Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 25


- Cơ chế dẫn dắt: sự chỉ đạo của Nhà nước mang tính định hướng hoạt động của các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp, nhằm dẫn dắt chúng theo mục tiêu đã định.

- Cơ chế kích thích: sự tác động mang tính gián tiếp của Nhà nước thông qua tác động đến lợi ích kinh tế của các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp nhằm thúc đẩy chúng tự giác thực hiện mục tiêu.

- Cơ chế cưỡng chế: sự tác động mang tính trực tiếp của Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong công nghiệp. Cơ chế này biểu hiện quyền lực của Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các chủ thể công nghiệp nhằm cưỡng bức chúng đi theo con đường mà Nhà nước đã vạch ra.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ quản lý khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày một số công cụ quản lý nhà nước với công nghiệp.

5.4.2.1. Công cụ luật pháp

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các quan hệ kinh tế và xã hội được điều chỉnh chủ yếu bằng luật pháp. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế và xã hội, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung của cả hệ thống kinh tế quốc dân.

Pháp luật, theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các văn bản pháp có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và thực hiện thống nhất. Sau khi có hiệu lực, tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh thi hành. Hệ thống pháp luật được chia thành hai loại lớn:

- Các văn bản pháp luật do Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế -xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất và ổn định nhất và có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước. Các văn bản này bao gồm: hiến pháp (Luật cơ bản); các bộ luật (Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân sự…); các đạo luật (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, các Luật thuế…).

- Các văn bản dưới luật bao gồm các văn bản quy pham pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn, thời hiệu ngắn hơn các văn bản luật và phải phù hợp với các văn bản luật. các văn bản này lại được chia ra: các văn bản dưới luật có tính chất luật (Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy Ban Thường vu Quốc hội) và các văn bản pháp quy (Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, Thông tư của bộ trưởng và Thủ tướng cac cơ quan ngang Bộ; Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Việt Nam đang trong quá trình xác định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để phát huy vai trò tích cực của công cụ pháp luật trong quản lý nhà nước với công nghiệp, cần đồng thời chú ý cả hai mặt sau đây:


Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 25

- Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, hướng tới đảm bảo tất cả các hoạt động kinh tế, trong đó có công nghiệp, đều có các đạo luật điều chỉnh. Điều này, một mặt, tạo hành lang pháp lý cho phát triển các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong công nghiệp; mặt khác, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước.

- Tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật, trong đó chủ yếu là: tuyên truyền phổ biến luật pháp tới mọi công dân và mọi cơ quan, tổ chức; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công dân và các nhà quản lý; phát triển các hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật; xử lý nghiêm khắc mọi trường hợp vi phạm pháp luật.

5.4.2.2. Công cụ kế hoạch

Trong quản lý nhà nước với công nghiệp, Nhà nước sử dụng kế hoạch như một công cụ quan trọng để định hướng và điều tiết vĩ mô sự phát triển công nghiệp. Vai trò quan trọng này được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây:

- Kế hoạch phát triển công nghiệp của Nhà nước là cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp, là cách thức “đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”.

- Kế hoạch là công cụ phối hợp hoạt động của các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp hướng vào thực hiện mục tiêu chung của công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Mục tiêu và nội dung nhiệm vụ kế hoạch phát triển công nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng để hoạch định và thực hiện các chính sách công nghiệp nhằm biến nhiệm vụ kế hoạch từ khả năng thành hiện thực.

- Kế hoạch định hướng phát triển toàn bộ hệ thống công nghiệp, các ngành và các vùng lãnh thổ là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp.

Để phát huy vai trò quan trọng của công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước với công nghiệp, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau đây:

- Có nhận thức đúng đắn về vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch như trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hoặc coi nhẹ vai trò của kế hoạch, đề cao quá mức vai trò điều tiết của thị trường đều là những nhận thức sai lầm.

- Nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, gồm cả điều tra, đánh giá các nguồn lực và điều tra, đánh giá thị trường, xác định đúng nguồn lực và lợi thế với phát triển công nghiệp.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhằm tạo luận cứ khoa học vững chắc cho việc hoạch định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp.


- Xây dựng đồng bộ hệ thống kế hoạch, từ chiến lược, quy hoach đến các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, từ kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp đến kế hoạch phát triển công nghiệp theo lãnh thổ.

- Sử dụng kế hoạch đã xây dựng như công cụ trong quản lý điều hành các hoạt động công nghiệp.

5.4.2.3. Công cụ tài chính

Tài chính là cộng cụ kinh tế quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô với công nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tài chính, theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các quan hệ kinh tế trong việc tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp. Trong phần này sẽ đề cập một số nét cơ bản về ngân sách, thuế và tỷ giá hối đoái với tư cách là những công cụ tài chính chủ yếu mà Nhà nước sử dụng trong quản lý hệ thống công nghiệp.

a. Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước thực hiện các khoản thu chi hàng năm của chính quyền nhà nước các cấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế, ngoài ra còn có các nguồn thu khác như lệ phí, các khoản viện trợ, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được dựa vào cân đối ngân sách nhà nước. Chi của ngân sách nhà nước bao gồm hai khoản lớn: chi đầu tư và chi thường xuyên. Theo phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước, ngân sách nhà nước bao gồm 4 cấp: ngân sách trung ương; ngân sách tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; ngân sách huyện, quận, thị xã; ngân sách xã, phường, thị trấn.

Ngân sách nhà nước là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia và là công cụ trọng yếu của Nhà nước trong quản lý kinh tế, trong đó có công nghiệp. Với đối tượng quản lý hệ thống công nghiệp, vai trò của ngân sách nhà nước thực hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

- Việc xác định hợp lý các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp vào ngân sách nhà nước vừa kích thích sản xuất kinh doanh công nghiệp, vừa tạo nguồn lực tài chính mạnh cho Nhà nước trong việc thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

- Việc phân cấp và phân bổ hợp lý các khoản chi ngân sách có tác động rất lớn đến phát triển công nghiệp. Sự phân cấp này phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương, vừa phát huy quyền chủ động, sang tạo của các cấp chính quyền nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi ở từng vùng lãnh thổ cụ thể cho phát triển công nghiệp.

- Việc quản lý chặt chẽ các nguồn thu và chi tiêu ngân sách sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát.


Thông qua hoạt động giám sát và quản lý thu chi ngân sách, cơ quan quản lý nhà các cấp thực hiện được một cách toàn diện và hiệu quả chức năng quản lý nhà nước với công nghiệp.

b. Thuế

Trên góc độ quản lý nhà nước với công nghiệp, thuế là khoản thu mà các tổ chức kinh doanh công nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước theo mức và kỳ hạn đã quy định. Xét theo đối tượng nộp thuế, có hai loại thuế: thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào các chủ thể phải nộp thuế, người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế (ví dụ, thuế thu nhập doanh nghiệp); thuế gián thu là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua đánh thuế vào các sản phẩm và dịch vụ, khoản phải nộp là một yếu tố cấu thành giá cả hàng hóa, dịch vụ đó, nhà kinh doanh nộp thuế thực chất là nộp hộ người mua (ví dụ, thuế giá trị gia tăng).

Thuế là công cụ quan trọng cua Nhà nước trong quản lý nhà nước với công nghiệp trong cơ chế thị trường. Ý nghĩa của công cụ này thể hiện trên các mặt sau đây:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước có tiềm lực tài chính để thực hiện tốt các chức năng quản lý vĩ mô của mình.

- Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để kích thích phát triển công nghiệp thông qua việc xác định hợp lý các loại thuế, đối tượng chịu thuế, thuế suất và những ưu đãi về thuế phân biệt theo lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

- Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để điều tiết sản xuất và thu nhập, góp phần thực hiện “sự công bằng” và các mục tiêu xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Để phát huy vai trò tích cực của thuế trong quản lý nhà nước với công nghiệp, cần chú ý mấy vấn đề cơ bản sau đây:

- Tạo sự thống nhất nhận thức trong xã hội về vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Quy định hợp lý các sắc thuế để chúng vừa bảo đảm nguồn thu chủ yếu cho ngân sách, vừa kích thích phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp, vừa góp phần bảo đảm công bằng về kinh tế và xã hội.

Hoàn thiện các phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện thuận lợi và có hiệu quả các sắc thuế, như hệ thống tổ chức ngành thuế, đội ngũ cán bộ thuế, hệ thống hóa đơn, chứng từ và các phương tiện kỹ thuật khác dùng trong quản lý.

c. Tỷ giá hối đoái

Theo nghĩa đơn giản nhất, tỷ giá hối đoái thể hiện mối tương quan giữa giá trị đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, xây dựng nền kinh tế mở và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái của nhà nước có ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh công nghiệp.


Trong quản lý nhà nước với công nghiệp, nhà nước sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái để tác động đến hoạt động đầu tư và kinh doanh, coi đó là một công cụ hữu hiệu không chỉ tác động đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển đúng hướng các quan hệ kinh tế quốc tế, mà còn góp phần tạo nên sự ổn định về kinh tế cho sự phát triển các hoạt động kinh doanh công nghiệp.

Có hai loại chính sách tỷ giá hối đoái:

- Chính sách tỉ giá hối đoái cố định: Nhà nước quy định một tỷ giá hối đoái cố định và ổn định trong một thời kỳ nhất định. Tỷ giá này là cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch chính thức trên thị trường, không tính đến sự biến động tình hình kinh tế trong và ngoài nước, như lạm phát, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.. chính sách này phản ánh sự bảo thủ của Nhà nước trong quản lý kinh tế và hoàn toàn không phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt: Tỷ giá hối đoái được thay đổi tùy theo sự thay đổi của các điều kiện kinh tế trong và ngoài nước. Chính sách này lại chia làm hai loại: chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước. Trong loại chính sách thứ nhất, sự thay đổi tỷ giá hối đoái hoàn toàn do thị trường điều tiết, không có bất kỳ sự can thiệp nào của Nhà nước. Tuy tỷ giá hối đoái này phản ánh tính khách quan của thị trường, nhưng thường gây cho các nhà kinh doanh những bất chắc khó lường. Trong loại chính sách thứ hai, Nhà nước dựa vào các căn cứ khác nhau (thực lực kinh tế quốc gia, các quan hệ kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế quốc tế...) để quy định mức tỷ giá hối đoái nhất định và biên độ giao động của tỷ giá ấy. Trong quá trình thực hiện các giao dịch, nếu tỷ giá hối đoái diễn biến trong biên độ quy định, Nhà nước sẽ không can thiệp. Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái thực tế vượt khỏi biên độ quy định (> hoặc <), Nhà nước sẽ tung dự trữ tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ) để điều tiết cung cầu ngoại tệ, kéo tỷ giá hối đoái về khung mong muốn. Loại chính sách tỉ giá hối đoái này là loại chính sách phổ biến hiện nay trên thế giới.

Sử dụng công cụ chính sách tỷ giá hối đoái trong quản lý Nhà nước với công nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp. Để công cụ này phát huy tác dụng tích cực, cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

- Tạo dự trữ ngoại tệ mạnh làm cơ sở tài chính để Nhà nước có thể can thiệp có hiệu quả vào thị trường ngoại hối.

- Xác định hợp lý tỷ giá hối đoái trên cơ sở xác định rò mục tiêu tác động của chính sách, mối quan hệ với các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, dự báo xu thế phát triển kinh tế thế giới.

- Xác định rò vai trò và trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước trong việc ứng phó với sự thay đổi kinh tế trong nước và quốc tế.


5.4.2.4. Công cụ tiền tệ tín dụng

Đây là một trong các công cụ thuộc chính sách tiền tệ, nội dung của chính sách này là cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Dựa vào các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền của xã hội và với chính sách tín dụng đã xác định, vốn tín dụng vận động hợp lý tới nơi cần.

Mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy này là, trên cơ sở giữ vững giá trị đồng tiền, điều tiết mức lãi suất tác động vào đầu tư, qua đó mà tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu, thay đổi giá cả. Vận dụng phạm trù tiền tệ tín dụng còn được thực hiện thông qua các chính sách đầu tư tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay và đổi mới cơ chế cho vay tín dụng…

Chính sách tín dụng bao gồm hai nội dung cụ thể:

- Chính sách lãi suất: căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp, để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng. Đó có thể là lãi suất sàn, lãi suất trần, lãi suất cơ bản, lãi suất thỏa thuận…

- Chính sách và quy chế tín dụng: tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương xây dựng chính sách và quy chế tín dụng để huy động nguồn vốn trong xã hội và mở rộng cho vay ở mức cao nhất.

5.4.2.5. Một số công cụ khác

a. Đòn bẩy kinh tế – giá cả:

Sự tác động của đòn bẩy đối với phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp được thực hiện trên các hướng chủ yếu sau:

- Thay đổi phương hướng sản xuất vào các mặt hàng cần khuyến khích sản xuất,

- Tạo động lực kích thích sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào: mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất…

- Ổn định giá cả đặc biệt đối với mức giá của các hàng hoá thiết yếu sẽ là một nhân tố quan trọng kìm hãm tốc độ lạm phát, làm cho giá cả trở thành thước đo kết quả sản xuất một cách chính xác hơn.

b. Sử dụng công cụ tiền lương:

Tiền lương là giá cả của hàng hoá lao động được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá được biểu hiện tiền tệ của giá trị sức lao động. Định hướng tác động của công cụ tiền lương là tạo được động lực kinh tế để tăng năng suất lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động và chuyển đổi cơ cấu lao động theo vùng và theo ngành nghề. Định hướng đó chỉ được thực hiện khi cơ chế phân phối tiền lương thực đúng đắn yêu cầu quy luật phân phối theo lao động.


c. Sử dụng đòn bẩy lợi nhuận:

Vận dụng công cụ lợi nhuận được thực hiện thông qua chế độ phân phối tổng lợi nhuận thu được trong các doanh nghiệp. Mô hình phân phối lợi nhuận có tính nguyên tắc được thể hiện ở sơ đồ 5.5.

Trong đó:

P Tổng lợi nhuận.

P1 Lợi nhuận biểu hiện ở thuế gián thu nộp vào ngân sách. P2 Lợi nhuận của doanh nghiệp.

P2.1 Bộ phận lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

P2.2.1 Bộ phận lợi nhuận biểu hiện dưới hình thức thuế TNDN tập trung vào ngân sách.

P2.2.2 Lợi tức của các chủ thể góp vốn kinh doanh. P2.2.3 Lợi nhuận để lại doanh nghiệp.

P2.2.3.1, P2.2.3.2, P2.2.3.3 Là các bộ phận lợi nhuận thành lập các quỹ phát triển sản xuất, phúc lợi và khen thưởng.

Việc xác định đúng đắn tỷ lệ phần trăm lợi nhuận phân phối vào các bộ phận nêu trong sơ đồ phân phối là nội dung quan trọng của việc sử dụng phạm trù lợi nhuận trong quản lý nhà nước.

P1

P

P

P2.1

2


P2.2


P2.2.1


P2.2.2

P2.2.3


P2.3.2.1


P2.3.2.2

P2.3.2.3


Sơ đồ 5.5 Mô hình phân phối lợi nhuận


Hệ thống các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng trong phương pháp kinh tế của quản lý nhà nước cần được sử dụng đồng bộ, tạo được sự tác động hướng vào hoạt động của sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu của hệ thống chủ thể quản lý.

5.4.2.6. Các doanh nghiệp nhà nước

Hệ thống doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước nắm phần vốn hoặc cổ phần chi phối. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước là hiện tượng kinh tế mang tính phổ biến ở các nước trên thế giới.


Các doanh nghiệp nhà nước được coi là công cụ vật chất của nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.Trong quản lý nhà nước với công nghiệp, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

- Nhà nước phát triển hợp lý các doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để tác động đến các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác hướng chúng phát triển theo quỹ đạo nhà nước đã vạch ra và góp phàn tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống công nghiệp. Điều này có nghĩa, Nhà nước tác động trực tiếp vào các doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp thuộc sở hữu của mình, thông qua doanh nghiệp nhà nước để tác động đến các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Đồng thời, bằng sự mẫu mực về chấp hành pháp luật, đi đầu trong đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý ,các doanh nghiệp nhà nước sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác phát triển thông qua quan hệ cạnh tranh và hợp tác trên thị trường.

- Nhà nước đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước tại các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ mà các nhà đầu tư ngoài nhà nước không muốn đầu tư (vì lợi nhuận thấp, không có lợi nhuận và rủi ro đầu tư cao), hoặc không có khả năng đầu tư (vì yêu cầu vốn lớn,thời gian hoàn vốn dài) để vừa cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, vừa thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chính trị - xã hội.

- Sự phát triển các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế còn giúp cho nhà nước bảo đảm được những cân đối lớn, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với bất chắc của thị trường, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng.

- Sự phát triển hợp lý doanh nghiệp nhà nước còn góp phần tăng thêm hàng hóa, tạo việc làm và tăng nguồn thu ngân sách, qua đó góp phần củng cố và tăng cường sức mạnh của chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Để tăng cường doanh nghiệp nhà nước với tư cách là công cụ vật chất của nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề không phải là phát triển rộng rãi các doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà phải là phát triển có trọng điểm doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực then chốt, trọng điểm của nền kinh tế quốc dân, quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. Để phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo những phương hướng cơ bản sau đây:

- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng nhà nước chỉ nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng yếu; thúc đẩy đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, trong đó chủ yếu là cổ phần hóa doanh

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí