cản trở hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các chức năng quản lý đó có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Sự quản lý nhà nước có nhiệm vụ ngừa và hạn chế những phát triển mất cân đối giữa các ngành kinh tế, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ.

Việc chuyển đổi từ lý thuyết bàn tay vô hình của A. Smith khẳng định vai trò quản lý kinh tế của nhà nước một nhà kinh tế học người Anh là F.M. Keynes đề xuất. Sau đó các nhà kinh tế học khác đã đi tới lý thuyết về kinh tế hỗn hợp với luận điểm phải kết hợp bàn tay của thị trường và của Nhà nước. Theo đó, có những việc nhà nước vẫn buộc phải đảm nhận một số lĩnh vực, không thể giao cho thị trường điều tiết được.

Như vậy, vai trò của nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng, có tác dụng chủ yếu bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao và một chức năng có tính quy luật.

Để thực hiện được chức năng của mình, nhà nước phải tổ chức một bộ máy quản lý tương ứng. Bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các chuyên ngành của công nghiệp, giữa các vùng lãnh thổ; bảo đảm cho công nghiệp phát triển trong mối quan hệ cân đối với các ngành kinh tế quốc dân khác; trên cơ sở đó đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng của công nghiệp nói riêng, của nền kinh tế quốc dân nói chung có được tốc độ cao.

5.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP

5.4.1. Các phương pháp quản lý nhà nước với công nghiệp

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam trước đây, trong nền kinh tế cũng như trong công nghiệp chỉ tồn tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (xí nghiệp quốc doanh) và các hợp tác xã thuộc sở hữu chung của tập thể những người lao


động. Nhà nước trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp bằng các kế hoạch mang tính pháp lệnh: Nhà nước giao các chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp công nghiệp, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm hoặc chỉ rò chỉ tiêu thực hiện của chúng. Các quan hệ thị trường gần như không được tính đến trong điều kiện kinh tế. Cơ chế vận hành của hệ thống công nghiệp được tóm tắt trong các sơ đồ dưới đây:

- Cơ chế vận hành và cơ chế tác động quản lý nhà nước đối với công nghiệp trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung sơ đồ 5.3.


Hệ thống chủ thể quản lý Nhà nước

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCN0

2 1 3



Doanh nghiệp cung ứng vật tư

Doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp công nghiệp

Sơ đồ 5.3. Quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung

(1). Tác động bằng hệ thống kế hoạch chỉ huy tập trung quan liêu

(2). Tác động bằng hệ thống văn bản hành chính, có tính chất theo “Lệ” thiếu hệ thống luật pháp.

(3). Tác động bằng chính sách kinh tế được xây dựng một cách duy ý chí, thiếu sự nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, tác động trực tiếp bằng các mệnh lệnh hành chính.

- Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp được đề cao. Trên cơ sở kế hoạch định hướng của Nhà nước và các quan hệ thị trường , các doanh nghiệp chủ động xác định nhiệm vụ kinh doanh, phải tự tìm mua các yếu tố sản xuất cần thiết trên thị trường và tự tổ chức tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra. Cơ chế vận hành của hoạt động công nghiệp được thể hiện trong sơ đồ 5.4:



S

D

Hệ thống chủ thể quản lý Nhà nước

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCN0

3


2 1


Thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố


Sơ đồ 5.4. Sự vận hành hoạt động công nghiệp trong cơ chế thị trường

(1). Tác động bằng hệ thống kế hoạch định hướng.

(2). Tác động bằng hệ thống luật và các văn bản hành chính dưới luật…

(3). Tác động bằng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô vào hoạt động thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu, thay đổi mức giá của hệ thống giá các yếu tố đầu vào và sản phẩm, để tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong bất kỳ cơ chế quản lý nào, Nhà nước cũng phải sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau để tác động đến đối tượng quản lý, hướng chúng vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân. Việc áp dụng các phương pháp quản lý phụ thuộc vào cơ chế quản lý và vai trò của Nhà nước trong mỗi cơ chế quản lý ấy. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước sử dụng các phương pháp quản lý phải bảo đảm tôn trọng quyền chủ động và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp công nghiệp, bảo đảm sự công bằng đối sử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển công nghiệp. Các phương pháp quản lý của Nhà nước với công nghiệp không cố định mà phải thay đổi phù hợp với từng đối tượng, từng tình huống và từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Trong quản lý nhà nước với công nghiệp, Nhà nước sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau để tác động đến hệ thống công nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định. Dưới đây sẽ trình bày các phương pháp quản lý công nghiệp dựa trên cơ sở cách phân loại theo nội dung phương pháp.

a. Các phương pháp hành chính – tổ chức

Các phương pháp hành chính - tổ chức là các cách mà Nhà nước sử dụng để tác động đến các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp dựa trên những quy định về hành chính và tổ chức. Các phương pháp này tác động đến hệ thống công nghiệp về cả mặt tổ chức và cả mặt điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý. Việc áp dụng các phương pháp hành chính – tổ chức thực hiện trực tiếp quyền uy của các cơ quan nhà


nước với hoạt động của các đối tượng công nghiệp nhằm xác lập trật tự kỷ cương trong hoạt động ấy.

Các phương pháp hành chính – tổ chức của quản lý nhà nước với công nghiệp thực hiện trong những nội dung chính sau đây:

- Quy định hợp lý và rò ràng sự phân công giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong cùng một cấp và sự phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các cấp khác nhau. Đi đôi với sự phân công và phân cấp ấy, các phương pháp này còn đòi hỏi quy định rò ràng mối quan hệ ngang giữa các cơ quan quản lý cùng cấp và mối quan hệ dọc giữa các cơ quan quản lý các cấp.

- Ban hành các quyết định quản lý dưới những hình thức khác nhau và có hiệu lực khác nhau mà các bộ phận thừa hành bên dưới phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của các lọai hình tổ chức của công nghiệp trong nền kinh tế thị trường (các loại hình doanh nghiệp; các tổ chức sự nghiệp…) làm cơ sở hành chính – pháp lý cho các chủ thể công nghiệp lựa chọn và tổ chức các hoạt động kinh tế của mình…

b. Các phương pháp kinh tế

Bản chất của việc sử dụng các phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước với công nghiệp là Nhà nước quy định và thực hiện các kích thước và ràng buộc về kinh tế nhằm thúc đẩy các chủ thể công nghiệp thực hiện mục tiêu của phát triển hệ thống công nghiệp. Phương pháp này còn thực hiện ở chỗ Nhà nước tạo ra điều kiện kinh tế thích hợp cho các chủ thể công nghiệp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển công nghiệp để vừa tăng lợi ích của chính họ và góp phần mang lại lợi ích kinh tế-xã hội của nền kinh tế quốc dân.

Đặc điểm của các phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước với công nghiệp là Nhà nước tác động đến hệ thống công nghiệp và các bộ phận cấu thành hệ thống này không phải bằng các mệnh lệnh hành chính mang tính chất cưỡng bức, mà tác động gián tiếp đến lợi ích kinh tế của chúng. Theo đó, Nhà nước nêu các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt và quy định những trách nhiệm và quyền lợi kinh tế tương ứng. Mỗi chủ thể công nghiệp – với tư cách là đối tượng quản lý của quản lý nhà nước với công nghiệp – tự xác định và lựa chọn cách thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu đã định.

Các phương pháp kinh tế được sử dụng ngày càng rộng rãi trong quản lý nhà nước với công nghiệp. Nội dung của các phương pháp này được biểu hiện dưới các hình thức hết sức đa dạng. Dưới đây là một số hình thức điển hình thường gặp trong thực tế:

- Quy định và thực hiện các chính sách kinh tế, trong đó thực hiện rò trách nhiệm và quyền lợi kinh tế của các chủ thể công nghiệp. Chẳng hạn, quy định và thực hiện các sắc thuế, các chính sách ưu đãi trong đầu tư…


- Quy định và thực hiện các chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp.

- Tạo môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định, minh bạch và bình đẳng cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh công nghiệp.

- Các quy định về chế độ tiền lương, tiền công, thưởng phạt vật chất với các cá nhân và tập thể.

- Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia để phòng ngừa những rủi ro đột biến, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho phát triển công nghiệp…

c. Các phương pháp giáo dục

Các phương pháp giáo dục là các cách thức tác động vào nhận thức, tâm lý của cá nhân và tập thể trong hệ thống công nghiệp nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tính chủ động sáng tạo và năng lực nghề nghiệp của họ trong việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra. Trong hệ thống quản lý, dù xem xét ở phạm vi vi mô hay phạm vi vĩ mô, suy đến cùng, đối tượng quản lý con người – thực thể là tổng hòa các quan hệ xã hội. Tác động đến con người, do vậy, không thể chỉ bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc tác động đến lợi ích vật chất của họ, mà còn phải quan tâm tác động đến tinh thần, tâm lý, tình cảm và tạo cho họ có kiến thức, có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ.

Xét trên góc độ quản lý nhà nước với công nghiệp, phương pháp giáo dục gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội trong công nghiệp tổ chức các phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa gắn với nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong mỗi thời kỳ.

- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ động viên tinh thần, tôn vinh những nhà quản lý giỏi, những điển hình tiên tiến trong các hoạt động công nghiệp.

- Tuyên truyền và giáo dục người lao động tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo, ý thức cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mỗi người và mỗi bộ phận.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo cho mỗi người có năng lực thực sự để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn.

5.4.2. Các công cụ quản lý nhà nước với công nghiệp

Các công cụ của quản lý nhà nước với công nghiệp là các phương tiện mà cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để tác động đến các bộ phận khác nhau của hệ thống công nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển công nghiệp. Sự tác động của các công cụ quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được biểu hiện chủ yếu thông qua các cơ chế sau đây:

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí