Đánh Giá Của Các Cán Bộ, Lãnh Đạo Tại Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Các Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Tại Hà Nội Về Các Nội Dung Liên Quan Đến Hiệu

thực phẩm tại điểm du lịch trong khi khách nội địa chỉ có 1,8% không hài lòng.

So sánh về sự đánh giá hài lòng của khách du lịch quốc tế và nội địa khi đến các điểm du lịch trên cho thấy: Do mục đích chuyến đi khác nhau nên sự đánh giá hài lòng của khách du lịch cũng khác nhau về tiêu chí. Trong khi khách nội địa quan tâm đến nội dung tham quan, lối đi, an toàn thực phẩm tại điểm đến thì khách quốc tế lại quan tâm đánh giá về chất lượng phục vụ của nhân viên, an ninh và dịch vụ lưu trú. Trong mức độ đánh giá hài lòng có 68,4% khách nội địa hài lòng về nội dung thăm quan, 64,9% hài lòng về lối đi và an toàn thực phẩm. 70,4% khách quốc tế hài lòng về sự đáp ứng nhu cầu khách du lịch của điểm. 74.1% hài lòng về lối đi phù hợp và 70,4% hài lòng về dịch vụ lưu trú. Ở mức độ đánh giá rất hài lòng có 40% khách quốc tế rất hài lòng về nội dung tham quan của các điểm du lịch trên.

Bảng 2.12. Đánh giá của các cán bộ, lãnh đạo tại các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa


Nội dung

Mức đánh giá

Rất

không hiệu quả

Không

hiệu quả

Bình thường

Hiệu quả

Rất

hiệu quả

Mức độ đánh giá của cán bộ, lãnh đạo tại các doanh nghiệp kinh doanh các sản

phẩm du lịch văn hóa về các nội dung:

Hiệu quả khai thác tiềm năng du

lịch văn hóa

0%

24%

48%

28%

0%

Hiệu quả lập kế hoạch khai thác

tiềm năng du lịch văn hóa

0%

36%

38%

26%

0%

Hiệu quả tiến hành triển khai khai thác tiềm năng du lịch văn

hóa

0%

24%

48%

28%

0%

Hiệu quả kiểm tra, giám sát quá trình khai thác tiềm năng du lịch

văn hóa

0%

39%

29%

32%

0%

Hiệu quả đánh giá kết quả thực hiện khai thác tiềm năng du lịch

văn hóa

0%

31%

42%

27%

0%

Chất lượng nguồn nhân lực thực

hiện khai khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

0%

37%

32%

31%

0%

Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất trong quá trình triển khai khai khai thác tiềm năng du lịch

văn hóa

0%

31%

42%

27%

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 9

Nguồn: Thống kê từ bảng hỏi – tháng 10/2015

Như vậy, kết quả thu được khi thực hiện điều tra cả hai ĐTNC về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa cho thấy:

(1) Không có khách quốc tế được hỏi nào đánh giá ở mức độ không hài lòng về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa.

(2) Mức độ đánh giá cao nhất về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại Hà Nội là ở mức độ hài lòng.

(3) So sánh số người được hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng và không hài lòng liên quan đến các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại Hà Nội, số người được hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng vẫn cao hơn so với mức độ không hài lòng và không quan tâm

* Phân tích, đánh giá

Từ kết quả thu được của Bảng 2.11 và 2.12 tác giả luận văn đã tiến hành lựa chọn 20/100 khách hàng và 20/100 cán bộ, lãnh đạo của các doanh nghiệp kinh doanh các SP du lịch văn hóa tại Hà Nội, đồng thời điều tra, nghiên cứu trong thực tiễn, tham khảo các báo cáo của Sở du lịch Hà Nội và các cơ quan ban ngành, để nhìn nhận rõ hơn về mối quan hệ giữa kết quả đánh giá của ĐTNC và tình hình thực tiễn quá trình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, kết quả thu được như sau:

(1) Phong cách phục vụ của HDV, năng lực phục vụ du lịch

Về cơ bản, vấn đề phong cách phục vụ của HDV và năng lực phục vụ du lịch là điểm chính yếu luôn được đặt lên hàng đầu trong các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành du lịch Thủ đô. Chính vì vậy, năng lực phục vụ du lịch ngày càng được nâng cao, phong cách phục vụ của HDV đang dần theo khuôn định hướng chuyên nghiệp, đem đến cho du khách sự hài lòng và thỏa mãn tối ưu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo đánh giá của các ĐTNC và cũng là tình hình thực tế, có thể thấy, hiện nay, ngành du lịch Hà Nội chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích.

(2) Chất lượng các công trình văn hóa, di tích lịch sử

Tính đến hết năm 2013, đầu năm 2014, địa bàn Hà Nội có trên 5.000 di tích văn hóa lịch sử, nhiều nhất trong cả nước, trong đó có khoảng 1.050 di tích được xếp hạng quốc gia, chiếm tỷ lệ gần 20% của cả nước. Đồng thời, Hà Nội cũng là địa bàn có nhiều di tích đã được UNESCO công nhân như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hàng loạt các di tích quốc gia đặc biệt như di tích Cổ Loa, chùa Thầy, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm, chùa Tây Phương, đền Sóc, khu di tích, danh thắng Hương Sơn...

Bên cạnh đó, Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn. Có thể kể đến như hội Gióng, hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, các lễ hội của Thăng Long tứ trấn, lễ hội phủ Tây Hồ hay lễ hội chùa Hương - lễ hội hành hương lớn nhất và dài nhất cả nước,...

Đánh giá về chất lượng các công trình văn hóa, di tích lịch sử, qua kết quả phỏng vấn cũng như điều tra thực tiễn trên 3 cụm di tích, có thể thấy một số điểm chính yếu sau:

- Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Hà Nội nói riêng ngày càng được nâng cao.

Cán bộ, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch đều xác định rõ việc bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm chính là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân nói chung và các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong ngành nói riêng.

- Các công trình di tích lịch sử văn hóa này được xếp hạng và tu bổ thường xuyên trong mấy chục năm qua đã minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm và nỗ lực của ngành du lịch Hà Nội.

Có thể thấy, về cơ bản, các công trình văn hóa, di tích lịch sử tại Hà Nội đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Các di tích lịch sử tiêu biểu của Hà Nội đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, nhiều di tích lịch sử tại Hà Nội đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các gói sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội vì vậy đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thành địa điểm du lịch văn hóa được ưa thích của cả nước.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng các công trình di tích lịch sử tại Hà Nội vẫn còn biểu hiện những sai sót. Cụ thể:

Do trải qua chiến tranh, điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích còn hạn chế, nên dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Hầu hết những vi phạm này đã diễn biến trong nhiều năm nay. Chất lượng tu bổ di tích, đặc biệt là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về đảm bảo khôi phục và gìn giữ các các trị nguyên bản của di tích.

Đồng thời, nhiều di tích lịch sử bị xuống cấp, việc tu bổ lại chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất.

Ngành du lịch Hà Nội còn lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Việc xử lý mối quan hệ này chưa thực sự hài hòa.

Đặc biệt, xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích vẫn còn tồn tại trên địa bàn. Tình trạng những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích vẫn còn xảy ra.

(3) Thái độ tiếp đón của người dân địa phương đối với khách du lịch

Thành phố Hà Nội xác định định hướng phát triển ngành du lịch của thành phố là phát triển du lịch bền vững, trong đó có một yếu tố không thể thiếu là phát triển du lịch bền vững trên góc độ xã hội thể hiện ở sự phân chia thu nhập và phúc lợi xã hội một cách công bằng. Ngoài ra, du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho sự phát triển xã hội và cộng đồng. Chính vì vậy, Thành phố Hà Nội đã cố gắng đầu tư phát triển văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, văn hóa phi vật thể, nét độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng tương đối đến hiệu quả khai thác tiềm năng của ngành du lịch Thủ đô, đó là thái độ tiếp đón của người dân đối với khách du lịch.

Thực tế cho thấy, tình trạng bán hàng rong, ăn xin, lang thang đeo bám, chèo kéo, bắt chẹt khách du lịch đến tham quan các địa điểm hồ Hoàn Kiến, Bà Kiệu,…thường xuyên xảy ra. Báo chí đã lên án và cho thấy điều này

gây bất bình trong dư luận, tạo nên những hình ảnh không đẹp với du khách nước ngoài.

Mặc dù, về cơ bản, người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung vẫn được khách du lịch đánh giá là mến khách, nhưng những tình trạng trên xảy ra dẫn đến hình ảnh xấu về thái độ của người dân đối với khách du lịch, đặc biệt là khi họ đang tham gia các tour, tuyến du lịch "văn hóa".

(4) Giá vé tham quan, giá sản phẩm, dịch vụ

Về cơ bản, các mức giá vé tham quan được quy định cụ thể và chi tiết bằng các văn bản được ban hành bởi Sở Du lịch Hà Nội, và giá vé tham quan cũng nằm ở mức vừa phải, không gây nên phản ứng cho rằng giá vé tham quan quá cao. Cụ thể thông qua điều tra khách du lịch đến với các điểm thăm quan thì có 85,7% số khách hài lòng và rất hài lòng về giá vé.

Tuy nhiên, giá sản phẩm, dịch vụ đi kèm của các cơ sở, cá nhân kinh doanh chui tại các địa điểm du lịch văn hóa ở Hà Nội lại quá cao dẫn đến những phản ứng không tốt từ phía du khách, đặc biệt là các du khách nội địa.

(5) Hệ thống cơ sở vật chất các tour, tuyến du lịch văn hóa

Về cơ bản, có thể thấy, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch Hà Nội, tính đến thời điểm tháng 9.2015, theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, địa bàn có 3.081 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, với khoảng 38.000 phòng, chiếm tỷ lệ 20% cả nước. Trong đó, có 14 khách sạn 5 sao, 56 khách sạn 4 sao, 3 sao); có 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó có 600/1.425 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cả nước đã được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép, chiếm tỷ lệ 42% so với cả nước. Theo thống kê của tác giả luận văn thông qua bảng hỏi cho thấy có 81,63% khách du lịch đến Hà Nội hài lòng và rất hài lòng về chất lượng các cơ sở lưu trú.

Về hạ tầng giao thông, hạ tầng giao thông của Hà Nội ngày càng được cải thiện và đầu tư mở rộng. Điều này đã tạo thuận lợi cho du khách thăm quan. Có thể thấy tiêu biểu là công trình nhà ga T2 hiện đại cùng với tuyến

đường cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài được xây dựng và hoàn thiện đã giúp rút ngắn thời gian hành khách di chuyển về thủ đô Hà Nội, đồng thời, một lượng lớn xe xích lô, ô tô điện được cấp phép phục vụ tham quan khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Tây, có đội tầu du lịch chạy trên tuyến sông Hồng. Những điểm này đã giúp du khách tham quan các địa điểm du lịch, trong đó có du lịch văn hóa thuận tiện hơn trong vấn đề đi lại.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những tồn tại vẫn còn, cụ thể: Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở khu vực khó khăn trong vấn đề đi lại.

(6) Hiệu quả lập kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả nước. Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và các hoạt động văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc. Các bảo tàng trên địa bàn như Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh…..là các bảo tàng thu hút số lượng lớn các khách tham quan. Chính vì vậy, việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa luôn được ngành du lịch Thủ đô quan tâm hàng đầu. Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển và được khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội. Trong đó, ngành du lịch xác định khâu lập kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch văn hóa là khâu quan trọng cần được quan tâm.

Ngành du lịch Hà Nội cũng đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phấn đấu đến năm 2010-2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, trong đó chú trọng đến các kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch văn hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023