Một Số Chỉ Tiêu Trung Bình Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Dnnvv 2001- 2007

xét dưới góc độ trang bị tài sản cố định, thì số doanh nghiệp có tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm 86%. Tài sản cố định của doanh nghiệp như trên là thấp, nhưng nếu xét theo tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động lại càng thấp hơn, bình quân 1 lao động chỉ đạt 153 triệu đồng, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước khả dĩ nhất là 239 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 221 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thấp nhất 66 triệu đồng/lao động.

Ngoài ra, năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận thị trường cũng như sử dụng các nguồn thông tin từ thị trường của đa số doanh nghiệp còn rất hạn chế. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tuy số DNNVV sử dụng máy vi tính trên 60%, nhưng chỉ có 11,55% số doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website chưa nhiều (khoảng 10%). Hiện nay, có đến 71,67% doanh nghiệp chưa được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại. [29]

2.1.5. Về chất lượng sản phẩm

Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện cam kết Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại gọi tắt là Hiệp định TBT (Agreement on technical barriers to trade), cũng như các tiêu chuẩn chất lượng khác là một nhiệm vụ trung tâm của chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp…

Thách thức lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV xuất khẩu là phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như một loại ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, với trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị, nhiều doanh nghiệp khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm, hàng hóa của mình. Do vậy, các DNNVV rất khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh cùng loại khiến doanh nghiệp khó có những bước đi thích hợp để tạo lợi thế cạnh tranh hàng hóa cùng loại.

Hầu hết các sản phẩm của các DNNVV có giá thành cao, khối lượng nhỏ lẻ, tiêu thụ ở thị trường nội địa nên rất khó thâm nhập vào các thị trường nước ngoài nếu bị đánh thuế cao hoặc bị giới hạn bằng hạn ngạch.

Trong những năm gần đây, các DNNVV đã tích cực cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường và tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật quốc tế. Đó là sự phát triển tất yếu vì tất cả các doanh nghiệp này đều đang hoạt động trong các môi trường cạnh tranh gay gắt, thiếu chất lượng thì không thể có thị trường và ngược lại.

2.1.6. Về hiệu quả hoạt động

Bảng 2: Một số chỉ tiêu trung bình về hiệu quả hoạt động của DNNVV 2001- 2007

Một số chỉ tiêu trung bình về hiệu quả hoạt động của DNNNVV 2001-2007


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số lao động trung bình

76

74

72

63

55

51

Mức vốn trung bình (tỷ VND)

24

23

24

24

24

26

Doanh thu thuần trung bình

trên 1 lao động (triệu VND)

238

260

281

303

356

409

Lợi nhuận trên vốn (%)

3,8

4,3

4,5

4,9

4,4

4,9

Lợi nhuận trên doanh thu (%)

5,0

5,1

5,4

6,0

5,2

6,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Một số chỉ tiêu trung bình của DNNVV khu vực nhà nước năm 2001-2007


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số lao động trung bình

395

421

467

490

499

513

Mức vốn trung bình (tỷ

VND)

153

167

210

265

354

475

Doanh thu thuần trung bình

trên 1 lao động (triệu VND)

228

275

300

323

421

525

Lợi nhuận trên vốn (%)

2,5

2,9

2,8

3,2

3,2

3,5

Lợi nhuận trên doanh thu

(%)

4,2

4,2

4,2

5,3

5,4

6,2

Một số chỉ tiêu trung bình của DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài 2001-2007


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số lao động trung bình

243

299

326

331

330

343

Mức vốn trung bình (tỷ VND)

133

134

140

142

143

155

Doanh thu thuần trung bình

trên 1 lao động (triệu VND)

368

327

341

365

411

420

Lợi nhuận trên vốn (%)

8,7

10,0

11,6

13,0

11,3

13,2

Lợi nhuận trên doanh thu

13,0

13,6

14,6

15,4

11,8

14,2


(%)







Nguồn: Tổng cục thống kê – Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001 –2007 – Báo cáo thường niên DNNVV 2008.

Hiệu quả hoạt động sản xuất của các DNNVV trong thời gian vừa qua có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn không thể phủ nhận là còn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động và số vốn trung bình, tuy nhiên vượt xa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về lợi nhuận. Các chỉ tiêu về lợi nhuận của các doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2001 – 2006.

Qua các chỉ tiêu bình quân cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của các DNNVV đều có xu hướng tăng, nhưng tăng không đồng đều giữa các thành phần kinh tế, các khu vực, giữa thành thị với nông thôn...

2.1.7. Năng lực quản trị doanh nghiệp và tiếp cận thị trường

Về năng lực điều hành và quản lý, trước hết năng lực này xuất phát từ trình độ học vấn và quá trình đào tạo của các cán bộ quản lý. Theo thống kê của Cục Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có tới 55,63% số chủ DNNVV có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn phổ thông các cấp. Trong số các cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, thì cũng ít người được đào tạo có hệ thống về kinh tế và quản trị kinh doanh.

Năng lực tiếp cận thị trường của nhiều DNNVV hiện nay còn nhiều bất cập. Năng lực tiếp cận thị trường trước hết được nhìn nhận thông qua doanh nghiệp có quan tâm đến việc thiết lập phòng marketing, hay bộ phận nghiên cứu thị trường hay không? Thực tế cho thấy, rất ít doanh nghiệp chú ý thiết lập phòng hay bộ phận này mặc dù vị trí và vai trò của bộ phận trong việc tiếp cận thị trường là rất quan trọng.

2.2. Thực trạng xuất khẩu của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008

Với tốc độ phát triển rất nhanh, các DNNVV ngày càng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước đồng thời khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động xuất khẩu. Các DNNVV hiện nay hoạt động khá hiệu quả và mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt

động xuất khẩu. “Những DNNVV sẽ nhìn ra thế giới và biến ước mơ toàn cầu hoá thành hiện thực. Khi không còn nơi nào để phát triển, vươn ra thế giới đưa đến vô số cơ hội, bao gồm sự mở rộng nhanh chóng. Những DNNVV sẽ khám phá ra rằng sự yếu đi của đồng USD đưa đến cơ hội thú vị, thử thách và vô cùng to lớn cho xuất khẩu. Kết quả là các doanh nghiệp nhỏ sẽ tăng nhanh xuất khẩu. Nhiệm vụ của họ trong năm 2008 là “Xuất khẩu và tiến lên”. [7]

Chính phủ đã có mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng của nền kinh tế. Phấn đấu năm 2010 tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3-6% trong tổng số DNNVV.

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 3: Thống kê kim ngạch xuất khẩu của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 (Đơn vị: tỷ USD)

Năm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

2000

18.071,52

8.689,62

2001

18.748,26

9.017,52

2002

21.871,02

10.023,66

2003

27.243,06

12.089,58

2004

35.072,28

15.891

2005

41.524,92

19.468,26

2006

50.830,38

23.895,72

2007

66.746,16

29.136,84

2008

85.7421,37

37.825.56

Nguồn:Tổng cục thống kê

Dựa vào bảng trên ta thấy được mức độ đóng góp của khu vực DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này không ngừng tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đóng góp xuất khẩu của nhóm DNNVV tăng cùng với sự gia tăng của số lượng các doanh nghiệp được thành lập và tham gia vào hoạt động xuất khẩu, chất lượng sản phẩm, mức độ hội nhập, thị trường mở rộng, sức cạnh tranh tăng cường cũng như các trợ giúp từ phía Chính phủ...

Năm 2008 do biến động của kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, nhưng nhìn chung, xuất khẩu của khối DNNVV đã đạt được mức

tăng trưởng cao, phát triển về cả quy mô, tốc độ, thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007. Những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong hai tháng 7 và tháng 8 tuy nhiên đến tháng 9, xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm vào những tháng cuối năm.

Năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn hàng xuất khẩu của cả nước, đặc biệt là các DNNVV, ước tính giảm khoảng 30- 50% so với cùng kỳ. Các đơn hàng xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm đi các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản bị giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2009, xuất khẩu của cả nước đạt 13 tỷ 479 triệu USD, trong khi chỉ nhập 11,832 tỷ, nghĩa là xuất siêu 1,647 tỷ USD. Một con số thật đáng mừng nếu và nếu duy trì được xu hướng này là một điều rất tốt nhưng ẩn chứa trong những con số đó không tránh được những mối lo tiềm ẩn về sự bền vững trong cải thiện cán cân thương mại khi mà đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quý I có một khoản đặc biệt là 2,287 tỷ USD xuất đá quý và kim loại quý. Nếu trừ khoản tái xuất vàng đi thì thành tích xuất siêu sẽ không còn. Khu vực kinh tế nội địa đã hoạt động khá tốt khi xét về khía cạnh xuất khẩu, nhưng không vì thế mà hài lòng vì từ những khía cạnh khác, khu vực kinh tế nội địa còn khá yếu.

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 4: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2000 – 2007 (Đơn vị:%)


Nhóm hàng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Hàng công nghiệp

nặng và khoáng sản


37,2


34,9


31,8


32,2


36,4


36,1


36,2


32,9

Hàng công nghiệp nhẹ

và tiểu thủ công nghiệp


33,9


35,7


40,6


42,7


41,0


41,0


41.2


44,5

Hàng nông sản

17,7

16,1

14,3

13,3

12,8

13,7

13,4

14,8

Hàng lâm sản

1,1

1,2

1,2

1,0

0,7

0,8

0,8

Hàng thủy sản

10,1

12,1

12,1

10,8

9,1

8,4

8,4

7,8

Nguồn: Tổng cục thống kê 2008

Theo thống kê, các ngành xuất khẩu của các DNNVV khá đa dạng và có mức tăng khá cao. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng, trong khi hàng

nông, lâm, thủy sản giảm dần, đồng thời mức độ chế biến cũng như hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm cũng được gia tăng một cách đáng kể.

Tuy nhiên, số DNNVV tiếp cận được với công nghệ cao còn chưa nhiều, chất lượng hàng hóa còn chưa đồng đều, không ổn định, đặc biệt là hàng thủ công, mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản... Đối với những mặt hàng sản xuất công nghiệp như dệt may, da giày... DNNVV vẫn thiếu kĩ năng thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm chưa đa dạng mà chủ yếu là gia công cho nước ngoài.


2.2.3. Thị trường xuất khẩu

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, sản phẩm của các DNNVV chủ yếu được xuất sang các thị trường ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Theo kết quả điều tra năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam tháng 2/2008 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này chiếm 76,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó thị trưòng ASEAN chiếm 17,7%, thị trường EU chiếm 17%, thị trường Hoa Kỳ chiếm 18,26%, thị trường Nhật Bản chiếm 13,38% và thị trường Trung Quốc chiếm 9,95%. Ngoài ra các DNNVV còn xuất sang thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia và một số nước châu Phi.

Hình 1: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của DNNVV Việt Nam


Nguồn Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của 1

Nguồn: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế và tài chính, Khóa họp lần thứ bẩy, 26-27/02/2008.

Nhìn chung, đông đảo doanh nghiệp gặp khó khăn lớn nhất khi tiếp cận thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ (34%), tiếp đến là Châu Âu (20%), Trung Quốc (19%), Nhật Bản (10%) và ASEAN (6%). Theo kết quả của báo cáo này, khó khăn khi tiếp cận thị trường xuất khẩu không phụ thuộc vào tỷ lệ xuất khẩu, loại hình kinh doanh và quy mô lao động, mà chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường xuất khẩu thấp nhất là linh kiện điện tử (73%), tăng lên đến 80-85% đối với các ngành phần mềm, đồ gỗ và giày dép, cao nhất (90-93%) đối với các ngành nông, hải sản và may mặc. [13]

2.3. Thực tiễn áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV Việt Nam

Chính sách thương mại nói chung, chính sách hỗ trợ xuất khẩu nói riêng của nước ta đã trải qua nhiều sự thay đổi, từ chính sách độc quyền xuất khẩu của các đơn vị kinh tế quốc doanh theo nguyên tắc hàng đổi hàng với các nước XHCN chuyển qua chính sách tự do xuất khẩu của mọi thành phần kinh tế, từ chỗ áp dụng chính sách thu bù ngoại thương chuyển qua thuế xuất khẩu; từ chỗ áp dụng nhiều mức thuế xuất khẩu qua gần như miễn thuế xuất khẩu, từ hình thức bù giá tràn lan chuyển qua các hình thức hỗ trợ tinh tế hơn, phù hợp hơn với các quy định cũng như thông lệ quốc tế. [8]

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO trở thành một bước ngoặt lớn trong chặng đường phát triển kinh tế và hội nhập của nước ta, từng bước đưa Việt Nam tiến gần lại hơn với thế giới và trở thành một bộ phận tích cực, gắn bó khăng khít với xu thế và lợi ích chung cuả toàn nhân loại. Sân chơi chung WTO mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức. Một trong những thách thức đó là đòi hỏi phải thay đổi, về cả bản chất lẫn phương thức thực hiện các biện pháp trợ cấp, hỗ trợ xuất khẩu – biện pháp mà từ trước đến nay vẫn được coi là “cứu cánh” đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV. Nhiệm vụ đó càng bức thiết và cần kíp hơn khi đặt các doanh nghiệp đó trong điều kiện kinh tế khủng hoảng đầy khó khăn như hiện nay. Đặt ra chính sách hỗ trợ hợp lý, đúng nơi, đúng lúc, đúng cách, lại không

vi phạm quy định quốc tế, không “bóp méo” thương mại cũng như thực hiện các biện pháp đó sao cho có hiệu quả là câu hỏi lớn đặt ra không chỉ với các nhà chức trách mà còn là niềm mong mỏi từng ngày của các doanh nghiệp.

2.3.1. Chính sách hỗ trợ thông qua thuế

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DNNVV. Qua những ưu đãi về thuế, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí, từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thế giới, tạo chỗ đứng cho sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2.3.1.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy mục tiêu xuất khẩu là ưu đãi thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam, thuế suất xuất khẩu được quy định cho từng mặt hàng cụ thể tại biểu thuế xuất khẩu với mức thuế suất chủ yếu là 0%, điều đó đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này. Thuế suất 0% là một lợi thế của hàng xuất khẩu Việt Nam về giá cả so với sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.

Có thể lấy ví dụ từ ngành dệt may - một ngành luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại đang phải đứng trước những thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế. Hiệp hội dệt may, da giày dự báo năm 2009: Xuất khẩu hàng dệt may phấn đấu đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 5% so với thực hiện năm 2008. Đồng hành cùng những bước tiến của ngành dệt may luôn là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trong đó có hỗ trợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV như giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu tơ sợi tổng hợp từ 3% xuống còn 0% theo Quyết định số 123/2008/QĐ - BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra, không truy thu thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, phế phẩm may mặc dư thừa còn có giá trị thương mại sau quá trình gia công với tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 3% so với số nguyên liệu thực nhập để thực hiện gia công sản xuất hàng xuất khẩu... Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu cùng với những biện pháp tài chính khác như dành 1% kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ thu nhập cho công nhân tại các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ 50%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022