Nội Dung Cần Quan Tâm Trong Hoạt Động Liên Kết Kinh Tế


- Phát triển liên kết kinh tế của các doanh nghiệp phải nhằm mục đích tăng cường sức mạnh, phát huy vai trò của kinh tế nhà nước; thu hút, tận dụng được những yếu tố tích cực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia liên kết kinh tế bằng cơ chế ràng buộc về vật chất, tài chính, luật pháp để bảo đảm cho các bên tham gia có trách nhiệm cao trong các quan hệ.

- Giải quyết các mối quan hệ tranh chấp phát sinh trong hoạt động liên kết kinh tế theo phương châm có lý, có tình, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong quan hệ cùng có lợi và cùng chịu rủi ro giữa các bên tham gia. Điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh theo hướng đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên và tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ liên kết kinh tế.

3.3.2.2. Nội dung cần quan tâm trong hoạt động liên kết kinh tế

Hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp là những chủ thể kinh doanh độc lập. Chủ doanh nghiệp cần xác định rò nhu cầu, khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp mình trong liên kết kinh tế. Tìm hiểu đối tác, lựa chọn hình thức liên kết và tổ chức thực hiện các cam kết là những công việc tiếp theo mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm và trực tiếp tổ chức thực hiện.

Các chủ thể kinh tế cần quan tâm những vấn đề sau khi xác định và thực hiện các quan hệ liên kết kinh tế:

a. Xác định rò nhu cầu và mục tiêu của liên kết kinh tế

Trong từng thời kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm và trả lời được những câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp có cần thiết phải tham gia liên kết hay không?

- Mục tiêu liên kết nhằm giải quyết yêu cầu gì?

- Thời gian và không gian cụ thể của liên kết?

Để xác định được nhu cầu, mục tiêu doanh nghiệp có cần thiết phải tham gia hoạt động liên kết kinh tế hay hay hoạt động kinh doanh độc lập, trước hết cần phải xuất phát từ mục tiêu tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Hoạt động liên kết kinh tế nếu có chỉ là một trong những nội dung hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Tham gia liên kết kinh tế chỉ là chỉ là một trong số nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi, doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua quan hệ thị trường hoặc quan hệ liên kết kinh tế. Nếu lựa chọn quan hệ liên kết kinh tế thì phải có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp có lợi cho doanh nghiệp.

Khi xác định doanh nghiệp có nhu cầu tham gia liên kết trong kỳ kinh doanh, cần phải xác định rò nội dung cụ thể liên kết ở khâu nào, giải quyết vấn đề gì (như bổ sung nguồn vốn, cung ứng nguyên vật liệu, tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới, thâm nhập tạo


thị trường tiêu thụ sản phẩm…). Phải chú ý đảm bảo tính đồng bộ, cân đối giữa các mục tiêu hoạt động liên kết kinh tế với cá hoạt động khác của doanh nghiệp.

b. Tìm hiểu, lựa chọn, xác định đúng các đối tác liên kết

Các đối tác cần được tìm hiểu, lựa chọn là:

- Các chủ thể kinh tế có nhu cầu liên kết kinh tế tương ứng, có khả năng thực hiện các quan hệ thỏa thuận.

- Các đối tác có những quan điểm sở trường, hiểu biết kinh doanh tương đồng với chủ thể liên kết.

- Đối tác phải có đủ điều kiện pháp lý (tư cách pháp nhân đầy đủ) để hoạt động độc lập, công khai, hợp pháp.

- Nếu là các chủ thể kinh tế nước ngoài, cần có sự chứng nhận hoặc cam kết bảo trợ của cơ quan có trách nhiệm nước đó về tư cách pháp nhân và hoạt động liên kết kinh tế ở các nước khác.

Để tìm hiểu, đánh giá đúng đối tác liên kết kinh tế, các doanh nghiệp cần chú ý coi trọng công tác thu thập thông tin về đối tác với nhiều nguồn khác nhau, như tham quan hội chợ triển lãm, quảng cáo, thông tin do các tổ chức hợp tác quốc tế cung cấp… Doanh nghiệp có thể và cần thiết đầu tư chi phí để thuê các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thẩm định khả năng thực lực của đối tác. Thực hiện phương châm đa dạng hóa các đối tác có thể thiết lập quan hệ liên kết để lựa chọn đối tác phù hợp nhất.

c. Đánh giá các điều kiện tham gia liên kết kinh tế của các tổ chức liên kết và đối tác

Các điều kiện tham gia hoạt động liên kết kinh tế của các bên thường bao gồm:

- Vốn, cơ sở vật chất như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…

- Bí quyết sản xuất, bản quyền sáng chế, lực lượng lao động kỹ thuật.

- Vị trí, sở trường, uy tín kinh doanh.

- Khả năng khai thác và tổ chức tiêu thụ, sản xuất, thu mua nguyên liệu cho sản xuất.

Khi đánh giá các điều kiện tham gia liên kết kinh tế của các bên, cần chú ý đánh giả khả năng đảm bảo vốn tài chính. Khả năng này bao gồm cả nguồn vốn hiện có và khả năng huy động thêm của mỗi bên khi có phương án liên kết kinh tế khả thi. Có nhiều doanh nghiệp, do quy mô kinh doanh nhỏ, khả năng tích tụ vốn kinh doanh thấp nhưng lại có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vào liên kết kinh tế.

Đối với yếu tố nhà xưởng, đất đai của mỗi bên tham gia liên kết kinh tế, cần có đầy đủ các giấy tờ xác định quyền sử dụng nhà xưởng, đất đai hợp pháp và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Nếu sử dụng giá trị thuê đất để góp vào liên kết kinh tế, phải làm thủ tục theo đúng quy định hiện hành để xác định giá trị thuê đất, diện tích khu vực được phép xây dựng công trình góp vào liên kết kinh tế.


Đối với yếu tố máy móc, thiết bị của các bên, cần được đánh giá chính xác giá trị hiện tại ở thời điểm liên kết kinh tế theo giá thị trường trong nước và quốc tế.

d. Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện liên kết phù hợp

Đối với những quan hệ liên kết kinh tế thường xuyên ổn định, các doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình tổ chức hình thành pháp nhân kinh tế mới như công ty liên doanh, hiệp hội, tổng công ty…. Nếu lựa chọn các mô hình tổ chức trên thì bắt buộc các chủ thể tham gia liên kết kinh tế phải theo đúng quy định và hướng dẫn về thành lập các loại hình tổ chức kinh tế này.

Đối với những quan hệ liên kết không thường xuyên hoặc chưa ổn định, các doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức liên kết không nhất thiết phải hình thành ra các tổ chức pháp nhân mới như thiết lập quan hệ liên kết theo hình thức vụ việc. Sau khi kết thúc thực hiện hợp đồng liên kết, các bên tham gia có thể xem xét tiếp tục hay chấm dứt hợp đồng liên kết.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức tổ chức:

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành nghề sản phẩm mà các doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế.

- Mục tiêu và nội dung kinh tế cần thiết lập quan hệ liên kết kinh tế giữa các bên.

- Quy mô liên kết kinh tế.

- Độ dài thời gian, phạm vi không gian hoạt động của liên kết kinh tế.

- Các điều kiện, khả năng tham gia liên kết kinh tế của các doanh nghiệp.

- Trình độ quản lý hoạt động liên kết kinh tế.

3.3.2.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động liên kết

a. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của hoạt động liên kết kinh tế

Hiệu quả kinh tế trực tiếp của hoạt động liên kết kinh tế có thể biểu hiện thông qua mối quan hệ tương quan giữa tổng chi phí bỏ ra và kết quả thu được trong mỗi chu kỳ hoạt động liên kết. Mối quan hệ đó được biểu hiện thông qua chỉ tiêu sau:


Trong đó:


n

QLK = (DTLKi CPLKi )

i 1


(1)

QLK: hiệu quả kinh tế hoạt động liên kết kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ DTLKi: doanh thu của hoạt động liên kết kinh tế thứ i

CPLKi: chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động liên kết kinh tế thứ i

Ngoài ra, mức độ hiệu quả của hoạt động liên kết còn được đánh giá bằng chỉ tiêu:




HQLK =


n

DTLKi

n

i 1 (2)

CPLKi

i 1

Điều cần chú ý là phải xác định đúng các thông số của công thức (1) và (2)

Ngoài ra, cần xác định cả chi phí cơ hội, những thiệt hại do trượt giá, do thay đổi tỷ giá hối đoái mà tổ chức kinh tế phải chịu. Việc tính toán đầy đủ và chính xác các yếu tố chi phí trên là cần thiết để phản ánh đúng hiệu quả trực tiếp mạng lại cho mỗi tổ chức tham gia liên kết kinh tế.

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế

- Lợi nhuận thuần

Pti = DTti - CPti (3) Trong đó: Pti: lợi nhuận thuần

DTti: doanh thu thần của công ty liên doanh năm i (bằng tổng doanh thu trừ đi thuế giá trị gia tăng đầu ra năm i)

CPti : các khoản mục chi phí của công ty liên doanh năm i (gồm chi phí sản xuất, tiêu thụ, thuế và các khoản chi phí khác được phép khấu trừ)

- Tỷ suất lợi nhuận thuần

HPti =

Pti Vdl

(4)

Trong đó HPti: tỷ suất lợi nhuận thuần hàng năm so với vốn đầu tư Vđt: tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động)

- Lợi nhuận thực chi

Lti = Pti - Qti (5)

Trong đó: Lti: lợi nhuận thực tế (lãi thực chia) trong năm i Pti: lợi nhuận thuần năm i

Qti: lợi nhuận thuần để lập lại các quỹ trong năm i

- Thời hạn thu hồi vối đầu tư tham gia liên kết kinh tế

+ Khi không xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ (giản đơn)


T= n

Vdt

(6)


Trong đó:

(LtiKi)

i 0

T: thời hạn thu hồi vốn đầu tư không tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ Vđt: Tổng vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động liên kết

Lti: lợi nhuận thực thu trong năm i

Ki: khấu hao cơ bản thu hồi được trong năm i


+ Khi xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ


n

Tpt =

Vdtqd

ti

i

(L K )

(7)


Trong đó:

i 0

(1 r)i

Tpt: thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ r: chiết khấu cận biên của đồng vốn đầu tư hàng năm

Vđtqđ: vốn đầu tư doanh nghiệp tham gia hoạt động liên kết kinh tế được quy đổi về thời điểm năm đầu tiên tham gia

(Lti Ki ) : lợi nhuận công khấu hao của năm i đã được quy đổi về thời điểm năm

(1r)i

đầu tiên

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động liên kết kinh tế, người ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác như:

- Mức hạ giá thành sản phẩm

- Số giờ làm việc tăng thêm nhờ tham gia liên kết kinh tế

- Thị phần, thị trường tiêu thụ tăng thêm nhờ tham gia liên kết kinh tế...

3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng và những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

3.3.3.1. Ý nghĩa

Tổ chức sản xuất trên lãnh thổ là một trong các hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong công nghiệp. Đó là quá trình thực hiện phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ của đất nước, tổ chức mối quan hệ sản xuất nội vùng và liên vùng để hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng.

Tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ dựa trên cơ sở phần vùng kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng kinh tế là một đơn vị lãnh thổ, là đối tượng của sự phân công và bố trí các ngành sản xuất. Có hai loại vùng lãnh thổ:

- Vùng lãnh thổ được phân chia trên cơ sở sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

- Vùng lãnh thổ được xác định trên cơ sở địa giới hành chính (thường là tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

Mỗi vùng lãnh thổ là tổ hợp của nhiều ngành kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và giữa các vùng cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong tổng thể nền kinh tế quốc dân thống nhất.

Trong xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tich tụ và tập


trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các tụ điểm công nghiệp với quy mô và tính chất khác nhau, như cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ kỹ thuật cao, khu chế xuất…

Tổ chức sản xuất công nghiệp trên mỗi vùng lãnh thổ hợp lý có ý nghĩa quan trọng ở nhiều mặt: khai thác có hiệu quả các nguồn lực về lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ; bảo đảm sự phát triển đồng điệu giữa các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong các hoạt động kinh doanh của tổng thể công nghiệp và mỗi doanh nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ xã hội của phát triển công nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên mỗi vùng lãnh thổ.

3.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

a. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau. Sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên không tạo ra của cải cho xã hội, chúng chỉ có ích và trở thành của của xã hội khi được con người khai thác, chế biến và sử dụng vào mục đích xác định. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên thay đổi theo sự phát triển của sản xuất, theo đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành công nghiệp.

Mỗi vùng lãnh thổ có nhiều yếu tố khác nhau của tài nguyên thiên nhiên, trong đó có những nguồn tài nguyên tạo ra lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh so với các vùng lãnh thổ khác. Việc bố trí công nghiệp và hình thành cơ cấu công nghiệp ở mỗi vùng lãnh thổ cần quan tâm đến lợi thế đó để tạo ra sự cạnh tranh trong phát triển sản xuất hàng hóa ở mỗi vùng lãnh thổ.

b. Tiến bộ khoa học – công nghệ

Tiến bộ khoa học – công nghệ ảnh hưởng lớn đến phân bố sản xuất công nghiệp, tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. Tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Ngoài ra, tiến bộ khoa học – công nghệ thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, giảm bớt sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ở những vùng mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

c. Mối liên hệ sản xuất giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa

Giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa có mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau. Công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác. Do đó, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thành những


phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể. Khi tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ là tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý trong mỗi vùng và cả nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực và lợi thế của đất nước.

d. Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất công nghiệp nói chung, tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ nói riêng. Đó là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo sự phát triển bền vững và có hiệu quả công nghiệp trên mỗi vùng lãnh thổ, khai thác các tiềm năng và lợi thế của vùng. Thông thường, sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi vùng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng lại thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.

e. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp

Xác định cơ cấu công nghiệp trên lãnh thổ và lựa chọn địa điếm bố trí các doanh nghiệp là một nhiệm vụ có tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của mỗi vùng và mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó định hướng phát triển kinh tế vùng và định hướng bố trí các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là những nội dung quan trọng.

3.4. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

3.4.1. Sản phẩm và thị trường sản phẩm công nghiệp

3.4.1.1. Sản phẩm công nghiệp

Theo quan niệm truyền thống, sản phẩm công nghiệp là tổng hợp các dạng đặc trưng vật lý, hóa học có thể quan sát và được tập hợp trong một hình thức đồng nhất, là vật mang giá trị sử dụng.

Theo quan điểm kinh tế hàng hóa, sản phẩm công nghiệp chứa đựng các thuộc tính hàng hóa. Nó không chỉ là sự tổng hợp các đặc trưng lý hóa học và đặc trưng giá trị sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị.

Theo quan điểm Marketing, sản phẩm công nghiệp là một tập hợp đặc trưng vật chất và đặc trưng phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

Cách tiếp cận theo quan điểm Marketing có tính khái quát cao hơn cả. Theo quan điểm này thì:

- Đặc trưng vật chất của sản phẩm công nghiệp: kiểu dáng, chất lượng, màu sắc, khẩu vị, kết cấu, bao bì, nhãn mác…

- Đặc trưng tâm lý của sản phẩm công nghiệp: tên gọi, biểu tượng, thẩm mỹ…


- Sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường: một sản phẩm công nghiệp đáp ứng một nhu cầu, đồng thời một nhu cầu có thể được thỏa mãn bằng những sản phẩm khác nhau.

Cũng như các loại hàng hóa khác, sản phẩm công nghiệp cũng được phân chia theo các cách chủ yếu sau:

- Theo tính chất sử dụng: hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân.

- Theo mối quan hệ với thu nhập: hàng hóa bình thường và hàng hóa xa xỉ.

- Theo khả năng thay thế: hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế.

- Theo tần số mua: hàng hóa mua thường xuyên và không thường xuyên.

- Theo tuổi thọ: hàng hóa lâu bền và hàng không lâu bền.

- Theo mức độ chế biến: hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng.

- Theo khách hàng: sản phẩm tư liệu sản xuất và sản phẩm tư liệu tiêu dùng.


Khách hàng là cá nhân

→ Tư liệu tiêu dùng

Vật phẩm tiêu dùng

- Tiêu dùng thông thường

- Tiêu dùng Model

- Tiêu dùng lâu ngày

Dịch vụ tiêu dùng

- Dành cho của cải của người tiêu dùng

- Dành cho bản thân người tiêu dùng

- Sử dụng dịch vụ tập thể

Khách hàng là doanh nghiệp

→ Tư liệu sản xuất

Thiết bị

- Thiết bị nặng

- Thiết bị nhẹ

Sản phẩm công nghiệp

- Nguyên nhiên vật liệu

- Sản phẩm trung gian

- Vật liệu phụ

Dịch vụ cho doanh nghiệp

- Lời khuyên, tư vấn

- Phát minh

- Sửa chữa, bào dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 14

Bảng 3.2. Phân loại sản phẩm theo khách hàng

Sản phẩm công nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

- Sản phẩm công nghiệp có được nhờ thực hiện quá trình khai thác, chế biến. Quá trình đó gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau.

- Sản phẩm công nghiệp có chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khách hàng.

- Thường có kết cấu phức tạp, thường xuyên được cải tiến và biến đổi.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí