Kiến thức về chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy vẫn còn hạn chế. Bà mẹ ăn kiêng và cũng cho trẻ ăn kiêng một số thức ăn “Dạ tiêu chảy thì kiêng thức ăn, mẹ cũng kiêng vì cho cháu bú.” (BM11). Khi được hỏi Kiêng những gì? bà mẹ trả lời : “Dạ kiêng những đồ chua, không ăn chất tanh nhiều, em chỉ ăn cơm với canh” Công việc có thời gian không ổn định cũng ảnh hưởng đến thực hành của bà mẹ.
Về chăm sóc thai nghén: Kết quả PVS/TLN và định lượng cho thấy bà mẹ có KT-TH về chăm sóc thai nghén rất tốt. Hầu hết bà mẹ đều đi khám thai trên 3 lần, thậm chí có bà mẹ khám thai gần như mỗi tháng 1 lần. Ý kiến của một bà mẹ “Em đi khám thai một tháng một lần. Cái thứ nhất là phát hiện xem thai của mình có vấn đề gì hay không, thứ hai để bác sĩ theo dõi và kiểm tra cho mình, giúp cho mình trong thời gian mang thai được đầy đủ sức khỏe và cái bào thai của mình phát triển khỏe mạnh” (BM3).
3.1.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Bảng 3. 4: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đền SDD thể nhẹ cân
Hệ số hồi quy | Sai số chuẩn SE | P | OR | KTC 95% của OR | |||
Mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua | Không * Có | 0,056 | 0,420 | 0,895 | 1,057 | 0,464 | 2,408 |
Viêm đường hô hấp trong 2 tuần qua | Không * Có | -0,111 | 0,269 | 0,679 | 0,895 | 0,528 | 1,517 |
Kiến thức NDTN | Đạt* Không đạt | 0,685 | 0,403 | 0,89 | 1,983 | 0,901 | 4,368 |
Thực hành NDTN | Đạt* Không đạt | 0,856 | 0,308 | 0,005 | 2,353 | 1,287 | 4,301 |
Nhẹ cân khi sinh | >2500 gam* ≤2500 gam | 1,690 | 0,386 | 0,0001 | 5,419 | 2,545 | 11,536 |
Chi cho ăn uống /đầu người/tháng | >400.000 đ* ≤400.000 đ | 0,331 | 0,293 | 0,258 | 1,393 | 0,785 | 2,472 |
Hộ nghèo | Không* có | -0,484 | 0,386 | 0,210 | 0,617 | 0,290 | 1,313 |
ABS sớm | Không* Có | 1,359 | 0,437 | 0,002 | 3,892 | 1,651 | 9,175 |
Số con | Từ 1-2 con* >2 con | 0,583 | 0,350 | 0,96 | 1,791 | 0,902 | 3,556 |
SD sữa và SP của sữa 24 giờ qua | Có Không | 0,15 | 0,399 | 0,970 | 1,015 | 0,465 | 2,217 |
Đa dạng thực phẩm | Đạt* Không | -0,555 | 0,475 | 0,243 | 0,574 | 0,226 | 1,457 |
Trình độ học vấn | Trên tiểu học * Tiểu học, mù chữ | 0,29 | 0,318 | 0,927 | 1,030 | 0,552 | 1,920 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mẫu Định Lượng Sử Dụng Cho Cả Hai Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang Và Can Thiệp Cộng Đồng.
- Mô Tả Thực Trạng Suy Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan
- Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Trước Can Thiệp
- Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Truyền Thông Qua Phản Hồi Của Bà Mẹ
- Khó Khăn, Thuận Lợi Khi Triển Khai Thực Hiện Chương Trình
- So Sánh Sự Thay Đổi Các Giá Trị Z-Score Của Trẻ Trước Và Sau Can Thiệp
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
*Nhóm so sánh, N=684; Hosmer and Lemeshow Test: χ2= 6,4 , df=8 ; P=0,6
Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đến SDD thể nhẹ cân được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy có 3 yếu tố liên quan đến SDD thể nhẹ cân một cách có ý nghĩa thống kê với P<0,05 đó là thực hành của bà mẹ, nhẹ cân khi sinh và trẻ được cho ABS trước 6 tháng tuổi. Bà mẹ có thực hành NDTN không đạt, trẻ có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 2,3 lần so với bà mẹ có thực hành đạt. Trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh
dưới 2500 gam có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 5,4 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh hơn 2500 gam. Trẻ được bà mẹ cho ABS sớm trước 6 tháng tuổi có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 3,9 lần so với những trẻ ABS sau 6 tháng tuổi.
Bảng 3. 5: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đền SDD thể thấp còi.
Hệ số hồi quy | Sai số chuẩn SE | P | OR | KTC 95% của OR | |||
Mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua | Không * Có | 0,367 | 0,308 | 0,234 | 1,444 | 0,789 | 2,642 |
Viêm đường hô hấp trong 2 tuần qua | Không * Có | -0,265 | 0,213 | 0,212 | 0,767 | 0,506 | 1,163 |
Kiến thức NDTN | Đạt* Không đạt | 0,733 | 0,289 | 0,011 | 2,082 | 1,183 | 3,666 |
Thực hành NDTN | Đạt* Không đạt | 0,809 | 0,236 | 0,001 | 2,245 | 1,415 | 3,562 |
Nhẹ cân khi sinh | >2500 gam* ≤2500 gam | 1,784 | 0,370 | 0,0001 | 5,954 | 2,885 | 12,288 |
Chi cho ăn uống /đầu người/tháng | >400.000 đ* ≤400.000 đ | 0,449 | 0,229 | 0,050 | 1,567 | 0,999 | 2,456 |
Hộ nghèo | Không* có | -0,223 | 0,301 | 0,458 | 0,800 | 0,443 | 1,443 |
ABS sớm | Không* Có | 0,676 | 0,269 | 0,012 | 1,965 | 1,161 | 3,327 |
Số con | Từ 1-2 con* >2 con | 0,567 | 0,289 | 0,050 | 1,762 | 1,000 | 3,107 |
Trẻ đi nhà trẻ mẫu giáo | Không * Có | 0,889 | 0,235 | 0,000 | 2,432 | 1,535 | 3,854 |
SD sữa và SP của sữa 24 giờ qua | Có * Không | 0,654 | 0,278 | 0,019 | 1,923 | 1,115 | 3,316 |
*Nhóm so sánh, N=687, Hosmer and Lemeshow Test: χ2= 4,647 df=8 ; P=0,795
Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đền SDD thể thấp còi được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy có 8 yếu tố liên quan đến SDD thể thấp còi ở trẻ đó là kiến thức, thực hành của bà mẹ, nhẹ cân khi sinh, chi tiêu cho ăn uống bình quân đầu người/tháng từ 400 ngàn đồng trở xuống, trẻ được cho ABS sớm trước 6 tháng tuổi, bà
mẹ có từ 3 con trở lên, trẻ đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ không sử dụng sữa & sản phẩm của sữa trong 24 giờ qua một cách có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Bà mẹ có kiến thức NDTN không đạt, trẻ có nguy cơ SDD thể thấp còi cao gấp 2,1 lần so với bà mẹ có kiến thức đạt. Bà mẹ có thực hành NDTN không đạt, trẻ có nguy cơ SDD thể thấp còi cao gấp 1,4 lần so với bà mẹ có thực hành đạt. Trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh dưới 2500 gam có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 5,9 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh hơn 2500 gam. Hộ gia đình có chi tiêu cho việc ăn uống hàng ngày trên đầu người/tháng từ 400 ngàn đồng trở xuống trẻ có nguy cơ SDD thể thấp còi cao gấp 1,6 lần so với trẻ sống trong hộ gia đình có mức chi cho ăn uống cao hơn. Trẻ được bà mẹ cho ABS sớm trước 6 tháng tuổi có nguy cơ SDD thể nhẹ cân cao gấp 1,9 lần so với những trẻ ABS sau 6 tháng tuổi. Bà mẹ có từ 3 con trở lên trẻ có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,8 lần so với trẻ có bà mẹ chỉ có từ 1-2 con. Trẻ đi nhà trẻ có nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 2,4 lần so với trẻ không đi nhà trẻ. Trẻ trong 24 giờ qua không được cho ăn uống sữa và các sản phẩm của sữa có nguy cơ thấp còi cao gấp 1,9 lần so với trẻ có được ăn.
Các biến số | Hệ số hồi quy | Sai số chuẩn SE | P | OR | KTC 95% của OR | ||
Đa dạng thực phẩm | Đạt* Không | 1,208 | 0,462 | 0,009 | 3,346 | 1.354 | 8,269 |
Số con | Từ 1-2 con* >2 con | -0,110 | 0,484 | 0,820 | 0,896 | 0,347 | 2,312 |
Trình độ học vấn | Trên tiểu học Tiểu học, mù chữ | 0,085 | 0,420 | 0,839 | 1,089 | 0,478 | 2,480 |
Hộ nghèo | Không* có | -0,132 | 0,462 | 0,775 | 0,876 | 0,354 | 2,168 |
Chi cho ăn uống /đầu người/tháng | >400.000 đ* ≤400.000 đ | 0,543 | 0,358 | 0,130 | 1,721 | 0,853 | 3,474 |
Nhẹ cân khi sinh | >2500 gam* ≤2500 gam | 0,567 | 0,584 | 0,331 | 1,763 | 0,561 | 5,538 |
Thực hành NDTN | Đạt* Không đạt | -0,015 | 0,339 | 0,965 | 0,985 | 0,507 | 1,914 |
Kiến thức NDTN | Đạt* Không đạt | 0,366 | 0,401 | 0,362 | 1,442 | 0,657 | 3,167 |
SDD thấp còi | Không * Có | -0,198 | 0,432 | 0,646 | 0,820 | 0,352 | 1,911 |
SD sữa và SP của sữa 24 giờ qua | Có Không | 1,160 | 0,402 | 0,004 | 3,191 | 1,451 | 7,019 |
Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu máu ở trẻ
* Nhóm so sánh n=202/203, Hosmer and Lemeshow Test: χ2= 5,183 df=8 ; P=0,738 Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu máu ở trẻ 6-36
tháng tuổi được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở trẻ một cách có ý nghĩa thống kê với P<0,05 đó là sử dụng đa dạng thực phẩm không đạt và không sử dụng sữa & sản phẩm của sữa trong 24 giờ qua. Trẻ trong 24 giờ qua được ăn dưới 5/8 nhóm thực phẩm có nguy cơ thiếu máu cao gấp 3,3 lần so với trẻ được ăn từ 5/8 nhóm thực phẩm trở lên. Trẻ trên 6 tháng tuổi trong 24 giờ qua không được sử dụng sữa & các sản phẩm của sữa có nguy cơ thiếu máu cao gấp 3,2 lần so với trẻ có được sử dụng sữa & các sản phẩm của sữa.
3.2. Kết quả hoạt động xây dựng và triển khai mô hình
3.2.1. Kết quả xây dựng mô hình
- Đã xây dựng được mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS. Đã thiết lập và trang bị phòng tư vấn NDTN, xây dựng lôgô thương hiệu Mặt Trời Bé Thơ. Có chỉ tiêu chất lượng đối với PTV. PTV được BQL tỉnh chứng nhận là cơ sở có điều kiện tư vấn tốt, không vi phạm nghị định 21, cung cấp các dịch vụ tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, báo cáo đúng tiến độ và chính xác.
- Đã thành lập BQL tuyến tỉnh, huyện và hệ thống giám sát
- Đã xây dựng và xuất bản 3 loại tài liệu tập huấn dành cho 3 nhóm đối tượng: Nhóm quản lý vận hành PTV, nhóm CBYT triển khai tư vấn và nhóm CTV dinh dưỡng. Mỗi loại tài liệu gồm 2 cuốn, trong đó 1 cuốn dành cho giảng viên, 01 cuốn dành cho học viên (bảng 3.10). Đã xây dựng và sản xuất nhiều loại tài liệu truyền thông.
- Đã tập huấn 38 học viên bao gồm giảng viên nguồn tuyến tỉnh, tuyến huyện, CBYT và CTV tuyến xã tham gia thực hiện mô hình truyền thông (bảng 3.11)
- Tổ chức 2 hội thảo, hội thảo triển khai mô hình và triển khai thực hiện nghị định 21 tại các CSYT mỗi hội thảo 25 đại biểu.
Ảnh 3. 1: Phòng tư vấn và lô gô thương hiệu Mặt trời Bé Thơ
Sơ đồ 3.1: Mô hình can thiệp truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở
3.2.2. Kết quả triển khai hoạt động mô hình can thiệp
3.2.2.1. Hoạt động tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại phòng tư vấn
Bảng 3. 7: Độ bao phủ của dịch vụ tư vấn tại tháng thứ 12 của can thiệp
Can thiệp thành thị | Can thiệp nông thôn | |||||
Số đối tượng tư vấn | Số đối tượng tại xã | Độ bao phủ* | Số đối tượng tư vấn | Số đối tượng tại xã | Độ bao phủ* | |
Phụ nữ mang thai từ 7-9 tháng | 23 | 47 | 48,0% | 9 | 20 | 45,0% |
Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng | 49 | 413 | 50,8% | 28 | 235 | 27,6% |
Bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ từ 6-23 tháng | 161 | 37 |
* Độ bao phủ: Số đối tượng được tư vấn tại PTV chia cho tổng số đối tượng của xã tại thời điểm tháng thứ 12 của can thiệp.
Bảng 3.7 trình bày độ bao phủ của dịch vụ tư vấn tại thời điểm tháng thứ 12 của can thiệp đối với nhóm đối tượng PNMT từ 7-9 tháng là 48% ở xã CTTT và 45% ở xã CTNT; đối với nhóm bà mẹ có con từ 0-23 tháng là 50,8% ở xã CTTT và 27,6% ở xã CTNT. Các hoạt động tư vấn tại PTV bao gồm tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm. Với nhóm đối tượng PNMT từ 7-9 tháng được tư vấn, giáo dục về NCBSM. Đối với bà mẹ có trẻ dưới 6 tháng được tư vấn giáo dục và hỗ trợ củng cố việc NCBSM và giải quyết các khó khăn gặp phải khi NCBSM. Bà mẹ có con từ 6-23 tháng được giáo dục tư vấn về ABS, quản lý ABS và hỗ trợ giải quyết các vấn đề gặp phải khi cho trẻ ABS, trẻ SDD, trẻ biếng ăn.
Cùng với tư vấn, các nội dung giáo dục cho bà mẹ cũng được lựa chọn phù hợp với nhóm đối tượng bao gồm: Sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ được tạo ra như thế nào và tại sao cần cho bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt; Cách cho con bú thế nào là hiệu quả nhất; Tại sao trẻ chỉ cần bú mẹ mà không cần bất cứ một thứ nước uống hoặc thức ăn nào khác trong 6 tháng đầu đời; Cách vắt sữa và bảo quản sữa