Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia Ở Thành Phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Giai Đoạn 2010-2015

vậy Cẩm Phả là một đô thị phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, cảng biển và du lịch. Giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13,4%, thu nhập bình quân 54,54 triệu đồng/người/năm. Song song với việc phát triển kinh tế Cẩm Phả cũng rất quan tâm đến đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để thực hiện mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015.

Cẩm Phả có 11 dân tộc anh em trong đó người Kinh chiếm 94,94%, các phong tục tập quán của các dân tộc cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Các yếu tố về quản lý nhà trường:

Để xây dựng và phát triển nhà trường đáp ứng 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng nhà trường cần:

+ Hiệu trưởng nhà trường cần xác định được các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, rèn luyện kỹ năng quản lý, xác định các nguyên tắc và phương pháp quản lý, các động lực và giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả QLGD của nhà trường.

+ Nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng phải thể hiện rõ hai vai trò này trong quá trình vận hành nhà trường, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển nhà trường đáp ứng các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia và mục tiêu đổi mới giáo dục.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia ở thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015

2.4.1. Các nội dung quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Cẩm Phả - Quảng Ninh

2.4.1.1. Lập kế hoạch xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia

Theo các nội dung điều tra mục 2.3 và tìm hiểu thực tế ở các trường THCS Cẩm Phả cho thấy:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đa số các trường đã lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia làm cơ sở cho quá trình tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên có rất ít bản kế hoạch được xây dựng một cách dài hơi, khoa học, có đánh giá chi tiết thực trạng của nhà trường đối chiếu với từng tiêu chí của mỗi tiêu chuẩn, do đó kế

hoạch thiếu tính bao quát, thiếu tầm nhìn, dẫn đến sự bị động trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 9

Bên cạnh đó có một số trường lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia được lồng ghép trong quy hoạch phát triển nhà, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch từng học kỳ của nhà trường dẫn đến thiếu tính chi tiết, sơ sài và sẽ gặp khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Từ thực trạng việc lập kế hoạch xây dựng trường THCS chuẩn QG ở Cẩm Phả cho thấy: kế hoạch phải khoa học, chi tiết, cụ thể, thiết thực khả thi, rõ trọng tâm, rõ chương trình hành động và rõ lộ trình thực hiện. Kế hoạch phải có tầm nhìn, có thời gian, có mục tiêu, có tính bao quát rộng.

2.4.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường

Theo các nội dung điều tra mục 2.3 và tìm hiểu thực tế ở các trường THCS Cẩm Phả cho thấy:

Công tác triển khai kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên việc triển khai ở một số trường chưa chi tiết, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, còn máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo.

Một số trường chưa thành lập ban chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, do đó đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường.

Về hình thức triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa đa dạng, chủ yếu lựa chọn hình thức “tập trung nghe phổ biến” mà ít quan tâm đến hình thức tuyên truyền, nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, trách nhiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia của toàn thể CB, GV, NV, HS và nhân dân, do đó khó đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Như vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường phải được tiến hành một cách đồng bộ, linh hoạt sáng tạo. Hình thức triển khai đa dạng phong phú. Phải đảm bảo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ, các lực lượng xã hội tham gia trong khuân khổ quy định của pháp luật.

2.4.1.3. Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG

Theo các nội dung điều tra mục 2.3 và phỏng vấn thực tế ở các trường THCS Cẩm Phả cho thấy:

Về cơ bản Hiệu trưởng các trường đã thực hiện đúng vai trò chỉ đạo các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời đã kịp thời quan tâm, động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra; có sự điều tiết hài hòa, phù hợp mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo còn một số vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, đó là: quyết định chỉ đạo cần cụ thể, rõ ràng hơn; phân công nhiệm vụ cần điều tiết hài hòa sao cho khoa học, đúng người, đúng việc hơn.

Từ thực tế, công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Cẩm Phả thời gian qua cho thấy, khi chỉ đạo các hoạt động phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng thời kịp thời quan tâm, động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra; có sự điều tiết hài hòa, phù hợp mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận. Quyết định chỉ đạo cần cụ thể, rõ ràng; phân công nhiệm vụ khoa học, đúng người, đúng việc

2.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Đây là việc làm thường xuyên của các Hiệu trưởng ở thành phố Cẩm Phả, nhằm xem xét, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường có phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch đã đề ra hay không. Đa số Hiệu trưởng làm tốt việc xây dựng chương trình kiểm tra, thành lập tổ kiểm tra theo từng giai đoạn; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và phát hiện những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; xác định rõ nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại hạn chế để kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh, bổ sung các nội dung của kế hoạch nhằm đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên một số Hiệu trưởng việc kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, kiểm tra chủ yếu bằng hình thức kiểm tra qua nghe báo cáo của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, thiếu chặt chẽ, không ban hành quyết định thành lập tổ

kiểm tra, không xác định rõ nội dung và hình thức kiểm tra nên việc kiểm tra còn mang tính hình thức, không hiệu quả.

Kinh nghiệm thực tế về nội dung quản lý này ở Cẩm Phả trong giai đoạn vừa qua cho thấy: Hiệu trưởng phải kiểm tra theo từng giai đoạn; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và phát hiện những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; xác định rõ nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp mục tiêu kế hoạch, bổ sung kịp thời.

2.4.2. Các biện pháp quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2015

2.4.2.1. Tổ chức giáo dục tư tưởng trong đội ngũ về việc xây dựng trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia

Đa số Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ các các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiệu trưởng phải thấu hiểu các văn bản sau đó tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường để họ thấm nhuần các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về giáo dục.

Như vậy, việc tổ chức giáo dục tư tưởng trong đội ngũ về xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG: Hiệu trưởng phải thấu hiểu các văn bản sau đó tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường để họ thấm nhuần các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về giáo dục từ đó họ hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, vai trò và trách nhiệm của mình trước thế hệ trẻ

2.4.2.2. Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về việc xây dựng trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia

Đa số các Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo của địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhằm huy động sức mạnh tổng hợp tập trung vào các nội dung: mục đích ý nghĩa quy chế xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch và các bước thực hiện của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kinh nghiệm thực tế từ nội dung này cho thấy: Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong lãnh đạo của địa phương, các đoàn thể xã hội, của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra sự chuyển biến về nhận thức từ đó huy động sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

2.4.2.3. Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT

Đa số các nhà trường làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn, từ đó mà trình Hội đồng nhân dân các cấp công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.

Nhà trường tham mưu phòng GD&ĐT số lượng cán bộ, nhân viên và tỷ lệ giáo viên cần có của trường để lãnh đạo phòng xem xét chủ động điều động con người. Đề xuất và tham mưu phòng GD&ĐT đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất như: mua sắm trang thiết bị dạy học, thiết bị các phòng học bộ môn.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thuận lợi về diện tích đất trường hoc, xây dựng khuân viên nhà trường, xây dựng khu hiệu bộ, xây dựng các phòng học,... Làm tốt công tác tham mưu phòng GD&ĐT nhà trường có được đội ngũ và các hạng mục cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn.

2.4.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quôc gia

Đa số các Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng theo 5 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tổ chức kiểm tra, giám việc xây dựng trường chuẩn quốc gia theo theo 5 tiêu chuẩn và sắp xếp hồ sơ khoa học và đầy đủ.

Qua thực tế việc tổ chức chỉ đạo thực hiện việc xây dựng trường học đạt chuẩn QG cho thấy: Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng theo 5 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường chuẩn quốc gia

Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở thành phố Cảm Phả - Tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia đã được các nhà trường có những thành tựu, những tồn tại và hạn chế như sau:

* Thành tựu đạt được:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban chuyên môn thành phố và Đảng ủy - HĐND - UBND các phường xã đến năm 2014 thành phố Cẩm Phả 83,6% số trường dược công nhận đạt chuẩn quốc gia, thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ GV ngành GD, và cũng là sự vận dụng khoa học kinh nghiệm đã có. Cũng từ đây chất lượng GD toàn diện HS đạt hiệu quả cao, thực hiện nhanh chóng chương trình kiên cố hóa trường lớp, kiện toàn các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ GV. Công tác XH hóa hoạt động GD đạt được nhiều thành tích.

* Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng các trường dạt chuẩn quốc gia vẫn còn một số tồn tại đó là:

- Qui hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp chưa kịp thời, nhiều trường chưa đủ diện tích đất theo qui định, thiếu các phòng chức năng và phòng học bộ môn chưa đạt quy chuẩn.

- Sự phối kết hợp của các phòng ban trong qui hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng chưa nhất quán quan điểm.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu.

- Nội dung, phương pháp giáo dục mặc dù đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế; còn có những nội dung trong chương trình giáo dục ở cấp học không thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn với yêu cầu thực tế của xã hội, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của mọi đối tượng học sinh.

- Chất lượng học sinh trên địa bàn trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hộ nghèo và hoàn cảnh gia đình phức tạp nên việc quan tâm giáo dục con em cũng hạn chế, các em không có ý thức học tập; ngoài ra còn có nhiều học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ...Do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục học sinh.

- Công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chưa theo kịp phát triển kinh tế xã hội

* Nguyên nhân của thực trạng trên

- Thuận lợi: Quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến địa phương đều nhận định rõ vai trò của GD trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - XH, coi trọng đầu tư cho GD là tạo động lực cho sự phát triển địa phương một cách nhanh và bền vững nhất. Các tầng lớp nhân dân, CMHS và từng đồng chí cán bộ GV đều thấy rõ vai trò trường chuẩn QG. Tất cả các nhà trường đều nhận thức được vai trò quan trọng của trường đạt chuẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD.

- Thời cơ: Chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình, nội dung sách giáo khoa phổ thông của nhà nước. Chủ trương về kiên cố hóa, hiện đại hóa trường học, diện tích đất dành cho xây trường lớp đang được ưu tiên hàng đầu trong qui hoạch phát triển mạng lưới nhà trường. Đội ngũ cán bộ chuyên viên, hiệu trưởng, GV, NV có độ tuổi trẻ, năng lực chuyên môn từ đạt chuẩn và trên chuẩn, yêu và tâm huyết với nghề.

- Khó khăn: Việc mở rộng đất cho trường THCS Trọng Điểm, THCS Quang Hanh là rất khó khăn vì đây là các trường trung tâm thành phố, xung quanh trường không có đất nông nghiệp hoàn toàn là đất phi nông nghiệp, người dân xây nhà ở kiên cố, để mở rộng trường kinh phí đền bù rất cao.

Kết luận chương 2


Chương 2 của luận văn đã tập trung nghiên cứu một vài nét về thực trạng GD của thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là thực trạng GDTHCS; Thực trạng biện pháp QL của hiệu trưởng các trường trong quá trình QL xây dựng trường chuẩn QG nói chung và thực trạng QL xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG nói riêng của thành phố và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó. Có thể tóm tắt nội dung chủ yếu như sau:

Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trẻ, phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, có điều kiện kinh tế thuận lợi, có tiềm năng phát triển GD. Các bậc học, ngành học phát triển cân đối, quy mô trường lớp phát triển mở rộng. Chất lượng GD toàn diện HS từng bước được nâng cao, đội ngũ GV được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn đạt 100%. Khối GD THCS đã có 12/17 trường đạt chuẩn QG đạt tỉ lệ 70.5%. Công tác phối hợp QL việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG của hiệu trưởng các trường THCS với phòng GD&ĐT và các phòng ban liên quan của thành phố đã đưa ra được nhiều giải pháp tích cực trong quá trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn QG.

Chương 2 đã lý giải các nguyên nhân cơ bản của thực trạng các biện pháp QL và phân tích nguyên nhân những việc đã làm được và những việc chưa làm được trong quá trình xây dựng trường chuẩn QG. Từ kết quả nghiên cứu trên đây, tôi đề xuất một số biện pháp QL và giải pháp xây dựng trường THCS ở thành phố Cẩm Phả sớm đạt 100% các trường THCS đạt chuẩn QG

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí