Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới‌


vững” trong đó “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ”.

Nếu một doanh nghiệp có được một đội ngũ lao động là những con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và lối sống, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì sẽ là nguồn vốn quan trọng nhất, tiềm ẩn hơn bất cứ nguồn vốn nào quyết định hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, trình độ tổ chức quản lý cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không.


CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI‌


2.1. Hoạt động kinh doanh vận tải hàng không một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu đi xuống trong những năm gần đây rất đã tác động không nhỏ tới ngành VTHK; suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng vọt và dịch cúm A/H1N1 là những nguyên nhân khách quan khiến cho nhu cầu vận chuyển đi lại bằng hàng không giảm mạnh đồng thời chi phí đầu vào tăng cao…Theo nhận định của Hiệp hội VTHK quốc tế IATA thì năm 2009 ngành Hàng không thế giới thua lỗ ít nhất là 11 tỷ USD nâng tổng số lỗ của ngành này trong giai đoạn từ 2000-2009 lên con số 49,1 tỷ USD, như vậy tính bình quân mỗi năm HK thế giới lỗ gần 5 tỷ USD. Lượng hành khách chuyên chở năm 2009 giảm 3,5% so với năm ngoái, hệ số chuyên chở hành khách chỉ trung bình chỉ đạt 75,6%, nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm 10,1% và hệ số chuyên chở hàng hóa trung bình 49,1% đây là hệ quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại nhiều sức ép đối với các hãng VTHK lớn nhỏ trên thế giới. Cũng theo IATA, năm 2009 là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành hàng không, có nhiều hãng HK bị thua lỗ nặng và có tới gần 70 hãng bị phá sản. Để vượt qua khủng hoảng, các hãng hàng không đã phải cắt giảm nhiều đường bay và sa thải nhiều nhân viên, thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để vượt qua khó khăn. Dự báo của IATA trong năm tới cũng không mấy khả quan khi vẫn còn phải chịu lỗ bằng nửa năm 2009, giai đoạn tồi tệ nhất của nền kinh tế toàn cầu đã đi qua nhưng quá trình phục hồi kinh tế diễn ra còn chậm so với dự kiến, đối với ngành VTHK sẽ cần tới 2,5 năm để phục hồi về vận chuyển hành khách và 3,5 năm phục hồi vận chuyển hàng hóa.

Tình hình tăng trưởng GDP toàn cầu từ năm 1999 tới 2008


Nguồn Báo cáo thường niên 2008 của IACO Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy tăng 1


Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của IACO


Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy tăng trưởng GDP toàn cầu đang có sự biến động mạnh, bắt đầu từ nửa cuối năm 2006 tốc độ tăng trưởng xu hướng giảm, đạt 3,2% vào năm 2008. Nếu xét trong giai đoạn từ năm 1999 tới 2008 thì đây chưa phải mốc thời gian tồi tệ nhất của nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có ngành VTHK.

Tình hình vận tải hành không trên toàn cầu trong năm 2009


Tháng 12/2009 so với tháng 12/2008

Tỷ lệ tăng (giảm) về khách luân chuyển có thu

Tỷ lệ tăng (giảm) tải hành khách cung ứng

Hệ số chuyên chở hành khách tháng 12/2009

Tỷ lệ tăng (giảm) hàng hóa luân chuyển có thu

Tỷ lệ tăng (giảm) tải hàng hóa cung ứng

Châu Phi

3,1%

1,1%

71,5

33,0

4,5%

Châu Á

8,0%

-0,9%

78,2%

34,4%

7,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Thái Bình Dương






Châu Âu

-1,2%

-3,5%

76,0

5,2%

-9,5%

Mỹ Latinh

7,1%

1,4%

76,0

37,4%

20,0%

Trung Đông

19,1%

14,1%

76,3

32,1

13,7

Bắc Mỹ

-0,4%

-5,4%

82,2

23,9%

-7,8%

Toàn cầu

4,5%

-0,7%

77,6

24,4%

0,6%

Năm 2009

so với năm 2008

Tỷ lệ tăng (giảm) về hành khách luân chuyển có thu

Tỷ lệ tăng (giảm) tải hành khách cung ứng

Hệ số chuyên chở hành khách năm 2009

Tỷ lệ tăng (giảm) hàng hóa luân chuyển có thu

Tỷ lệ tăng (giảm) tải hàng hóa cung ứng

Châu Phi

-6.8%

-3,3%

69,9

-11,2%

-3,3%

Châu Á

Thái Bình Dương

-5,6%

-6,3%

73,9

-9,2%

-11,0%

Châu Âu

-5,0%

-4,4%

76,4

-16,1%

-10,7%

Mỹ Latinh

0,3%

1,7%

73,0

-4,0%

1,4%

Trung Đông

11,2%

13,6%

73,3

3,9%

6,8%

Bắc Mỹ

-5,6%

-5,4%

79,6

-10,6%

-9,7%

Toàn cầu

-3,5%

-3,0%

75,6

-10,1%

-8,4%

Nguồn: IATA


Sự cạnh tranh diễn ra đang rất dữ dội trong lĩnh vực VTHK với sự tham gia của rát nhiều hãng hàng không lớn nhỏ trên thế giới. Tính chất cạnh tranh của VTHK ở chỗ trong một thị trường mà các hãng hàng không đều kinh doanh một sản phẩm gần như giống nhau tuyệt đối mỗi hãng phải tìm ra mọi cách để đặc tính hóa sản phẩm của mình làm cho nó khác biệt với các hãng khác. Khi tiêu chuẩn dịch vụ ngày càng trở nên đồng đều (tiện nghi trong máy bay, lịch bay…) các hãng hàng không đã sử dụng chính sách tiếp thị truyền thống như giá cả, khuyến mại, quảng cáo…như những công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất. Khi tham gia dịch vụ vận chuyển hàng không, hành khách có rất nhiều hãng hàng không để lựa chọn dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Theo nghiên cứu của Hiệp hội hành khách hàng không quốc tế tiến hành tìm hiểu tiêu chuẩn lựa chọn các hãng hàng không và cho thấy khách hàng quan tâm tới:

1. Có danh tiếng về sự an toàn


2. Thời gian hoàn thành chuyến bay theo đúng dự kiến


3. Lịch trình bay hợp lý


4. Thủ tục đăng ký nhanh chóng và thuận tiện


5. Chỗ ngồi thoải mái


6. Thái độ phục vụ của nhân viên tận tình và hòa nhã


7. Thủ tục giữ chỗ thuận lợi


8. Phục vụ tốt khi bay


9. Quản lý hành khách tốt


10. Giá vé thấp hoặc có chiết khấu


Để có điều kiện đánh giá nhìn nhận rõ hơn hoạt động và sự phát triển của ngành VTHK của VN trong ngành VTHK thế giới so với những nước trong khu vực có điều kiện phát triển tương đồng, cần có sự nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển về hàng không của một số nước, một số hãng trên cơ sở đó có biện pháp thích hợp nâng cao khả năng cạnh tranh của VTHK việt nam trong điều kiện hội


nhập kinh tế cao. Thông qua việc phân tích và đánh giá cách các hãng Hàng không trên thế giới đối phó với những khó khăn mang lại do việc suy giảm nhu cầu VTHK toàn cầu, VN và ngành VTHK non trẻ của mình của thể đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.

2.1.1. Bài học của ngành Vận tải hàng không của Mỹ:


Đầu tư cho cơ sở hạ tầng


Ngành VTHK ở Mỹ có lịch sử phát triển lâu đời với năng lực chuyên chở hàng đầu trên thế giới, đội bay hùng hậu với hơn 7.000 chiếc các loại đang tham gia vận chuyển trên mạng đường bay lớn toàn quốc gia và tới khắp các châu lục trên thế giới. Sự lớn mạnh và nền kinh tế của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào hàng không thương mại, đây được ví như là chiếc xương sống của thương mại quốc gia và quốc tế, chính là một bộ phận quan trọng trong sức mạnh kinh tế của Mỹ.

Tác động của ngành VTHK đối với kinh tế Mỹ


Sản lượng nền kinh tế

1.225 nghìn tỷ USD

Đóng góp vào GDP

731 tỷ USD

Phần trăm trong GDP

5,2 %

Tạo việc làm

10.9 triệu việc làm

Số liệu của FAA Air Traffic Organization,12/2009


Tuy nhiên, ngành VTHK của Mỹ hiện đang phải đối phó với nhiều thách thức kể từ sau thảm họa khủng bố ngày 11/9/2001, nhiều khách hàng đã quay lưng lại với phương tiện vận chuyển hiện đại và an toàn số một thế giới này, các hãng đã phải chịu thua lỗ lên tới hàng chục tỷ đô. Thực tế đó đã buộc các hãng hàng không ở Mỹ phải sa thải hàng chục nghìn lao động, cắt giảm chuyến bay và cơ cấu lại hoạt động nếu không muốn bị rơi vào tình trạng phá sản. Thế nhưng khó khăn lại chồng chất khó khăn khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế càng đe dọa các hãng hàng không của nước này. Đứng trước những yêu cầu phải thay đổi, các hãng


hàng không Mỹ đã có một bước lùi táo bạo khi quyết định đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành HK. Có một số lý do khiến các nhà hoạch định cũng như các nhà phân tích Mỹ đưa ra giải pháp này:

- Thứ nhất: Các sân bay vốn được xây dựng từ giữa thế kỷ trước nay đã không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển ngày càng cao dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dồn ứ. Các nhà ga cũ kỹ và các thiết bị lạc hậu đang góp phần làm chậm chuyến và thất lạc hành lý cao.

- Thứ hai: Hệ thống kiểm soát không lưu được xây dựng từ sau Thế chiến thứ hai cần phải được thay thế bằng hệ thống mới. Hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu sẽ giúp máy bay bay thẳng nhiều hơn, tốn nhiên liệu hơn và thải ít khí CO2 độc hại ra không khí, và điều đó nghĩa sẽ tiết kiệm tiền nhiều hơn.

- Thứ ba: Đội bay của hàng không Mỹ cũ kỹ hơn nhiều so với đội bay của các nước khác. Những chiếc B767, B747, 737 đã được đưa vào khai thác xấp xỉ 20 năm trong khi tuổi thọ trung bình của máy bay Air France là 8,8 năm, của Singapore Airlines là 7 năm, của Emirates chỉ là 6,2 năm. Máy bay cũ khiến cho các hãng VTHK của Mỹ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh trong thời buổi giá nhiên liệu gia tăng và chi phí bảo dưỡng lớn.

Nhìn vào những lý do đưa ra ở trên, ta có thể thấy thực trạng ngành VTHK của Mỹ đang có những vấn đề căn bản cần được giải quyết nhanh chóng nếu muốn vượt qua những khó khăn trước mắt. Cải thiện cơ sở hạ tầng một cách tổng thể và mạnh mẽ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, hướng tới mục tiêu lợi nhuận và đóng góp cho nền kinh tế. Cách làm này không chỉ giúp các hãng HK tìm được lối thoát cho giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà còn là nền tảng cho một sự phát triển bền vững sau này, quá trình phục hồi sẽ bao gồm nhiều giai đoạn diễn ra trong một thời gian dài cần sự nỗ lực của cả: Hãng HK và Chính phủ, sự đổi mới cần được diễn ra ở những phần cốt lõi nhất đó là cơ sở hạ tầng. Đây chính là thời điểm đúng đắn để nhìn lại toàn cảnh bức tranh ngành VTHK Mỹ, những phần bị bỏ trống cần được lấp đầy để chắc chắn không làm hỏng phần nào đó của kế hoạch phục hồi.


Nhờ những tác động tích cực của mình lên nền toàn bộ nên kinh tế, ngành VTHK của Mỹ đã nhận được sự trợ giúp rất nhiều từ chính phủ giúp đối phó với khủng hoảng. Chính quyền tổng thống Obama đã dành một phần đáng kể trong gói kích cầu để nâng cấp hệ thống sân bay và những dự án liên quan tới ngành HK. Ngoài ra Quốc hội cũng cam kết sẽ nhanh chóng thông qua cho Cục Hàng Không Liên bang Mỹ (FAA) một sự ủy quyền lâu dài để cơ quan này nâng cấp hệ thống kiểm soát không lưu và tiến hành một số dự án. Mặc dù nhiều chuyên gia vẫn cho rằng biện pháp này chưa mang tính tổng thể bao gồm tất cả các điều luật về môi trường, lợi nhuận, năng lượng…và thực tế cho thấy tình trạng ảm đạm hiện vẫn diễn ra ở những sân bay nhỏ trong khi các sân bay lớn lượng khách hàng sụt giảm đáng kể, dịch vụ trên chuyến bay bị cắt giảm. Song những gì đạt được cho phép ngành hàng không Mỹ được phép lạc quan về khả năng phục hồi và quay lại ngôi vị dẫn đầu trong ngành hàng không thế giới của mình.

2.1.2. Bài học của ngành Vận tải hàng không Châu Âu:


2.1.2.1. Bài học thứ nhất:


Cơ cấu lại bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh và cải thiện hình ảnh của hãng hàng không Air France

Air France là một trong hai chi nhánh chính của hãng hàng không Air France KLM – công ty VTHK lớn nhất ở Châu Âu sau khi Air France và KLM Royal Dutch Airlines sát nhập vào năm 2003, trụ sở chính được đặt tại khu tổ hợp Roissypole gần thủ đô Paris Pháp còn chi nhánh KLM được đặt tại Hà Lan. Mặc dù cùng chung một công ty song hai chi nhánh này vẫn hoạt động riêng biệt dưới hai thương hiệu cũ, Air France có mạng đường bay rộng khắp tới 180 địa điểm trên thế giới với đội bay hơn 400 chiếc trong đó 145 chiếc phục vụ cho các chuyến bay trong Châu Âu. Cùng với KLM thì Air France đã mở rộng đường bay quốc tế bằng việc tham gia liên minh hàng không SkyTeam – liên minh HK lớn thứ hai trên thế giới sau Star Alliance

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí