Ý tưởng thương mại hóa các chuyến bay được xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11/1910 khi một cửa hàng tại Mỹ có nhu cầu chuyển một kiện lụa từ Dayton tới Columbus bang Ohio bằng đường không. Vào năm 1919, hãng giao nhận đường sắt của Mỹ American Railway Express đã sử dụng chiếc máy bay quân sự Handley- Page chuyển đổi để vận chuyển kiện hàng 500kg từ Washington D.C. tới Chicago, một trục trặc kỹ thuật nhỏ đã buộc chiếc máy bay phải hạ cánh xuống Ohio tuy nhiên hãng giao nhận này vẫn quyết tâm sử dụng máy bay làm phương tiện vận chuyển. VTHK trở nên phổ biến ở Mỹ vào cuối những năm 1920 đã hỗ trợ rất nhiều cho những thương nhân Mỹ có nhu cầu vận chuyển nhanh chóng, đồng thời cho phép họ chỉ phải nắm giữ trong tay ít hàng hóa hơn.
Trong suốt những năm 1920, khối lượng vận chuyển của VTHK đã tăng một cách nhanh chóng. Năm 1927 chỉ có 20.801 kg hàng hóa được vận chuyển thì tới năm 1929 con số đã lên tới 116.774 kg, năm 1930 là 453.592 kg hàng được chuyên chở…Ngày nay năng lực chuyên chở cũng như tốc độ của máy bay đã lớn hơn rất nhiều, năm 1973 chiếc Boeing 747 đã trở thành chiếc máy bay chở hành khách lớn nhất thế giới với khả năng chở 400 hành khách cùng lúc.
1.1.3. Đặc điểm của ngành vận tải hàng không:
Ngành VTHK có những ưu điểm nổi trội so với những ngành vận tải khác:
- Tuyến đường chủ yếu ở trên không trung, đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất mặt nước nên thường ngắn hơn so với tuyến đường nên tốn ít thời gian vận chuyển so với các ngành VT đường thủy, VT đường bộ, VT đường sắt và không phải đầu tư xây dựng.
- Tốc độ vận chuyển nhanh hơn so với các phương tiện khác; gấp 8,3 lần so với đường sắt, gấp10 lần so với đường ôtô và 27 lần so với đường sông. Tàu thủy tốc độ cũng chỉ khoảng 50km/h, xe lửa là 200km/h trong khi đó máy bay phản lực siêu thanh hành khách TU -144 và Concord có thể đạt tới 2500km/h. Tốc độ giúp con người tiết kiệm được tài gian và tiền bạc hơn khi phải di chuyển và vận chuyển hàng hóa trong quãng đường dài.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 1
- Hiệp Hội Hàng Không Châu Âu -Aea (Association Of Europe Arlines):
- Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Bài Học Từ Ngành Hàng Không Châu Á
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
- Là ngành VT hiện đại ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến với nhiều đường bay được mở ra trên khắp thế giới giúp gắn kết các nước, các vùng miền trong một quốc gia xích lại gần nhau hơn.
- Khả năng chuyên chở lớn, nhiều chuyến bay diễn ra đều đặn, vốn quay vòng nhanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác, được đơn giản hóa về thủ tục giấy tờ do ít phải đi qua các trạm kiểm soát.
- Là phương tiện vận chuyển an toàn cao nhất, tỷ lệ tai nạn thấp do ít bị tác động bởi các yếu tố thiên nhiên trừ trường hợp cất cánh và hạ cánh. Các tai nạn cũng chỉ xảy ra chủ yếu ở hai khâu nay của quá trình vận chuyển. Tỷ suất an toàn của ngành VTHK ngày càng được cải thiện, hiện nay giảm xuống chỉ còn dưới mức 0,08 cho các tuyến bay thường kỳ đều đặn.
- Khối lượng chuyên chở lớn và ngày càng được cải thiện
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì VTHK cũng có không ít những nhược điểm như:
- Vốn đầu tư ban đầu rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, kiểm soát không lưu. Để phát triển ngành VTHK của một quốc gia cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ của quốc gia đó về vốn, kỹ thuật và đào tạo, đây là một điều hoàn toàn khác biệt với các ngành VT còn lại
- Do những ưu điểm mà VTHK mang lại nên giá cước vận chuyển cao, phải trang trải chi phí trang thiết bị, chi phí sân bay, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ khác rất cao sẽ không thích hợp khi chuyên chở hàng hóa có giá trị thấp và khối lượng cồng kềnh.
- Yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật bởi một sai sót nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, VTHK đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối.
- VTHK bị hạn chế bởi việc chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh do máy bay có trọng tải và dung tích không lớn.
1.2.Tổng quan về ngành vận tải hàng không Việt Nam:
1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam:
Các hoạt động VTHK đã xuất hiện ở VN từ khá sớm, có thể xác định mốc thời gan đầu tiên là vào 1884 khi Pháp sử dụng một phân đội lái khí cầu có nhiệm vụ hướng dẫn và làm hoa tiêu cho các lực lượng bộ binh đánh thành Bắc Ninh. Người dân VN dần dần đã biết tới khái niệm máy bay và bắt đầu học hỏi để chinh phục loại phương tiện này, người VN đầu tiên đã học lái máy bay là một sỹ quan trong quân đội lê dương của Pháp vào năm 1914. Khoảng thời gian từ năm 1884 tới 1954 là một chặng đường phát triển của hàng không Pháp tại VN chủ yếu phục vụ cho việc bóc lột và cai trị thực dân vì thế nên trong một thời gian dài VN vẫn chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên cho ngành hàng không. Và cũng chỉ tới mãi sau này, ngành VTHK ở VN mới thực sự khởi sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Trải qua một chặng đường dài từ những khó khăn thiếu thốn ban đầu, lịch sử ngành VTHK của Việt Nam có những mốc thời gian quan trọng sau:
- Nghị định 666/TTg ngày 15/1/1956 quyết định thành lập cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Trung đoàn không quân vận tải 919. Năng lực hoạt động còn hạn chế, đội bay chỉ chuyên chở nhiên liệu và hàng hóa với số lượng khiêm tốn chủ yếu phục vụ mục đích quốc phòng. Đường bay cũng chỉ tập trung chủ yếu ở miền Bắc từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận. Giai đoạn từ 1956 – 1976, ngành VTHK có vai trò quan trọng trong công cuộc khôi phục kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước.
- Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Nghị định 28-CP ngày 11/2/1976 và vẫn trực thuộc bộ Quốc Phòng tiếp tục với 3 chức năng đó là: Quản lý nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, kinh doanh vận tải HK. Cùng
với sự thay đổi của tình hình chính trị- xã hội, giai đoạn này thể hiện sự phát triển lớn mạnh của ngành VTHK với đội ngũ máy bay được hiện đại hóa, đa dạng hóa và ký kết được nhiều Hiệp định VTHK dân dụng với một số quốc gia như Lào, Balan, Pháp, Bắc Triều Tiên…. Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật được trải rộng từ Bắc tới Nam đáp ứng nhu cầu của hơn 20.000 hành khách và 3000 tấn hàng hóa vào năm 1977. Tuy nhiên hiệu quả đạt được của ngành vẫn còn thấp do cơ chế tập trung bao cấp, thị trường hạn hẹp, đường bay quốc tế chủ yếu sang các nước láng riềng trong khu vực.
- Tổng công ty (TCT) hàng không là đơn vị đầu tàu trong kinh doanh vận tải hàng không tại VN, sự hình thành và phát triển của TCT gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành VTHK của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định 225/CP của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng vào ngày 22/8/1989, TCT Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời trở thành một đơn vị hạch toán ngành về vận tải và các dịch vụ đồng bộ như quản lý sân bay, quản lý bay và công ty vận tải hàng không. Mô hình này đã tách biệt rõ chức năng quản lý nhà nước (thuộc trách nhiệm của Tổng cục hàng không dân dụng VN) và chức năng sản xuất kinh doanh VTHK. Theo chỉ thị số 243/CT ngày 1/7/1992 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại ngành Hàng không dân dụng VN, ngày 20/4/1993 quyết định số 745/TCCB-LĐ chính thức cho ra đời hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành hàng không dân dụng VN. Ngày 28/8/1994, theo quyết định số 411/TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Tổng công ty HKVN được thành lập như một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải và dịch vụ hàng không, hoạt động với các chức năng và trách nhiệm như một pháp nhân với đơn vị chủ quản trực tiếp là Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Chính phủ ra quyết định 328/TTg thành lập lại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam theo mô hình tổng công ty 91, trong đó có lĩnh vực vận tải hàng không với hành khách và hàng hóa trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh do Vietnam Airlines (VNA) làm nòng cốt, sau đó ngày 27/1/1996 Nghị Định số 04/CP đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT, TCT có tổng số vốn được Nhà nước giao là 1661,339 tỉ đồng với 25 đơn vị thành viên. Khởi đầu chỉ là các chuyến bay
nội địa thông thường, cho tới nay mạng đường bay của hãng hàng không quốc gia đã mở rộng tới 19 tỉnh thành trong cả nước và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Úc, Châu Âu và Á. Hơn 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm (chỉ trừ giai đoạn khủng hoảng 1998) VNA đã không ngừng trưởng thành lớn mạnh. Năm 2008, hãng đã vận chuyển được trên 8.8 triệu hành khách tăng 16% so với năm 2007, vận chuyển nội địa tăng 13%, vận chuyển quốc tế tăng 19%.
- Theo quyết định 224/NQ-HDNN8 ngày 31/3/1990 của Hội đồng Nhà nước đã giao cho Bộ giao thông vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối với ngành HK. Vụ hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện được thành lập theo Nghị định 151/HDBT ngày 12/5/1990.
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
1.2.2.1. Cảng hàng không:
Cảng hàng không là toàn bộ diện tích mặt đất, mặt nước cộng với toàn bộ các cơ sở hạ tầng gồm đường cất cánh, tòa nhà, nhà ga, kho tàng …cung cấp các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc chuyên chở hành khách và hàng hóa của máy bay. Cảng hàng không có một số khu vực chính là: Đường cất hạ cánh của máy bay, Nơi đỗ và cất giữ máy bay, Khu vực điều hành bay, Khu vực đưa đón khách, Khu vực giao nhận hàng hóa, khu vực quản lý hành chính.
Ở Việt Nam hiện nay có 3 cảng hàng không quốc tế, ở miền Bắc có Cảng hàng không Nội Bài ở Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Cảng hàng không Tân Sơn Nhất Tp. Hồ Chí Minh ở phía Nam, ngoài ra còn một số sân bay nội địa đặt ở các tỉnh.
1.2.2.2. Máy bay:
Máy bay là phương tiện chuyên chở và là cơ sở vật chất chủ yếu của VTHK, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất mà có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Căn cứ vào đối tượng chuyên chở gồm có: Máy bay chở hành khách, chở hàng hóa và máy bay hỗn hợp vừa chở hành khách vừa chở hàng hóa ở hai boong khác nhau.
- Căn cứ vào động cơ gồm có: Máy bay động cơ Piston, động cơ tua bin cánh quạt và động cơ tua bin phản lực
- Căn cứ vào nước sản xuất thì có Anh, Pháp, Mỹ….đây là những cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo máy bay với hai hãng máy bay nổi tiếng đó là Boeing và Airbus
- Căn cứ vào số ghế trên máy bay (đối máy bay chở hành khách) hoặc số tấn hàng hóa chuyên chở (máy bay chở hàng hóa) thể hiện năng lực chuyên chở thực tế của máy bay, có các loại như: loại nhỏ (từ 50 tới dưới 100 ghế), loại trung bình (từ 100 tới 200 ghế) và loại lớn (từ 200 ghế trở lên).
Đội máy bay của hãng hàng không quốc gia VNA thuộc loại trẻ và hiện đại trong khu vực với tổng số 54 máy bay tuổi khai thác dưới 9 năm, trong đó có 10 chiếc Boeing B777-200ER, 6 chiếc Airbus A330, 16 chiếc A321-200, 10 chiếc A320-200, 10 chiếc ATR72 và 2 chiếc F70. Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam này, VNA được xem là hãng hàng không có chất lượng phục vụ tốt và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và khu vực. Mục tiêu của hãng là trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, năm 2015 đội bay sẽ lên tới 104 chiếc và tiếp tục tăng lên 150 chiếc vào năm 2020, VNA đang ký kết mua thêm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc AirbusA359-900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72- 500 để dần dần hiện thực hóa mục tiêu này.
1.2.2.3. Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay:
- Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay: Có hai loại chính là công cụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống máy bay, công cụ vận chuyển hàng hóa từ/đến máy bay gồm xe vận chuyển container/pallet, xe nâng hàng, thiết bị nâng container/pallet, băng chuyền hàng rời, giá đỡ hoặc rơ-mooc để chở container
- Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị: Đây là cơ công cụ dùng để ghép các kiện hàng nhỏ hay kiện hàng riêng biệt thành các kiện hàng lớn theo tiêu chuẩn nhất định phù hợp với cấu trúc khoang chứa hàng trên máy bay gồm có Pallet, Igloo và Container:
+ Pallet là một bục phẳng có kích thước tiêu chuẩn dùng để tập hợp hàng hóa nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ và bảo quản trong quá trình chuyên chở. Có hai loại pallet, loại pallet máy bay và loại không chuyên dụng cho máy bay.
+ Igloo là một cái lồng không đáy làm bằng sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp để chụp lên pallet nhằm giữ chặt hàng. Có hai loại chính là Igloo không kết cấu và kết cấu.
+ Container gồm có loại theo tiêu chuẩn của IATA và loại container đa phương thức.
1.3. Các tổ chức quốc tế và nguồn luật điều chỉnh:
1.3.1. Các tổ chức trên thế giới về ngành vận tải hàng không:
1.3.1.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (International Air Transport Association):
Đây là một tổ chức Phi Chính Phủ được thành lập tại thủ đô Lahabana của Cu Ba vào năm 1945, trụ sở chính đặt tại thành phố Montreal, Canada, các văn phòng được đặt ở nhiều nơi trên khắp các châu lục với mục đích hoạt động:
+ Góp phần phát triển thương mại thế giới bằng việc phát triển VTHK
+ Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác trên thế giới về HK
+ Phát triển một cách có hiệu quả ngành VTHK
+ Thúc đẩy mối quan hệ tác động qua lại giữa các hãng HK, trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới VTHK quốc tế.
Năm 2006, sau khi đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của IATA thì hãng hàng không quốc gia VN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
1.3.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO (International Civil Aviation Organization):
Là tổ chức cấp chính phủ được thành lập năm 1947 trên cơ sở Công ước về hàng không dân dụng quốc tế. Mục đích hoạt động của tổ chức:
+ Đảm bảo phát triển VTHK quốc tế an toàn và có trật tự
+ Khuyến khích sự phát triển của hàng không như trang thiết bị, cảng hàng không, tuyến đường…để phục vụ cho ngành hàng không
+ Phục vụ nhu cầu VTHK trên thế giới một cách an toàn và hiệu quả
+ Hướng việc sử dụng, khai thác và chế tạo máy bay vào mục đích hòa
bình.
+ Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, đưa cho
mỗi quốc gia một cơ hội công bằng để khai thác các hãng hàng không quốc tế.
+ Đẩy mạnh phát triển của khoa học hàng không
VN đã là thành viên của tổ chức này từ năm 1980, hiện tại ICAO có 185 thành viên và đang đóp góp rất tích cực vào sự ổn định và phát triển của ngành VTHK thế giới.
1.3.1.3. Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dương AAPA (Association of Asia Pacific Airlines):
Được thành lập vào năm 1965 tại Manila Philippines bởi lãnh đạo 6 hãng hàng không Châu Á. Hiệp hội là một tổ chức độc lập với tên gọi ban đầu là Văn phòng nghiên cứu của các hãng hàng không Phương Đông, tới năm 1970 được đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Phương Đông (OAA). Cuộc họp ngày 29/1/1996 tại Queensland Australia của Chủ tịch các hãng hàng không đã quyết định đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương như ngày nay. Mục đích hoạt động: