Minh có 9,7% số khách thể hiện sự không quan tâm đến từng tiêu chí về nội dung tham quan, giao thông, đánh giá về giá vé của di tích Văn Miếu có 12,9% khách được hỏi thể hiện sự không quan tâm đến giá vé. Đặc biệt khách du lịch nội địa đến Văn Miếu có 19,4% khách được hỏi không quan tâm đến chất lượng đáp ứng nhu cầu. Ở điểm du lịch Hồ Gươm, đánh giá mức độ không quan tâm của khách du lịch tập trung chủ yếu ở các tiêu chí về môi trường, giao thông,lối đi và chất lượng nhân viên. Cụ thể: Về giao thông có 7,7% khách được hỏi, về chất lượng nhân viên có 11,5% khách được hỏi, về môi trường và lối đi trong điểm du lịch có 7,7% khách được hỏi bày tỏ sự không quan tâm.
Những đánh giá hài lòng của khách du lịch về các chính sách giá và môi trường du lịch cũng cho thấy sự tin cậy của khách du lịch khi đến với Hà Nội. Thống kê cụ thể về sự hài lòng của khách du lịch sẽ được trình bày ở phần 2.3.2 của luận văn, sau khi thống kê và xử lý số liệu.
* Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dulịch văn hóa
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 2.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: tỉ đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
GDP toàn thành phố | 65.401 | 73.487 | 80.225 | 87.505 | 92.110 |
GDP khách sạn - nhà hàng | 2.058 | 2.600 | 3.040 | 3.310 | 3.539 |
Tỷ trọng GDP du lịch trong | 3,15% | 3,50% | 3,78% | 3,78% | 3,84% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch
- Phương Pháp Nghiên Cứu Áp Dụng Để Phân Tích Thực Trạng Công Tác Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Trên Địa Bàn Nội Thành Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013
- Diễn Biến Lượng Khách Du Lịch Đến Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013 Đv Tính: Lượt Khách (1000 Người)
- Kết Quả Thu Thập Từ Phương Pháp Bảng Hỏi Và Phân Tích, Xử Lý
- Đánh Giá Của Các Cán Bộ, Lãnh Đạo Tại Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Các Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Tại Hà Nội Về Các Nội Dung Liên Quan Đến Hiệu
- Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Trên Địa Bàn Nội Thành Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tổng thu từ du lịch | 24.000 | 27.000 | 29.160 | 31.150 | 38.500 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)
Theo báo cáo của Sở VHTTDL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 24,6%/năm: năm 2009 đạt 24.000 tỷ (tăng 10,8% so với năm 2008), năm 2010 đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2009.
Cụ thể, tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010
– 2014 được thể hiện như sau:
- Doanh thu toàn ngành du lịch
Doanh thu toàn ngành du lịch năm 2009 là 24.000 tỷ đồng, tăng lên
27.000 tỷ đồng năm 2010, tăng tương đương 12,5% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này là 29.160 tỷ đồng, tăng tương đương 8% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội đạt 36.000 tỷ đồng, tăng tương đương 23,4% so với năm 2011, và năm gần đây nhất, 2013, doanh thu đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012.
Đặc biệt, năm 2013, doanh thu toàn ngành du lịch Thủ đô đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012. Trong năm 2013, Hà Nội đạt được nhiều danh hiệu do các tạp chí hàng đầu châu Á như TripAdvisor, Smart Travel Asia bình chọn như xếp thứ 2/25 trong bảng danh sách điểm đến hàng đầu châu Á, xếp thứ 8/25 điểm du lịch hàng đầu thế giới năm 2014…
- Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế năm 2009 là 256 doanh nghiệp, tăng lên 261 doanh nghiệp năm 2010, tăng tương đương 1,9% so với năm 2010. Sang năm 2011, con số này là 288 doanh nghiệp, tăng tương đương 3,4% so với năm 2010. Năm 2012, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội đạt 292 doanh nghiệp, tăng tương đương 1,3% so với năm
2011, và năm gần đây nhất, 2013, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội đạt 302 doanh nghiệp, tăng 3,2% so với năm 2012.
Trong đó, năm 2014, địa bàn Hà Nội có trên 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các đơn vị này đã hoạt động sáng tạo trong xây dựng các tour – tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch tại Thủ đô, đặc biệt là các tour, tuyến du lịch văn hóa.
- Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa
Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa năm 2009 là 72 đơn vị, tăng lên 82 doanh nghiệp năm 2010, tăng tương đương 3,8% so với năm 2009. Năm 2012, số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa tại Hà Nội là 91 doanh nghiệp, tăng tương đương 9,7% so với năm 2010, và năm 2013, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đạt con số 100 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với năm 2012.
Đặc biệt, năm 2014, theo thống kê, địa bàn Hà Nội có gần 100 doanh nghiệp lữ hành nội địa, và cũng như các đơn vị lữ hành quốc tế, các đơn vị lữ hành nội địa cũng đã hoạt động rất tích cực và sáng tạo trong xây dựng các tour – tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch tại Thủ đô, đặc biệt là các tour, tuyến du lịch văn hóa.
Nhìn chung Tổng thu từ du lịch của Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế. Mặt khác thông qua số liệu về cơ cấu chi tiêu bất cân đối của khách du lịch chủ yếu tập trung cho dịch vụ lưu trú cho thấy Hà Nội còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Hà Nội thiếu những loại hình hoạt động du lịch mới, hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ du lịch tại đô thị để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
. Cơ sở lưu trú
Hiện thành phố có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng trong đó có 233 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 48,2% với 12.326 buồng.
Về chất lượng chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú: số khách sạn 5 sao là 11 khách sạn với 3.841 buồng (bằng 4,95% của cả nước), số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.655 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao.
Các cơ sở lưu trú cùng với hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch Hà Nội đã giúp tạo nên nền tảng vững chắc để ngành du lịch Thủ đô đạt được những kết quả tốt về doanh thu cũng như tăng các giá trị mà ngành du lịch mang lại cho sự phát triển của Thủ đô trong những năm gần đây.
Dựa vào kết quả thống kê trên cho thấy lượng cơ sở lưu trú tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2013 và công suất sử dụng buồng phòng có sự tăng trưởng đều. Điều này cũng cho thấy lượng khách đến Hà Nội và sử dụng dịch vụ lưu trú tăng, thể hiện sự tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ du lịch ở Hà Nội.
Bảng 2.9 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010
Hạng sao | Số khách sạn | Tỷ lệ | Số phòng | Tỷ lệ | |
1 | 5 sao | 11 | 4,76% | 3.877 | 32,32% |
2 | 4 sao | 10 | 4,33% | 1.655 | 13,80% |
3 | 3 sao | 27 | 11,69% | 2.181 | 18,18% |
4 | 2 sao | 104 | 45,02% | 3.134 | 26,13% |
5 | 1 sao | 67 | 29,00% | 1.006 | 8,39% |
6 | TCTT | 12 | 5,19% | 141 | 1,18% |
7 | Tổng số KS | 231 | 100,00% | 11.994 | 100,00% |
8 | Khu căn hộ du lịch cao cấp | 2 | 322 |
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2014 của Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch
Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tương đương hoặc có chất lượng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, coffee, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm...
Bảng 2.10: Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú năm 2010
Công suất sử dụng phòng trung bình | Giá phòng trung bình | Ngày lưu trú bình quân | Thị trường khách chủ yếu | |
5 sao | 58,78% | 2.300.000 VND | 2,2 ngày/khách | Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore |
4 sao | 52,21% | 1.500.000 VND | 2,0 ngày/khách | Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan. |
3 sao | 62,25% | 800.000VND | 2,5 ngày/khách | Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc |
2 sao | 60,52% | 500.000 VND | 1,5 ngày/khách | Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật, Nga |
1 sao | 55,00% | 400.000 VND | 1,88 ngày/khách | Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu, Việt Nam. |
(Nguồn: Trang web chính thức của Sở du lịch văn hóa thể thao Hà Nội: http://www.hanoitourism.gov.vn/)
Về tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch: Công suất sử dụng buồng phòng trong các năm gần đây đạt trên 55-60%. Trong khoảng từ năm 2009 đến đầu năm 2011 tình hình kinh tế thuận lợi, khách quốc tế tăng mạnh, công suất sử dụng buồng phòng đặc biệt là tại khách sạn cao sao ở Hà Nội rất cao, năm 2009 đạt 77,6%, trong đó khối khách sạn cao sao đạt 80%. Tuy nhiên từ cuối năm 2009 đến 2010, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn, công suất giảm dần do suy giảm kinh tế toàn cầu và trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều khách sạn mới đi vào hoạt động. Năm 2012 công suất buồng phòng bình quân đạt 58,52%.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực
Bên cạnh, các tiện nghi ăn uống phong phú như các nhà hàng ăn Âu, Á, caffe-Shop, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng, các tiện nghi dịch vụ ăn uống, phục vụ đám cưới, hội nghị trong khách sạn phát triển nhanh, phong phú và đa dạng. Các đối tượng khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế.
Bên cạnh đó các loại hình cơ sở ăn uống mới như nhà hàng ăn nhanh bắt đầu hoạt động tại các trung tâm dịch vụ, thương mại, tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ẩm thực Hà Nội.
Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu qui hoạch, vị trí phân tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
- Cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan
Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành; một số đường phố thuộc khu phố Cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm đang là những điểm đến du lịch hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du lịch Thủ đô.
Hà Nội còn có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gốm, đồ sành sứ, đồ thêu, đồ thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan mua sắm.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu qui hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hóa chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.
- Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá
Về giải trí văn hoá:
Tại Hà Nội tập trung hệ thống các cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, Nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Thư viện Quốc gia, các bảo tàng lớn như: các bảo tàng Lịch sử, Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân Đội, bảo tàng Địa chất, Phụ nữ, Dân tộc học; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như Nhà hát chèo, Múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
Cơ sở vui chơi giải trí:
Các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí được bố trí tại các khách sạn từ 4 sao trở lên như bể bơi, sân tenis, fitness centre, quầy bar, câu lạc bộ đêm, vũ trường, phòng karaoke, massage... chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn.
Các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư đô thị phát triển còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng yếu.
Công viên cây xanh giải trí:
Một số khu vui chơi giải trí như Ao Vua, khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, công viên Hồ Tây…, với nhiều sản phẩm vui chơi giải trí đa dạng phục vụ nhu cầu của khách du lịch và dân cư đô thị. Nhiều vùng đất trống đồi trọc của thành phố đã được phủ xanh, từng bước tạo cảnh quan để phát triển thành các khu du lịch cuối tuần.
Tuy nhiên, hệ thống cây xanh đô thị chưa phát triển và đồng bộ, thiếu về qui mô, bình quân diện tích cây xanh thấp, toàn thành phố đạt 4,7m2/người, khu vực nội thành đạt 0,9m2/người, các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng khoảng 1,28m2/người. Các công viên giải trí phân bố không đều, thiếu qui hoạch, có nội dung hoạt động đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu giải trí của dân cư và khách du lịch.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí Hà Nội còn rất thiếu, phân bố chưa hợp lý trên địa bàn; loại hình hoạt động và sản phẩm vui chơi giải trí đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Phần lớn các khu, điểm du lịch trong, ngoài thành phố hiện đang ở trong giai đoạn đầu tư, xây dựng; điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đồng bộ và hoàn thiện, còn thiếu các tiện nghi hấp dẫn và có chất lượng cao phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch. Những bất cập trên là một trong những lý do khiến số ngày lưu trú khách du lịch còn thấp.