Thống Kê Số Trường Trên Địa Bàn Thành Phố Cẩm Phả

Bảng 2.2. Thống kê số trường trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả



Cấp học


Số trường

Số trường cao tầng hóa

Số trường đạt chuẩn Quốc gia

Số trường chưa chuẩn

Quốc gia

SL

%

SL

%

SL

%

Mầm non

16

15

93.8

14

87.5

2

13

Tiểu học

22

21

95.5

20

90.9

2

9.1

THCS

17

17

100

12

70.6

5

29

THPT

7

7

100

4

57.1

3

43

TTHN&GDTX

1

1

100

0

0

1

100

Tổng cộng

63

61

96.8

50

79.4

12

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn thống kê trong Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015 Phòng GD&ĐT Cẩm Phả)

2.2. Thực trạng xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia theo 5 tiêu chuẩn ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi Hiệu trưởng của các trường THCS ở Thành phố Cẩm Phả một cách chi tiết dựa theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã được qui định, thu được kết quả cụ thể như sau (Chi tiết xem phụ lục 4):

Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường.

Có 15/17 (88%) trường THCS đạt tiêu chuẩn 1, 2/17 (12%) trường chưa đạt tiêu chuẩn 1. Nguyên nhân chủ yếu là: công tác quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL - GV và NV chưa tốt, một số giáo viên, nhân viên chưa xuyên suốt đường lối chính sách của Đảng vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tiêu chuẩn 2 - CBQL, giáo viên và nhân viên.

Có 16/17 (94,12%) trường THCS đạt tiêu chuẩn 2, 1/17 (5,88%) trường chưa đạt tiêu chuẩn 2. Nguyên nhân chủ yếu là: công tác quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL - GV và NV chưa hiệu quả, tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở chưa đạt 30% .

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

Có 15/17 trường đạt tiêu chuẩn 3; còn 1/17 (6 %) trường chưa đạt chuẩn yêu cầu về học lực (không đảm bảo tỷ lệ học sinh khá giỏi), 1/17(6%) trường chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm khá tốt.

Tiêu chuẩn 4 - Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Hiện tại có 12/17 trường THCS đạt tiêu chuẩn 4 (chiếm tỷ lệ 70.6%), có 5/17 (29.4%) số trường THCS chưa đạt tiêu chuẩn 4. Nguyên nhân chủ yếu các trường còn thiếu một số hạng mục sau đây:

+ Có 3 trường không đủ số diện tích đất 6m2/hoc sinh (Đó là trường THCS Trọng Điểm; THCS Quang Hanh; THCS Ngô Quyền)

+ Có 2 trường không có phòng thư viên: THCS Trọng Điểm; THCS Ngô Quyền.

+ Có 3 trường thiếu phòng học bộ môn và phòng chức năng: THCS Trọng Điểm; THCS Quang Hanh; PTCS Cộng Hòa.

+ Có 1 trường thiếu phong truyền thống: THCS Cẩm Hải.

+ Các phòng học nhìn chung là đủ về số phòng và diện tích, riêng THCS Trọng Điểm có 4/12 phòng học bán kiên cố thậm chí ta có thể nói 4 phòng học đó đã cũ nát.

Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị là khâu trăn trở nhất của các nhà trường hiện nay, không những của các trường đang phấn đấu mà của cả các trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Tự bản thân các nhà trường không thể khắc phục được khó khăn này, mà nó phụ thuộc vào kết quả công tác xã hội hoá giáo dục, sự quan tâm đầu tư của trên, sự nỗ lực của các địa phương.

Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Qua khảo sát thì tất cả các trường THCS trong thành phố đều đã thực hiện tốt và đều đã đạt được các tiêu chuẩn mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Nhìn vào kết quả khảo sát phụ lục 4, theo nguồn thống kê Kế hoạch phát triển giáo dục của Thành phố Cẩm Phả phụ lục 5 và phân tính các số liệu thu thập được cho thấy: Thành phố Cẩm Phả đã có 12/17 (70.6%) trường THCS đạt cả 5 tiêu chuẩn và thực tế 12 trường này đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Còn lại 5/12 (24.9%) trường THCS chưa đạt chuẩn do chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định (gồm các trường: THCS Cẩm Hải, THCS Cộng Hòa, THCS Trọng Điểm, THCS Ngô Quyền, THCS Quang Hanh), trong đó

+ Ttrường không đạt 1 tiêu chuẩn: 02 trường (trường THCS Trọng Điểm, THCS Ngô Quyền trong 3 năm gần đây Nhà trường, Chi bộ Đảng, Công đoàn không đạt danh hiệu tiên tiến do có cán bộ đảng viên sinh con thứ 3, CBQL còn sai sót trong quản lý nhân viên và tài chính )

+ Trường không đạt 2 tiêu chuẩn: 01 trường (trường THCS Cộng Hòa trong không đạt tỷ lệ 30% số GV dạy giỏi từ cấp cơ sỏ trở lên)

+ Số trường không đạt 3 tiêu chuẩn: 02 trường (trường THCS Cộng Hòa, THCS Cẩm Hải không đạt tỷ lệ HS khá giỏi, hạnh kiểm khá tốt)

+ Trường không đạt 4 tiêu chuẩn: 05 trường (Trường THCS Cẩm Hải, THCS Cộng Hòa, THCS Trọng Điểm, THCS Ngô Quyền, THCS Quang Hanh)

Như vậy, việc thực hiện các tiêu chuẩn 1, 3, 5 và một phần của tiêu chuẩn 2 phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường , trong đó người Hiệu trưởng phải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Còn tiêu chuẩn 4 và một phần của tiêu chuẩn 2 (biên chế giáo viên, nhân viên) trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, tuy nhiên các nhà trường cần tích cực làm tốt công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhằm hoàn thành các tiêu chí.

2.3. Thực trạng quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. QL tổ chức nhà trường THCS Thành phố Cẩm Phả theo chuẩn QG

Thông qua bảng hỏi xin ý kiến của 34 người (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; trưởng các đoàn thể) của 12 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Cẩm Phả thu được kêt quả sau:

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL tổ chức nhà trường theo chuẩn QG


Nội dung quản lí

tổ chức trường THCS theo chuẩn QG

Thực hiện

thường xuyên

Thực hiện không

thường xuyên

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ hành chính và các hội đồng theo qui định

trường chuẩn QG


34


100%


0


0%



0%

2. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục (qui mô, số lớp, số HS,.. theo yêu cầu

nhà trường đạt chuẩn QG)


30


88%


4


12%


0


0%

3. Quản lý kế hoạch của tổ

chuyên môn, tổ văn phòng.

24

71%

10

29%

0

0%

4. Quản lý hệ thống hồ sơ,

sổ sách của nhà trường.

24

71%

10

29%

0

0%

Qua bảng điều tra 2.3 ta thấy: Các nội dung quản lý tổ chức trường THCS theo chuẩn QG thực hiện thường xuyên từ 71% đến 100% ; thực hiện không thường xuyên giao động trong khoảng từ 12% đến 29% ; không có trường THCS nào không thực hiện nội dung này.

Qua phân tích bảng điều tra 2.3 ta thấy rõ kinh nghiệm trong QL tổ chức nhà trường như sau:

- Các trường cần trú trọng việc thành lập các tổ chuyên môn, tổ hành chính và các hội đồng theo qui định trường chuẩn QG.

- Quản lý kế hoạch của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn là nơi tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của nhà trường.

- Quản lý kế hoạch của giáo viên để nắm được nội dung, phương pháp, chương trình những việc làm cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại công việc cụ thể được giao.

- Quản lý kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm để xác định rõ kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn tổ chức đoàn đội hội phụ huynh trong việc quản lý chất lượng văn hoá và hạnh kiểm của học sinh.

- Quản lý tốt kế hoạch của tổ văn phòng, hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường vì tổ văn phòng là bộ phận hố trợ và phục vụ cho công tác dạy và học nhà trường, hồ sơ sổ sách là minh chứng các hoạt động của nhà trường.

2.3.2. QL hoạt động giảng dạy của GV THCS Thành phố Cẩm Phả theo các yêu cầu của trường chuẩn QG

* Quản lí kế hoạch dạy học, chương trình dạy học:

Bảng 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL kế hoạch dạy học, chương trình dạy học theo chuẩn QG‌

Nội dung quản lí kế hoạch dạy học,

chương trình dạy học

Thực hiện thường xuyên

Thực hiện không thường xuyên

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1. Tổ chức cho GV nắm vữngchương trình dạy học, kế hoạch năm học, nhiệm vụ

năm học


26


76%


8


24%


0


0%

2. Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của năm

học, học kì, tháng, tuần


34


100%


0


0%


0


0%

3. Duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn và GV. Tổ chức theo dõi

việc thực hiện kế hoạch


24


71%


8


24%


2


5%

4. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học thông qua hồ sơ, giáo án, kết quả học tập

của học sinh, các loại sổ,…


24


71%


10


29%


0


0%

5. Có biện pháp xử lí GV thực

hiện sai quy chế chuyên môn

16

47%

10

29%

8

24%

Qua bảng điều tra 2.4 ta thấy: Các nội dung quản lý kế hoạch dạy học, chương trình dạy học theo chuẩn QG thực hiện thường xuyên giao động với biên độ lớn từ 47% đến 100% ; thực hiện không thướng xuyên giao động trong khoảng từ 24% đến 29% ; vấn còn 2 trường không thực hiện ở nội dung 2 chiếm 5%, có 8 trường không thực hiện nội dung 5 chiếm 24%

Qua phân tích bảng điều tra 2.4 rút ra bài học kinh nghiệm trong QL kế hoạch dạy học, chương trình dạy học theo chuẩn QG như sau: Các Hiệu trưởng quản lí, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, hướng dẫn GV xác định mục tiêu đúng đắn và phải tìm, lựa chọn biện pháp thực hiện được mục tiêu đề ra. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình giảng dạy hàng tuần, hàng tháng qua các phương tiện hỗ trợ như: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra, bài kiểm tra chất lượng học tập của HS. Bên cạnh đó ở một số trường miền núi việc duyệt kế hoạch tổ chuyên môn thực hiện không thường xuyên, thậm chí có 01 trường không thực hiện.

* Quản lí phân công giảng dạy:

Bảng 2.5. Ý kiến của cán bộ quản lý về phân công giảng dạy của các trường THCS theo chuẩn QG‌

Phân công

chuyên môn

Rất quan tâm

Quan tâm

Không quan tâm

SL

%

SL

%

SL%

%

1. Năng lực chuyên

môn của GV

20

59%

10

29%

4

12%

2. Kết quả công việc

được giao năm học trước

12

35%

14

41%

8

24%

3. Quyền lợi của HS

16

47%

12

35%

6

18%

4. Nguyện vọng của GV

14

41%

14

41%

6

18%

5. Điều kiện thực tế của

nhà trường

18

53%

16

47%

0

0%

Qua bảng 2.5 ta thấy: Các nội dung trong phân công giảng dạy chưa được nhà trường quan tâm sâu sát, còn tỷ lệ cao từ 12% đến 24% các nhà trường không quan tâm đến các nội dung trong phân công chuyên môn.

Qua phân tích bảng điều tra 2.5 rút ra bài học kinh nghiệm QL trong phân công chuyên môn như sau:

- Khi phân công giảng dạy thì hiệu trưởng thường căn cứ vào một số cơ sở sau: Năng lực chuyên môn, kết quả công việc được giao năm trước, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của HS và tham khảo nguyện vọng của GV.

- Phân công GV đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả tốt. Ngược lại, nếu phân công nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ dẫn đến hậu quả xấu của hoạt động nhà trường. Cho nên nhà quản lí phải lắng nghe nguyện vọng của GV và lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng từng trường hợp để phát huy tốt khả năng của từng người.

Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL giảng dạy của GV các trường THCS



Nội dung QL


Xây dựng kế hoạch

Tổ chức thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Kiểm tra đánh giá thực hiện kế

hoạch

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Quản lí kế hoạch dạy học, chương trình dạy học

Rất tốt

12

35%

11

32%

10

29%

11

32%

Tốt

15

44%

15

44%

16

47%

13

38%

Không tốt

7

21%

8

24%

8

24%

10

29%

Quản lí phân công giảng dạy

Rất tốt

9

26%

13

38%

13

38%

10

29%

Tốt

15

44%

11

32%

11

32%

14

41%

Không tốt

10

29%

10

29%

10

29%

10

29%

Quản lí chuẩn bị giờ lên lớp

Rất tốt

12

35%

13

38%

10

29%

11

32%

Tốt

18

53%

11

32%

22

65%

20

59%

Không tốt

4

12%

10

29%

2

6%

3

9%

Quản lí GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Rất tốt

9

26%

17

50%

17

50%

17

50%

Tốt

15

44%

17

50%

17

50%

17

50%

Không tốt

10

29%

0

0%

0

0%

0

0%

Quản lí bồi dưỡng giáo viên

Rất tốt

15

44%

18

53%

16

47%

13

38%

Tốt

13

38%

12

35%

11

32%

12

35%

Không tốt

6

18%

4

12%

7

21%

9

26%

Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học

Rất tốt

5

15%

5

15%

5

15%

5

15%

Tốt

25

74%

25

74%

25

74%

17

50%

Không tốt

4

12%

4

12%

4

12%

12

35%

QL nề nếp hoạt động tổ chuyên môn

Rất tốt

10

29%

10

29%

10

29%

8

24%

Tốt

20

59%

20

59%

20

59%

16

47%

Không tốt

4

12%

4

12%

4

12%

10

29%

QL hồ sơ sổ sách của GV

Rất tốt

18

53%

18

53%

18

53%

17

50%

Tốt

16

47%

16

47%

16

47%

17

50%

Không tốt

0

0%

0

0%

0

0%

0

0%


Qua bảng 2.6 ta thấy: Các nội dung QL các trường làm tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao từ 71% đến 100%, bên cạnh đó vẫn còn các nội dung làm không tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao từ 26% đến 29%.

Qua phân tích bảng điều tra 2.6 rút ra bài học kinh nghiệm QL trong giảng dạy các trường THCS như sau:

* Quản lí chuẩn bị giờ lên lớp:

Công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp là do GV tự làm ở nhà. Cho nên, HT chỉ có thể quản lí một cách gián tiếp thông qua những công việc như sau:

- Chỉ đạo GV lập kế hoạch cho việc soạn giảng và chuẩn bị giờ lên lớp.

- Cùng với PHT và các TTCM:

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng môn học, thậm chí từng loại bài học.

+ Có kế hoạch kiểm tra, nhận xét, đóng góp cho bài soạn giảng của GV ngày một tốt hơn.

+ Kiểm tra và giúp đỡ việc chuẩn bị đồ dùng và các thiết bị dạy học.

* Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản hoạt động của GV là kết quả của lao động sư phạm, chất lượng kiến thức của HS, mức độ phát triển kĩ năng áp dụng kiến thức…

HT phải quản lí nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá học tập của HS mới có số liệu chính xác để đánh giá GV. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp thành, là một thành tố của quá trình dạy học. Kết quả học tập của HS chính là kết quả giảng dạy của thầy giáo. Kiểm tra được coi như một nguyên tắc của mối liên hệ ngược. Từ thông tin đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình dạy học. Muốn vậy đòi hỏi HT phải nắm được tình hình kiểm tra và đánh giá kết quả học tập HS của giáo viên.

* Quản lí bồi dưỡng giáo viên:

Bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng

dạy học của nhà trường và với bản thân GV. Để công tác bồi dưỡng GV có hiệu quả, HT cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV về năng lực, GV xác định yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt. Trên cơ sở đó, HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của trường về nội dung, thời gian, đối tượng. Nội dung bồi dưỡng GV thường là:

- Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm và có nề nếp chuyên môn tốt.

- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Chuyên môn về phương pháp bộ môn, hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn GV tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.

- Đi sâu giúp GV mới ra trường, GV yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức kèm cặp, giúp đỡ tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và dự giờ thăm lớp.

- Ngoài ra, CBQL cần động viên cử GV đi dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do sở giáo dục, phòng giáo dục tổ chức. Tạo điều kiện cho GV học tập các lớp chuẩn hoá trình độ theo kế hoạch chung để nhà trường nhanh chóng có đội ngũ GV đạt chuẩn theo qui định. Nghĩa là GV THCS phải có trình độ cao đẳng trở lên.

* Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học: Quản lí việc đổi mới PPDH đòi hỏi người HT phải:

- Nắm bắt và phổ biến kịp thời đến GV những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lí nhà nước về việc đổi mới PPDH, hoặc cử người đi tập huấn các chương trình bồi dưỡng đổi mới PPDH.

- Tổ chức những chuyên đề đổi mới PPDH để GV có thể ngồi lại trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi những cái hay, cái mới.

- Coi việc đổi mới PPDH như là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy và có biện pháp kiểm tra, góp ý, giúp đỡ cho GV.

- Đổi mới các phương tiện, thiết bị, kĩ thụât hỗ trợ dạy học. Quản lí việc sinh hoạt tổ, nhóm và thực hiện các qui chế chuyên môn của GV, cụ thể là chỉ đạo cho PHT và các TTCM có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc GV thực hiện tốt các loại hồ sơ, sổ sách, giáo án, giáo cụ (ĐDDH), giờ lên lớp, chấm - trả bài, kiểm tra - đánh giá HS, nâng cao tinh thần tự bồi dưỡng nâng lực chuyên môn, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

Ngày đăng: 19/07/2023