Tổ Chức Câu Lạc Bộ Hiệu Trưởng Trường Thcs Để Các Trường Trao Đổi Kinh Nghiệm Quản Lý

xuyên tỉnh và phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho CBQL nói chung và cho Hiệu trưởng trường THCS nói riêng; báo cáo UBND huyện, trình Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu và đánh giá năng lực của cán bộ quản lý theo hồ sơ năng lực. Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và Hiệu trưởng trường THCS nói riêng theo kế hoạch đảm bảo thời gian tập trung và duy trì các nội dung hàng tháng sinh hoạt sau khi tập huấn.

Phòng Giáo dục - Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng nội dung, chương trình, đề xuất phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý theo nhu cầu xác định. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng để khuyến khích học viên tham gia bồi dưỡng hiệu quả.

Phòng có nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia tập huấn bồi dưỡng có năng lực, có khả năng thu hút người học tham gia. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng. chỉ đạo báo cáo viên đảm bảo tính cân đối giữa học lý thuyết với học thực hành, thảo luận, seminar và trải nghiệm thực tế của học viên.

Phòng GD&ĐT, Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng trường THCS. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý, tiếp tục bồi dưỡng để bổ nhiệm lại.

Vận dụng và thực hiện các quy định của nhà nước đối với chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức; chế độ nâng lương trước thời hạn, chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng,...

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng Giáo dục - Đào tạo phải khảo sát đánh giá đúng nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý.

Báo cáo viên phải có năng lực giảng dạy và am hiểu về quản lý giáo dục và quản lý hành chính nhà nước về giáo dục.

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

3.2.4. Khai thác nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 11

Khai thác nguồn lực phục vụ bồi dưỡng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng phát triển, giúp học viên và báo cáo viên hoàn thành tốt mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đề ra. Phòng Giáo dục - Đào tạo nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ quản lý.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Thời đại ngày nay là thời đại của xu thế toàn cầu hóa, xu thế hợp tác hóa để cùng phát triển. Một cơ sở giáo dục khép kín sẽ không phát triển được. Việc XHHGD là quá trình hợp tác, cộng đồng trách nhiệm của các LLXH và cộng đồng dân cư vào sự phát triển giáo dục; Đồng thời, sự phát triển của các trường THCS sẽ đem lại nhiều lợi ích về giáo dục cho cộng đồng dân cư. Mặt khác toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, đòi hỏi khách quan phải XHHGD, đồng thời cũng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ quá trình này để đảm bảo mục tiêu GD & ĐT của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của xã hội phát triển đặt ra.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, nhất quán của các cấp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của GD THCS, giúp cho Hiệu trưởng phát huy được chức năng trong điều hành, quản lý các hoạt động trong đó có hoạt động XHHGD ở các trường THCS; bản chất của công tác này quy định XHH GD là huy động cả xã hội tham gia công tác GD.

Để thực hiện công tác XHH có hiệu quả đòi hỏi cần phải có những quy định pháp lý về cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Uỷ Ban nhân dân

Huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các phòng chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, tuyên truyền, thuyết phục người dân có nhận thức đúng về vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của công tác XHHGD. Phát huy vai trò của nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia xây dựng phát triển môi trường giáo dục tạo sự thống nhất trong giáo dục, giúp Hiệu trưởng phát huy năng lực của mình và không ngừng tự hoàn thiện năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của quản lý trường THCS.

Nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục cho Hiệu trưởng các trường THCS gồm nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn ngoài ngân sách (Tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tập thể, cá nhân, các mệnh thường quân…).

Phòng Giáo dục - Đào tạo có thể tranh thủ sự giúp đỡ của trường Cao đẳng hoặc đại học sư phạm trên địa bàn về nguồn nhân lực giảng viên, báo cáo viên, đặt hàng với cơ sở đào tạo về mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý để tìm kiếm nguồn lực giảng viên, báo cáo viên có năng lực và có uy tín cao.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền địa phương về nguồn lực tài chính hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng hiệu quả.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các ban ngành cần có nhận thức đúng về quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục, quan điểm sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Trên cơ sở đó sẵn sàng tham gia phát triển đội ngũ ngành giáo dục về nhân lực, vật lực, tài lực.

Phòng Giáo dục - Đào tạo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động cộng đồng, cơ quan đoàn thể, ban ngành tham gia phát triển giáo dục địa phương nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục THCS nói riêng.

Cán bộ quản lý trường THCS phải tự ý thức về yêu cầu phẩm chất năng lực của người Hiệu trưởng trong quản lý hành chính nhà nước về giáo dục từ đó tự giác học tập, hoàn thiện nhân cách.

3.2.5. Tổ chức câu lạc bộ Hiệu trưởng trường THCS để các trường trao đổi kinh nghiệm quản lý

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Một người hiệu trưởng rất cần có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nhà trường, giống như người chèo đò phải biết chỗ nào có nước xoáy, nơi nào có vực sâu… để lái “con thuyền giáo dục” về bến an toàn. Trong công tác quản lý, người hiệu trưởng cần phải có trình độ và bản lĩnh. Vì nếu người quản lý không “có tâm” và “tri thức” thì khó thuyết phục được người khác, khó có sự nể trọng từ cấp dưới. Nhưng thực tế cho thấy khó thành công nếu người Hiệu trưởng thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sống thực tế. Nếu một Phó hiệu trưởng thấu đáo được phần việc của một Hiệu trưởng, biết cộng tác đắc lực với vị “thuyền trưởng” thì khi được bổ nhiệm lên chức Hiệu trưởng họ sẽ không gặp trở ngại gì khi bắt tay vào công việc trong nhiệm kỳ đương chức. Do họ biết đúc kết những trải nghiệm không phải của mình mà từ người khác, rồi lấy trải nghiệm từ người khác đem “vận” vào mình theo cách linh hoạt. Vì vậy việc thành lập câu lạc bộ Hiệu trưởng tạo ra môi trường để các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tham gia học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện năng lực đáp ứng yêu cầu công việc.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Tại sao vẫn có hiệu trưởng thất bại trong cách quản lý? Lý do có nhiều nhưng có thể người Hiệu trưởng đã thiếu kinh nghiệm hoặc không biết học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Vì vậy, không còn cách nào khác người Hiệu trưởng phải vừa học vừa làm. Phòng Giáo dục - Đào tạo tư vấn định hướng chọn cán bộ quản lý cốt cán thành lập câu lạc bộ Hiệu trường trường THCS, ban hành một số quy định và nội dung hoạt động của câu lạc bộ, tổ chức sinh

hoạt câu lạc bộ nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Hiệu trưởng, giúp cho những Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm học hỏi thêm kinh nghiệm trong quản lý nhà trường.

Để khắc phục tình trạng hạn chế về năng lực của một số Hiệu trưởng trường THCS, Câu lạc bộ Hiệu trưởng trường THCS các trường trao đổi kinh nghiệm quản lý, chia sẻ nguồn lực trong hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục. Câu lạc bộ có nhiều hoạt động ý nghĩa luân chuyển sinh hoạt mỗi tháng tại một trường trong huyện đăng cai, quay theo vòng; đến trường nào sẽ hiểu hơn về điều kiện của trường đó, ủng hộ từ thiện cho nhà trường, có những đóng góp ý kiến xây dựng giúp cho đồng chí Hiệu trưởng của trường đó có thêm kinh nghiệm, thêm biện pháp, giải pháp thực hiện lãnh đạo xây dựng trường phát triển hơn; qua đó tình cảm gắn bó giữa các Hiệu trưởng trường THCS khăng khít hơn. Trong vòng sinh hoạt cần ưu tiên những trường đang gặp khó khăn hoặc có Hiệu trưởng mới bổ nhiệm.

Các Hiệu trưởng có thể phối hợp để tổ chức bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi, phát triển giáo dục cộng đồng trên địa bàn và nâng cao năng lực quản lý nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý cốt cán phải có năng lực tập hợp và thu hút các Hiệu trưởng trường THCS tích cực tham gia câu lạc bộ Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng các trường THCS có nhận thức và thái độ tích cực tham gia câu lạc bộ Hiệu trưởng để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong phát triển giáo dục địa phương.

3.2.6. Tổ chức thi Hiệu trưởng trường THCS giỏi các cấp

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Hội thi Hiệu trưởng trường THCS giỏi trong năm học là một hoạt động chuyên môn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ quản lí, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các

trường THCS nhằm nâng cao nhận thức, năng lực chỉ đạo, quản lý thực hiện đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lí, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đoàn kết, thống nhất, gắn kết công tác quản lý, chỉ đạo của các trường THCS trong cùng cụm thi đua, đồng thời công nhận và suy tôn các Hiệu trưởng có những giải pháp đổi mới có hiệu quả, đạt kết quả cao tại Hội thi.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phòng Giáo dục - Đào tạo thành lập ban tổ chức hội thi Hiệu trưởng trường THCS giỏi, ban hành Điều lệ và thể lệ cuộc thi, khuyến khích tất cả các Hiệu trưởng trường THCS tham gia cuộc thi.

Nội dung cuộc thi cần tập trung đánh giá năng lực quản lý hành chính nhà nước về giáo dục trên phạm vi đơn vị nhà trường với từng năng lực cụ thể. Thiết kế các tình huống và những vấn đề cần xử lý thể hiện năng lực của Hiệu trưởng trường THCS.

Trong Hội thi, mỗi thí sinh phải trải qua 4 phần thi gồm: màn chào hỏi; kiến thức quản lý, lãnh đạo; xử lý tình huống và phần thi năng khiếu. Ở màn chào hỏi là phần thi giữa các đội, mỗi đội là phần chung sức giữa các Hiệu trưởng của 1 cụm thi đua. Phần thi kiến thức quản lý, lãnh đạo có thể gồm 01 bài thi viết về công tác kiểm tra nội bộ trường học; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường học; mô hình trường học mới cấp THCS; đổi mới hoạt động chuyên môn bằng nghiên cứu bài học; Xây dựng phát triển đội ngũ; Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường; Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn; Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS; Xây dựng văn hóa nhà trường; Điều lệ trường THCS…một phần thuyết trình về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học của từng đơn vị và mô hình trường học gắn với thực tiễn. Phần thi xử lý tình huống là giải quyết một tình huống thực tế diễn ra trong trường do Ban tổ chức xây dựng liên quan đến công tác quản lý của người Hiệu trưởng, còn phần thi năng

khiếu thể hiện năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục hoặc các năng khiếu cá nhân (Hát, múa, nhạc kịch, cắm hoa…).

Ở Hội thi các cán bộ quản lý có cơ hội thể hiện được kiến thức và năng lực của mình. Đây cũng là cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và cũng là đợt bồi dưỡng năng lực quản lý cho toàn thể đội ngũ lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn. Đồng thời, nhằm khích lệ động viên đội ngũ cán bộ quản lý tích cực đổi mới cách chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục tại đơn vị.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức cần đánh giá trao giấy chứng nhận Cán bộ quản lý giỏi cho các đồng chí Hiệu trưởng giỏi và phân giải nhất, nhì, ba….

Hội thi “Hiệu trưởng trường THCS giỏi” thành công sẽ là cơ sở để bậc học THCS huyện nhà đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của mình và lựa chọn được những nhân tố suất xắc.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng Giáo dục - Đào tạo cần có nguồn tài chính phục cho Hội thi

Công tác chuẩn bị cho Hội thi phải đầy đủ và chu đáo đặc biệt là chuẩn bị nội dung của Hội thi.

Ban giám khảo phải đánh giá công tâm nhằm tạo động lực cho Hiệu trưởng phấn đấu.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên đóng vai trò rất quan trọng trong bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS. Tuy mỗi biện pháp có mục đích, nội dung, cách tổ chức thực hiện, điều kiện để thực hiện khác nhau, song nó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau, các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý. Nếu tách bạch từng biện pháp riêng lẻ một cách tuyệt đối thì không có tác dụng đem lại lợi ích, giá trị đối với công tác bồi dưỡng năng lực

quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Trong quá trình bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS càng phải chú ý vận dụng các biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, thì đội ngũ hiệu trưởng trường THCS mới phát huy được khả năng quản lý hành chính Nhà nước một cách đồng bộ, chất lượng được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đổi mới QLGD hiện nay.

Trong 6 biện pháp nêu trên, biện pháp số 2, số 3 và biện pháp số 4 là các biện pháp trọng tâm, các biện pháp còn lại là những biện pháp điều kiện và biện pháp bổ trợ. Đòi hỏi trong quá trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng trường THCS phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu.

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tác giả đã dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của cán bộ QL phòng GD&ĐT; phòng Nội vụ; Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT; CBQL và Tổ trưởng, Tổ phó các trường THCS về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tổng số có 156 ý kiến tham gia trả lời.

- Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo: 3 người

- Lãnh đạo Phòng Nội vụ 3 người

- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT 3 người

- Nhóm trưởng các bộ phận và chuyên viên 11 người

- CBQL các trường THCS 41 người

- Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, Kế toán các trường 95 người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022