Chương 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Nguyên tắc khi tổng kết kinh nghiệm
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Các bài học kinh nghiệm rút ra phải xuất phát từ thực tế của ngành và địa phương. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của các trường THCS và thực tiễn quản lý của Hiệu trưởng các trường trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả. Các bài học kinh nghiệm rút ra phải quan tâm đến thực trạng của các trường, những nhu cầu thực tế của các trường nằm trong khả năng nguồn lực cho phép; hạn chế tính chủ quan, phiến diện khi rút ra những bài học kinh nghiệm.
Các bài học kinh nghiệm rút ra phải phù hợp với chức năng quản lý của người hiệu trưởng, thống nhất được yêu cầu và khả năng thực hiện. Như vậy, mới có giá trị trong thực tiễn quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở địa phương.
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các bài học kinh nghiệm rút ra trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường, tập thể sư phạm, được thống nhất trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đoàn thể và nhân dân, tạo ra sức mạnh nội lực để thực hiện được các yêu cầu mà tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đặt ra.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Trường Trên Địa Bàn Thành Phố Cẩm Phả
- Ql Hoạt Động Học Tập Của Hs Thcs Thành Phố Cẩm Phả Theo Chuẩn Qg
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia Ở Thành Phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Giai Đoạn 2010-2015
- Bài Học Thư Năm: Tổ Chức Chỉ Đạo Tăng Cường Quản Lý Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Của Gv
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Bài Học Kinh Nghiệm
- Phiếu Khảo Sát Thực Trạng Nhà Trường Theo 5 Tiêu Chuẩn Của Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Kế thừa là sự tiếp nối giữa những việc đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm đòi hỏi người nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có.
Khi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả, phải thể hiện các cách làm mới, dựa trên cơ sở nền tảng của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, của nhà trường.
Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển bền vững và tránh được tình trạng duy ý chí trong công tác quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả điều tra, khảo sát, phân tích thực tiễn về các chuẩn quốc gia của trường THCS, nhất là qua thực tế xây dựng những trường đã đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả trong những năm qua, chúng tôi nhận thức được rằng: để xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia cần có nhiều nỗ lực kiên trì, có sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, có bước đi cụ thể trong từng năm học với nhiều biện pháp.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tổng kết một số bài học kinh nghiệm quản lý rút ra của Hiệu trưởng đối với công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hoàn thành yêu cầu chuẩn của trường THCS, tạo ra hiệu quả và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Các bài học kinh nghiệm cụ thể:
3.2.1. Bài học thứ nhất: Tổ chức chỉ đạo tuyên truyền nâng cao nhận thức mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
3.2.1.1. Mục tiêu của bài học (cần thống nhất trong cách diễn đạt thể hiện hình thức của 8 bài học kinh nghiệm)
Tuyên truyền để cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường học đạt chuẩn QG là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Từ đó họ quyết tâm cao trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG, họ thật sự nhận thấy đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cộng đồng.
3.2.1.2. Nội dung bài học
Cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên cần có sự hiểu biết về nội dung, tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, của nhà trường THCS nói riêng.
Những nội dung kiến thức này được lựa chọn từ hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước: các văn kiện của Đại hội Đảng, các văn bản pháp luật về giáo dục. Trong đó, cần xác định Luật Giáo dục 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều lệ nhà trường trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (2012); Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đặc biệt cần hiểu biết đầy đủ nội dung của 5 tiêu chuẩn trong Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Để công tác tuyên truyền có hiệu quả, hiệu trưởng cần phải thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã hội Hiệu trưởng nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đưa nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia vào nghị quyết, chương trình hành động của địa phương. Đây là vấn đề mang tính quyết định vì các nguồn lực để xây dựng trường chuẩn quốc gia bao gồm cả nguồn lực về tài chính, con người, các điều kiện liên quan, lộ trình và các giải pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ được quy định trong nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương; điều đó thể hiện tầm quan trọng và quyết tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia của cả hệ thống chính trị. Tuyên truyền gián tiếp thông qua các văn bản, báo cáo với các cấp, các ngành,
các đoàn thể cơ liên quan.
Thứ hai: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Cung cấp đầy đủ, kịp thời đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên những thông tin, văn bản về xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn; mời cả đại diện lãnh đạo chính quyền, đoàn thể xã, phường tham gia.
Tổ chức hội thảo chuyên đề xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ.
Tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh, cuộc họp của các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường khi được mời tham dự.
Thực tế cho thấy, nếu CBQL, GV, NV được trang bị những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý xây dựng trường chuẩn sẽ không dao động, nao núng trước những dư luận bàn ra, tán vào, không ngần ngại trước những khó khăn của cuộc sống, công việc mà sẽ năng động sáng tạo hơn, tích cực vận dụng thực tiễn để thực hiện mục đích với hiệu quả cao nhất nhằm xây dựng đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia.
Thứ ba: Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh
Nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường phải chủ động giới thiệu tuyên truyền về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đến cha mẹ học sinh, như: Các văn bản của ngành giáo dục về trường THCS đạt chuẩn quốc gia, định hướng của cấp ủy, chính quyền, phòng GD-ĐT thành phố về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Giới thiệu những lợi ích thiết thực trong việc giáo dục học sinh nếu trường đạt chuẩn quốc gia từ thực tế các trường đã đạt chuẩn trong thành phố.
Tạo điều kiện cho thành viên của Hội cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Vận động cha mẹ học sinh tham gia đóng góp sức người, sức của, giáo dục học sinh theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Thứ tư: Các hình thức tuyên truyền khác
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của nhà trường, của ngành, các buổi tổ chức họp mặt, tổ chức kỷ niệm, các cuộc giao lưu, phong trào thi đua...
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Kế hoạch tuyên truyền phải được hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng cụ thể, nội dung thiết thực, hình thức thích hợp, có trọng tâm
Phương châm tuyên truyền là kiên trì, liên tục, lấy thực tế để tuyên truyền, giáo dục, đi sâu vào tâm tư, tình cảm từng đối tượng để vận động thuyết phục.
Nhà trường cần có đội ngũ báo cáo viên, có tâm huyết với các phong trào của nhà trường hoặc của ngành.
Có điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng hội họp, có các phương tiện nghe nhìn, có các phương tiện thông tin tuyên truyền ở quy hoạch phát triển nhà trường
3.2.2. Bài học thứ hai: Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của bài học
Xây dựng kế hoạch để phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
3.2.2.2. Nội dung bài học
Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia một cách khoa học, cụ thể, thiết thực, khả thi, trong đó xác định rõ chương trình hành động và lộ trình thực hiện, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết, biện pháp thực hiện, sao cho kế hoạch xây dựng được vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện định hướng, điều chỉnh, thúc đẩy, huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt hiệu quả cao nhất.
Bản kế hoạch phải vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể, đảm bảo tính pháp lý, khoa học, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, năng lực của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia, đảm bảo kế hoạch mang tính khả thi nhất nhằm lần lượt hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định của trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn.
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia nhằm xác định rõ trách nhiệm cho những người được phân công nhiệm vụ, nhờ đó các công việc cụ thể sẽ được tiến hành nhịp nhàng, trôi chảy, đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, ban chỉ đạo thực sự là trung tâm nòng cốt cho mọi hoạt động và là nhân tố đặc biệt quan trọng để có được sự thành công.
Kiểm tra, thanh tra là thu thập thông tin phản hồi từ phía đối tượng quản lý để biết kết quả hoạt động của bộ máy, kịp thời điều chỉnh các sai lệch, làm cho sự hoạt động đạt hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra.
Kiểm tra tác động đến hành vi của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm người thừa hành, kịp thời khuyến khích, động viên, nhắc nhở người sai sót, khuyến khích động viên người tốt, việc tốt, ngăn chặn các sai sót có thể xảy ra làm cho bộ máy hoạt động tốt hơn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần tập trung những nội dung sau: Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm bên trong, bên ngoài nhà trường. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Khi xây dựng kế hoạch của nhà trường cần phải có đầy đủ các số liệu thống kê của các năm học trước về tất cả các mặt hoạt động làm căn cứ cho việc đề ra các chỉ tiêu phấn đấu.
Cần chú ý đến những thay đổi, cân nhắc việc huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra.
Cần có các biện pháp ứng phó với các thay đổi trong quá trình thực hiện.
3.2.3. Bài học thư ba: Xây dựng các tổ chức trong nhà trường Trung học cơ sở theo chuẩn Quốc gia
3.2.3.1. Mục tiêu của bài học
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển giáo, xây dựng và củng cố các tổ chức trong nhà trường Trung học cơ sở theo chuẩn Quốc gia
3.2.3.2. Nội dung của bài học
Nhà trường thành lập tổ chuyên môn theo chuẩn. Kiện toàn tổ hành chính có đủ các NV.Thành lập Ban đại diện CMHS nhà trường, các hội đồng trong nhà trường. Củng cố tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn, Đoàn, Đội TN CSHCM sản Hồ Chí Minh…
3.2.3.3. Cách tiến hành
Hiệu trưởng các trường thực hiện công tác rà soát số lớp, số HS hiện có, nguồn tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, công tác đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức.
Giới thiệu GV phẩm chất đạo đức, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ tốt vào quy hoạch các chức danh quản lý của nhà trường.
Kiện toàn, củng cố hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật và các tổ chức đoàn thể khác trong trường.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải xác định việc xây dựng các tổ chức trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong mỗi trường học.
Hiệu trưởng xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có kế hoạch dài hạn và hàng năm cho đội ngũ CBQL đương chức và kế cận theo quy hoạch, cho từng tổ chuyên môn.
3.2.4. Bài học thư tư: Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia
3.2.4.1. Mục tiêu của bài học
Chỉ đạo bồi dưỡng, phát triển, tạo điều kiện cho đội ngũ này tiếp tục được đào tạo, đào tạo lại, được học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, phẩm chất đạo đức theo hướng chuẩn hóa nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3.2.4.2. Nội dung bài học
Đào tạo bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý. Đó còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong hoạt động, tạo ra lượng mới, chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người.
Thứ nhất: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ “Công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn nhiều yếu kém” và “Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo”. Vì vậy, tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý trường THCS nói riêng theo đúng tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn và yêu cầu hiện nay là việc làm cấp thiết. Trước mắt các cấp quản lý giáo dục cần phải rà soát nhu cầu bổ sung cán bộ quản lý đã được xác định, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng cán bộ kế cận. Đồng thời đa dạng hóa các loại hình và hình thức đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và yêu cầu công tác của từng cán bộ.
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của ngành GD-ĐT. Chương trình gồm 4 phần:
+ Phần đường lối chính sách: Cung cấp và trang bị cho học viên những kiến cơ bản của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và giáo dục ở giai đoạn hiện nay.
+ Phần quản lý hành chính nhà nước: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính nhà nước.
+ Phần quản lý GD-ĐT: Cung cấp cả phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về quản lý GD-ĐT, có liên hệ thực tế địa phương.
+ Phần kiến thức chuyên biệt: Đi sâu vào một số phương pháp luận, kỹ năng có tính chuyên biệt với các đối tượng cụ thể.
Các chương trình được xây dựng theo các chuyên đề theo một lôgic nhất định nhưng cũng có tính độc lập tương đối.
Thứ hai: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
- Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, bồi dưỡng bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm: phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp dạy học hiện đại, kỹ thuật dạy học hiện đại.
- Các nội dung bổ trợ nhằm nâng cao trình độ kiến thức toàn diện như ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học...
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường cần đề xuất, tham mưu với lãnh đạo ngành giáo dục có kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động có tính chuyên môn cao như tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về quản lý, chuyên đề nghiên cứu khoa học có tác dụng thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi giáo viên giỏi,... thu hút được nhiều người tham dự hoặc mời các chuyên gia hỗ trợ giáo viên giải quyết những khó khăn trong công tác chuyên môn.
- Thực hiện đúng quy trình quy hoạch cán bộ kế cận.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng tủ sách quản lý của nhà trường, thường xuyên cập nhật văn bản và thông tin về nghiệp vụ quản lý để bổ sung vào tủ sách nhà trường nhằm nâng cao việc tự học, tự bồi dưỡng của CBQL