Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Quân Đội Và Quân Chủng Phòng Không - Không Quân


2002 và những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước qua khảo sát thực tiễn các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tiếp theo.

Nguyễn Minh Tuấn (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [201]. Tác giả luận án đi sâu nghiên cứu TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước ở khu kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong luận án, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc như cụm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức xây dựng Đảng của các tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tác giả làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phân tích nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp thiết yếu góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng. cán bộ,

Đỗ Ngọc Ninh (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay [157]. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, đặc điểm của Đảng bộ phường; quan niệm và tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đi đến đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các Đảng bộ phường ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.


Ngô Bích Ngọc (2004), Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay [156]. Tác giả luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với TCCSĐ trong lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời tác giả làm rõ thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm lãnh đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của TCCSĐ đối Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.

Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005 [136]. Tác giả luận án đã phân tích đặc điểm, thực trạng TCCSĐ ở Hà Nội, khái quát quan điểm của Đảng, trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng TCCSĐ trong những năm 1996 - 2005. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét về ưu, khuyết điểm, đồng thời rút ra 4 kinh nghiệm về xây dựng TCCSĐ ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng vào điều kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội, nắm vững và phát huy thế mạnh, lợi thế, tiềm năng, khắc phục hạn chế, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh công tác xây dựng TCCSĐ. Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Thành ủy về TCCSĐ. Ba là, khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của TCCSĐ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Bốn là, nhận thức đúng tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa TCCSĐ với nhân dân.

Trương Thị Mỹ Trang (2012), Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ giai đoạn hiện nay [195]. Tác giả luận án đã đánh giá, phân tích làm rõ nội dung xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở


các tỉnh Trung Trung bộ, nêu lên vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tác giả khẳng định chất lượng của TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước tác động trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và phát huy vai trò định hướng về kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tác giả cũng đã nêu lên thực trạng, nguyên nhân và bước đầu đưa ra một số kinh nghiệm; nêu lên một số dự báo những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Đề ra phương hướng xây dựng, củng cố TCCSĐ và những giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Vũ Thị Duyên (2016), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 [32]. Trong luận án tác giả đã hệ thống hóa chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức đảng; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra, giám sát. Khảo sát kết quả xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công, hạn chế khuyết điểm và đúc kết 5 kinh nghiệm có giá trị lý luận.

Nguyễn Thị Thanh Bình (2016), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 [12]. Tác giả luận án đã nêu lên vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ trong hệ thống chính trị, được thể hiện trên các khía cạnh: là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân; nơi trực tiếp cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên để lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội. Nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng và cho cả hệ thống chính trị... Sự vững mạnh của TCCSĐ là nhân tố quan trọng quyết định sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị. Tác giả luận án đã nêu lên một số kinh nghiệm được đúc kết: Từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng TCCSĐ từ năm 1997 đến năm 2010.

Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 3


Trần Văn Rạng (2018), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005 [172]. Luận án làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005. Từ đó, luận án hệ thống, khái quát quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhằm xây dựng, củng cố TCCSĐ xã, phường, thị trấn, từ năm 1998 đến năm 2000. Luận án đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn (1998 - 2000).

1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội và Quân chủng Phòng không - Không quân

Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội vững mạnh về chính trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống [163]. Nội dung cuốn sách nêu lên vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội vừa là nội dung cơ bản, vừa là yêu cầu bức thiết để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trước những thời cơ và thách thức của đất nước, trước tình hình nhiệm vụ mới.

Dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng kiểu mới và quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nội dung cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội hiện nay và rút ra những bài học kinh nghiệm.

Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2006), Đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong Đảng bộ Quân đội hiện nay [164]. Nội dung cuốn sách tập trung đề cập vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng nói chung và của Đảng bộ Quân đội nói riêng. Đặc biệt, cuốn sách nhấn mạnh


sự đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn hiện nay; công tác xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Đúc rút những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ và đề xuất những giải pháp xây dựng Đảng bộ Quân đội trong tình hình mới.

Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ (2007), Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân (1953 - 2005) [26]. Công trình đã khái quát quá trình hình thành và phát triển công tác đảng, công tác chính trị trong Quân chủng PK - KQ qua các thời kỳ; tái hiện quá trình lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy Quân sự Trung ương (Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, mà trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đối với củng cố, tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với bộ đội PK - KQ, xây dựng Quân chủng PK - KQ luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có sức chiến đấu cao, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho. Cuốn sách còn khái quát lịch sử hình thành, phát triển, quá trình tổ chức lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ từ năm 1953 đến năm 2005; quá trình lãnh đạo Quân chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); lãnh đạo khôi phục, xây dựng, phát triển Quân chủng sau kháng chiến chống Pháp và tiếp tục đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; đặc biệt là thành tích trong chiến dịch 12 ngày đêm bắn máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời thủ đô Hà Nội cuối năm 1972: trận “Điện Biên Phủ trên không”; lãnh đạo xây dựng củng cố TCCSĐ đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.

Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ (2007), Lịch sử Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân (1963 - 2013) [27]. Công trình đã phản ánh quá trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức đảng của Đảng bộ Quâng chủng PK - KQ từ khi hợp nhất hai Quân chủng, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ đối với Quân


chủng; khẳng định những thành tựu về mặt lý luận, thực tiễn, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng PK - KQ và tổ chức đảng các cấp; rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng trong giai đoạn cách mạng mới. Đây là tài liệu góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong các nhà trường, cơ quan, đơn vị trong Quân chủng PK - KQ.

Trần Bá Thanh (2003), Giữ nghiêm kỷ luật ở tổ chức cơ sở đảng các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [176]. Tác giả luận án đã đi sâu phân tích và làm sâu sắc hơn về bản chất, vai trò nội dung của kỷ luật Đảng, đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng và nguyên nhân tình trạng kỷ luật ở TCCSĐ các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội. Những yêu cầu mới đặt ra và một số kinh nghiệm về giữ nghiêm kỷ luật ở TCCSĐ và các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản để giữ nghiêm kỷ luật ở các TCCSĐ, đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt trong công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở các TCCSĐ khi có đảng viên có dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm kỷ luật thì tổ chức đảng phải tiến hành kiểm tra và thi hành kỷ luật. Các bước kiểm tra và thi hành kỷ luật phải thực hiện đúng thủ tục, nguyên tắc theo đúng Điều lệ Đảng; khi phát hiện vấn đề gì cần kiểm tra và thi hành kỷ luật phải đúng với thẩm quyền, quy chế, quy định của Điều lệ Đảng, khi tiến hành phải đúng thủ tục nguyên tắc của Đảng.

Hoàng Văn Đồng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới [134]. Luận án đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở đồn Biên phòng biên giới phía Bắc nước ta; đánh giá rõ thực trạng chất lượng của các TCCSĐ ở các đồn Biên phòng nơi biên giới của Tổ quốc. Tác giả nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở đồn Biên phòng có những hoạt động mang tính đặc thù cao. Như tuần tra biên giới;


kiểm soát các hoạt động của nhân dân vùng biên; phòng chống tội phạm vi phạm an ninh quốc gia, gián điệp; tội phạm hình sự, ma túy, buôn người, buôn lậu hàng hóa, gây rối mất trật tự an ninh...v.v. Tác giả cũng chỉ ra một số nguyên nhân khó khăn của TCCSĐ ở đồn Biên phòng biên giới phía Bắc, như: đơn vị phân tán nhỏ, lẻ; bám nắm địa bàn hoạt động nơi vùng sâu, vùng xa. Hoạt động ba cùng với nhân dân địa phương; tác động của mặt trái cơ chế thị trường; hay bị các đối tượng lợi dụng mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ...; đời sống của cán bộ, chiến sĩ còn gặp rất nhiều khó khăn về nơi sinh hoạt ăn, ở, địa hình, thời tiết... Tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm; đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các TCCSĐ ở các đồn Biên phòng biên giới phía Bắc nước ta trong thời kỳ mới.

Lê Văn Bình (2006), Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [11]. Tác giả luận án đề cập một cách cụ thể về công tác phát triển đảng viên ở các trường sĩ quan trong quân đội hiện nay. Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội. Tác giả nêu lên khái niệm phát triển đảng viên, những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phát triển đảng viên, quy trình kết nạp đảng viên mới; chất lượng công tác phát triển đảng viên trong học viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; nêu lên các tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên; đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Cao Xuân Thưởng (2008), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các Trung đoàn Không quân chiến đấu hiện nay [181]. Tác giả luận án nêu rõ đối tượng mà luận án quan tâm nghiên cứu là TCCSĐ ở các trung đoàn Không quân chiến đấu, thuộc Quân chủng PK - KQ, điểm đặc biệt đây là những trung đoàn Không quân đang làm nhiệm vụ huấn luyện bay và sẵn sàng chiến đấu bằng máy bay phản lực, mang tính chuyên môn đặc thù riêng. Bởi vì, nhiệm vụ của trung đoàn Không quân thường xuyên diễn ra trên không, đối tượng tác chiến trên không. Trong luận án, tác


giả đã nghiên cứu kỹ, sâu sắc, có đóng góp quan trọng là làm rõ những vấn đề cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung đoàn Không quân chiến đấu; tác giả phân tích đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân, làm rõ những yêu cầu đặt ra ở các trung đoàn Không quân chiến đấu hiện nay cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các đơn vị cơ sở; từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn Không quân chiến đấu: 1. Tăng cường công tác phát triển đảng viên ở các biên đội, phi đội bay, vì đây là nhiệm vụ đặc biệt cần đến sự lãnh đạo tuyệt đối, cần phải đảm bảo 100% cán bộ, sĩ quan, phi công trực tiếp làm nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu là đảng viên; 2. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy thuộc Đảng bộ; 3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực tiễn của chi bộ; 4. Phát huy vai trò của Đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong công tác xây dựng Đảng.

Nguyễn Hữu Vĩnh (2018), Chất lượng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của tổ chức cơ sở đảng ở các Đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [204]. Luận án đã làm rõ các Đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội, các TCCSĐ đã coi trọng nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh. Đồng thời luận án cũng nêu lên một số hạn chế, bất cập: Thứ nhất, chất lượng thực hiện dân chủ trong sinh hoạt đảng, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phê bình và tự phê bình chưa cao, một số TCCSĐ vẫn còn biểu hiện vi phạm nguyên tắc, dẫn tới tình trạng độc đoán, chuyên quyền, dân chủ hình thức, hoặc dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể...Thứ hai, thành công thì thành tích thuộc về cá nhân, có khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể, không phân định rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể cấp ủy. Thứ ba, biểu hiện dân chủ hình thức diễn ra còn nhiều và phức tạp, chưa có những giải pháp khắc phục có hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023