Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------------------------------



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Phương Lan Lớp : Anh 3

Khóa : 45

Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 1

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng


Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 6

1.1. Lịch sử ra đời và đặc điểm của ngành vận tải hàng không thế giới: 6

1.1.1. Khái niệm vận tải hàng không 6

1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành vận tải hàng không trên thế giới: .6 1.1.3. Đặc điểm của ngành vận tải hàng không 8

1.2.Tổng quan về ngành vận tải hàng không Việt Nam:

1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam 10

1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 12

1.2.2.1. Cảng hàng không 12

1.2.2.2. Máy bay: 12

1.2.2.3. Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay: 13

1.3. Các tổ chức quốc tế và nguồn luật điều chỉnh: 14

1.3.1. Các tổ chức trên thế giới về ngành vận tải hàng không 14

1.3.1.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (International Air Transport Association): 14

1.3.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO (International Civil Aviation Organization): 15

1.3.1.3. Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dương AAPA (Association of Asia Pacific Airlines): 15

1.3.1.4. Hiệp hội hàng không Châu Âu AEA (Association of Europe Arlines) 16

1.3.2. Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động vận tải thế giới của thế giới và Việt Nam 17

1.3.2.1. Công ước Vác xa va 1929 17

1.3.2.2. Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác xa va 1929 17

1.3.2.3. Công ước để bổ sung Công ước Vác xa va: 17

1.3.2.4. Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vác xa va và Nghị định thư Hague 18

1.3.2.5. Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế: 18

1.3.2.6. Nghị định thư bổ sung số 1 18

1.3.2.7. Nghị định thư bổ sung số 2 18

1.3.2.8. Nghị định thư bổ sung số 3 19

1.3.2.9. Nghị định thư bổ sung số 4 19

1.4. Hiệu quả kinh doanh của ngành vận tải hàng không 19

1.4.1. Khái niệm 19

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành Vận tải hàng không 21

1.4.2.1. Các nhân tố trực tiếp 21

1.4.2.2. Các nhân tố gián tiếp 23

CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 25

2.1. Hoạt động kinh doanh vận tải hàng không một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 25

2.1.1. Bài học của ngành Vận tải hàng không của Mỹ 29

2.1.2. Bài học của ngành Vận tải hàng không Châu Âu 31

2.1.2.1. Bài học thứ nhất 31

2.1.2.2. Bài học thứ hai 37

2.1.3. Bài học từ ngành hàng không Châu Á 38

2.1.3.1. Bài học từ ngành hàng không Thái Lan 38

2.1.3.2. Bài học từ ngành hàng không Nhật Bản 40

2.1.3.3. Bài học từ ngành hàng không Singapore 42

2.2. Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế của ngành vận tải hàng không ở Việt Nam

.......................................................................................................................... 46

2.2.1. Ưu điểm 46

2.2.2. Nhược điểm 52

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM 54

3.1. Định hướng phát triển của ngành VTHK VN tới năm 2015 54

3.1.1. Thực trạng của vận tải hàng không tại Tổng công ty Hàng không VN .. 54 3.1.1.1. Vận tải hành khách 54

3.1.1.2. Vận tải hàng hóa 61

3.1.2. Dự báo và định hướng phát triển cho ngành vận tải hàng không Việt Nam tới năm 2015 63

3.1.2.1. Định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hàng không Việt nam 63

3.1.2.2. Dự báo về vận tải hàng không Việt nam tới năm 2015 69

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành vận tải hàng không Việt Nam 71

3.2.1. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư 71

3.2.2. Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước 73

3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 74

3.2.4. Hội nhập quốc tế về vận tải hàng không 75

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 76

3.2.6. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp hàng không... 76

3.2.7. Giải pháp đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường 78

3.2.8. Giải pháp đầu tư cho đội bay và mạng đường bay 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Danh mục các chữ viết tắt 82

Danh mục các bảng biểu 83


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam (VN) đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc nỗ lực gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006 và đồng thời giữ chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã góp phần làm tăng vị thế của VN trên trường quốc tế cả về kinh tế và chính trị. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng chung đang chi phối mọi hoạt động của đời sống, là một nước nghèo chậm phát triển, VN có rất nhiều cơ hội phát triển thu hẹp khoảng cách bằng việc hợp tác, học tập kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Những năm gần đây, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng về đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, trong đó phải kể đến ngành vận tải hàng không (VTHK). Đây là một ngành kinh tế quan trọng tác động sâu rộng tới nhiều mặt của kinh tế xã hội khi chuyên chở 40% giá trị hàng hóa trên toàn thế giới. Ngân hàng thế giới WB cũng đưa ra nhận định: “VTHK đã trở thành phương tiện kết nối kinh tế và xã hội trên thế giới, ngoài những lợi ích về khả năng chuyên chở nhanh ít tốn kém thì VTHK là hình thức chuyên chở không thể thay thế cho những hàng hóa giá trị cao và cần vận chuyển nhanh chóng…”. Ngành VTHK tuy vẫn là một ngành non trẻ ở VN, nhưng xét về tầm quan trọng và sự đóng góp cho ngành vận tải chuyên chở thì đây là một ngành mũi nhọn cần phải được đầu tư trong tương lai gần. Thực tế cho thấy, thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động trong ngành VTHK ở nước ta vẫn còn rất yếu cộng thêm rất nhiều khó khăn gặp phải đang kìm hãm sự phát triển của ngành. Với lợi thế là người đi sau, VN có thể rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích từ việc nghiên cứu các mô hình phát triển ngành VTHK của các nước khác, bởi những gì VN trải qua chính là những điều mà các hãng HKQT đã từng gặp phải.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận tập trung đi sâu phân tích những bài học kinh nghiệm, những mô hình phát triển của ngành VTHK một số quốc gia trên


thế giới. Đưa ra những ưu điểm và hạn chế của những bài học đó khi nhìn vào thực tế hoạt động kinh doanh ngành VTHK của Việt Nam.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng, hướng phát triển của ngành VTHK và những vấn đề lý luận liên quan tới các yếu tố giúp tăng năng lực cạnh tranh của ngành VTHK của VN, bài khóa luận này muốn đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp kinh doanh VTHK tại VN vượt qua những khó khăn như hạn chế về vốn, năng lực quản lý, kinh nghiệm hoạt động…để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Phạm vi của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu một số bài học thực tiễn của một số nước như Pháp, Nhật, Mỹ….và tình hình hoạt động của ngành VTHK VN trong giai đoạn từ 2008 tới nay.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm có: so sánh, diễn giải, phân tích, thống kê để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước từ đó phân tích điều kiện áp dụng các kinh nghiệm đó ở Việt Nam hiện nay ... trong đó thống kê và phân tích là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài. Nhờ đó sẽ giúp giải quyết được các vấn đề đã đặt ra.

5. Nội dung và bố cục của bài khóa luận:

Tên đề tài: “Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”

Bố cục của bài khóa luận được chia làm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về Vận tải hàng không trên thế giới và Việt Nam

Chương 2: Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Chương 3: Những giải pháp nâng cao hoạt động ngành Vận tải hàng không tại Việt Nam

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Nhân đây em cũng xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Lệ Hằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM‌‌


1.1. Lịch sử ra đời và đặc điểm của ngành vận tải hàng không thế giới:


1.1.1. Khái niệm vận tải hàng không:


VTHK đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng và là một mắt xích không thể tách rời trong vận tải thế giới, các chuyến bay thương mại hóa đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, giúp đẩy mạnh giao lưu văn hóa hội nhập kinh tế giữa các quốc gia. VTHK giữ vai trò cầu nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, là phương tiện số một trong du lịch quốc tế. Ngoài ra, VTHK còn là ngành mang lại nhiều đóng góp về giá trị kinh tế xã hội, đảm bảo các hoạt động thương mại trên thế giới được diễn ra trơn tru thông suốt. Có nhiều định nghĩa về VTHK, nhưng nhìn chung VTHK là một hình thức vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng các phương tiện đường không như máy bay hay trực thăng…đây là phương thức vận tải phổ biến tạo ra hiệu quả cao khi phải di chuyển quãng đường dài với khối lượng chuyên chở lớn trong khoảng thời gian nhanh chóng như: hàng dễ vỡ, mau hỏng, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng hóa nhạy cảm với thời gian…Vận tải hàng không ngày nay chiếm tới 20-30% tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế và chiếm 1% tổng khối lượng hàng hóa trong chuyên chở quốc tế.

1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành vận tải hàng không trên thế giới:


Từ lâu, khát khao được cất cánh trên bầu trời đã thúc đẩy loài người sáng tạo ra nhiều công cụ giúp họ thỏa mãn ước mơ chinh phục tự nhiên vượt qua những giới hạn của bản thân, những phát minh như diều, dù hay kinh khí cầu….chính là hình thức sơ khai ban đầu của những chiếc máy bay thương mại hiện đại được biết tới ngày nay. Chiếc diều đầu tiên có cấu tạo đơn giản được phát minh từ rất sớm – thế kỷ 5 trước công nguyên, vào thế kỷ 13 một tu sĩ người Anh có một phát hiện quan trọng khi cho rằng vai trò của không khí đối với máy bay tương tự như vai trò


của nước đối với thuyền. Năm 1500, nhà vật lý hiên tài Leonardo da Vinci có những nghiên cứu công phu về chuyển động bay của chim và đưa ra hình dung của ông về 3 loại máy bay khác nhau như trực thăng, tàu lượn và máy bay mô phỏng chim (cánh máy bay hoạt động như cơ chế của cánh chim), mặc dù những mô tả còn sơ sài và phi thực tế song đây lại là những gợi ý khoa học đầu tiên làm tiền đề cho ra đời những chiếc máy bay trong tương lai. Năm 1783, anh em nhà Montgolfier đã cho ra mắt lần đầu tiên chiếc kinh khí cầu chạy bằng sức nóng đưa những con vật như cừu, vịt lên không trung. Năm 1809 ở Anh, Geoge Caylay đưa ra thiết kế cánh máy bay. Năm 1834, Samuel P.Langley đã đưa ra lý giải rõ ràng cho việc tại sao chim vẫn có thể vút bay mà không cần vỗ cánh. Trong 5 năm từ 1843 – 1848 Henson và String Fellow sáng chế và cho bay thử mẫu máy bay một lớp cánh quạt không người lái và thí nghiệm trong một nhà máy kín chạy bằng 2 cánh quạt và động cơ hơi nước. Chiếc máy bay này đã bay được khoảng 40 mét. Clement Ader là một trong những người phát minh ra động cơ hơi nước máy bay đầu tiên vào năm 1897, cùng năm đó tại Đức, Wolfert sáng chế ra khinh khí cầu chạy bằng động cơ xăng điều khiển được.

Thế kỷ 20 với những đột phá trong sự phát triển công nghệ và những chuyến bay thực trên bầu trời đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành vận tải hàng không. Năm 1900, khí cầu chạy bằng 2 động cơ xăng 15HP đã được Zeppelin chế tạo ra và trong khoảng thời gian từ 1911-1913, các khinh khí cầu đã chuyên chở được khối lượng hành khách lên tới 19.000 người. Năm 1903, anh em nhà Wright là Orville và Wibur lần đầu đã thực hiện chuyến bay tự điều khiển một cách an toàn và ổn định, họ được coi là những người đầu tiên trong lịch sử chế tạo ra động cơ bay mà ngày nay gọi là máy bay. Lần lượt sau đó là rất nhiều các chuyến bay thử nghiệm thực tế đã khẳng định khả năng làm chủ bầu trời của con người như chuyến bay đưa Richard Byrd từ Cực Bắc tới Cực Nam của trái đất vào năm 1926, một năm sau đó 1927 phi công Charles Lindbergh một mình hoàn thành chuyến bay vượt biển Đại Tây Dương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022