Hiệu Quả Can Thiệp Truyền Thông Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh


ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong giai đoạn này tăng mạnh (4,7%-25,2%, p<0,001). Dấu hiệu được nhiều phụ nữ đề cập đến nhất ở cuối kỳ là “chảy nhiều máu” và đau bụng dữ dội (51,6% và 41,2%) . Các dấu hiệu khác có tỷ lệ thấp phụ nữ đề cập đến ở cuối kỳ (dao động từ 5,5%-37,6%) [37]. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đạt khá cao ở cuối kỳ tại 7 tỉnh (88,6%), tăng 5,1% so với đầu kỳ (p<0,001). Hầu hết phụ nữ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi tại 4 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tiền Giang và Bến Tre được cán bộ y tế đỡ khi sinh con (99,5%-100%). Kon Tum là tỉnh có sự cải thiện mạnh mẽ về tỷ lệ phụ nữ sinh con có cán bộ y tế đỡ so với đầu kỳ (tăng 21,2%, p<0,001), tiếp đến là Ninh Thuận (tăng 7,1%, p<0,05). Tại Hà Giang, tuy tỷ lệ phụ nữ sinh con được CBYT đỡ có tăng lên so với đầu kỳ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (mức tăng 5,2%, p>0,05).

4.5.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức về chăm sóc sau sinh

Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có kiến thức chăm sóc sau sinh về đi khám lại sau sinh không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về đi khám lại sau sinh rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 1595%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 50,0%-100% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về đi khám lại sau sinh sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 53,5% và 100% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữ 2 nhóm trước và sau can thiệp.

Kết quả can thiệp LMAT tại 7 tỉnh cũng chỉ ra có sự cải thiện rất tốt về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh. Tỷ lệ phụ nữ không biết bất cứ dấu hiệu nào giảm 7% (29,7%-22,7%, p<0,001). Ở nam giới, tỷ lệ này giảm 10% (từ 47% xuống 36,7%, p<0,001). Nhận thức của phụ nữ được cải thiện tốt hơn so với nam giới, tỷ lệ phụ nữ biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh trở lên tăng mạnh (4,7%-25,7% p<0,001) trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ tăng nhẹ (7,8%-9,9%, p<0,05) [37]. Khám lại sau sinh là việc làm quan trọng để đảm bảo phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của sản phụ và trẻ sơ sinh. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ sản phụ được khám lại sau sinh 1 tuần và 6 tuần cón thấp (50,8% và 62,6%).


4.6. BÀN LUẬN VỀ P ƯƠN P ÁP N ÊN CỨU

Thiết kế Nghiên cứu: nghiên cứu của chúng tôi là một nghiên cứu mô tả chỉ có định lượng, nếu mà trong nghiên cứu này kết hợp được với nghiên cứu định tính sẽ hợp lý và hiệu quả hơn. Kết hợp phương pháp ghiên cứu định tính vào sẽ giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng được cụ thể hơn.

Tình trạng LMAT: nghiên cứu này chỉ mô tả sự tham gia của bà mẹ có con nhỏ ≤ 2 tuổi về kiến thức và thực hành chăm sóc của bà mẹ khi có thai, sinh con, sau đẻ và xác định một số yếu tố liên quan đến sự tham gia của bà mẹ mà chưa mô tả đầy đủ thực trạng công tác chăm sóc và dịch vụ của nhân viên y tế về LMAT và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở địa phương nghiên cứu.

Các yếu tố liên quan đến: nghề nghiệp, trình độ học vấn của các bà mẹ là một trong những yếu tố gây ra sự khó khăn cho công tác chăm sóc trước, trong và sau sinh tại địa phương. Đa số bà mẹ làm nghề nông nghiệp, trình độ học vấn phần lớn là từ trung học cơ sở xuống, nên tiếp nhận thông tin, hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trong của việc chăm sóc trước, trong và sau sinh là một điều đáng quan tâm.

Nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu này chỉ có một phần đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi. Đối tượng chịu sự can thiệp của chương trình nghiên cứu. Mục tiêu của sự can thiêp là nhằm để nâng cao và cải thiện những hạn chế còn gặp phải trong nhận thức về làm mẹ an toàn trước và sau can thiệp.

Sai số và hạn chế: Hạn chế sai số do bản thân đối tượng nghiên cứu bằng cách tạo không khí thân mật, cởi mở khi tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, trao đổi rõ về mục đích nghiên cứu và tính bảo mật thông tin để đối tượng thoải mái, cởi mở trong quá trình phỏng vấn. Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức, tiến hành thử nghiệm bảng câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu bằng cách phỏng vấn, tập huấn kỹ lưỡng cho các điều tra viên cách phỏng vấn và thu thập thông tin.

Do thời gian và nguồn lực có hạn, nghiên cứu chỉ được tiến hành ở 2 huyện nên không đại diện cho toàn tỉnh Bo Lị Khăm Xay.


Có thể có sai số nhớ do thời gian mang thai dài và bà mẹ sinh con đã qua thời kỳ ≤ 2 năm rồi, bà mẹ khó nhớ đặc biệt là các bà mẹ người dân tộc. Sai số thu thập thông tin là những sai số trong quá trình thu thập thông tin gây ra bởi cách điều tra viên đặt câu hỏi hoặc do khả năng nắm bắt câu hỏi của các bà mẹ còn hạn chế, hoặc do sai sót khi ghi chép thông tin. Địa bàn thu thập số liệu rộng, một số xã ở vị trí giao thông đi lại khó khăn nên việc điều tra mất nhiều thời gian và kinh phí.

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu đang trong độ tuổi lao động và đi học, thường xuyên đi làm ăn xa, hơn nữa thời gian thu thập số liệu lại đúng vào mùa vụ nên việc gặp gỡ đối tượng nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn.

Tổ chức lớp can thiệp theo nhóm mất thời gian nhiều và đi nhiều lần phải làm công việc được, người tham gia dự án có nhiều công việc có nhiều lớp đã làm ban đêm tại trạm y tế xã.

Công cụ trong công tác can thiệp chỉ có các tờ rơi, mô hình và bản hướng dẫn cả các tài liệu lên quan đến chăm sóc trước, trong và sau sinh đều đã có sẵn.

4.7. Đ ỂM MỚ TRON N ÊN CỨU

Điểm mới trong nghiên cứu của chúng tôi là một nghiên cứu đầu tiên khá toàn diện mô tả về kiến thức và thực hành của các bà mẹ Lào về làm mẹ an toàn đồng thời nêu được hiệu quả của công tác truyền thông thay đổi hành vi về làm mẹ an toàn của các bà mẹ Lào sống tại các vùng núi.

Là nghiên cứu đầu tiên áp dụng chuẩn quốc gia mới về CSSKSS của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2009 trong đánh giá thực trạng về làm mẹ an toàn và hiệu quả can thiệp về truyền thông.

Nghiên cứu đã áp dụng một số kỹ thuật phân tích hồi qui đa biến nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn đồng thời đã tính được các chỉ số hiệu quả can thiệp.

Những kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc lập chính sách cũng như lập kế hoạch nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em.


KẾT LUẬN


1. Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về làm mẹ an toàn

Kiến thức về chăm sóc trước sinh của các bà mẹ ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay Lào tốt hơn so với thực hành. Về kiến thức: 63,4% bà mẹ có kiến thức về khám thai ≥3 lần; 79,7% có kiến thức về tiêm phòng uốn ván ≥2 lần trong quá trình mang thai và 58,4% có kiến thức về tiêm phòng uốn ván ≥2 lần. Về thực hành: 60% bà mẹ đi khám thai ≥3 lần; 52,0% bà mẹ đi tiêm phòng uốn ván ≥2 lần và chỉ có 42,1% bà mẹ uống viên sắt ≥3 tháng.

Kiến thức về chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ còn thấp: tỷ lệ bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh thấp, khoảng 1/2 số bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào có thể xảy ra trong và sau sinh (trong sinh là 48,5% và sau sinh là 56,3%); chỉ có 59,0% bà mẹ có kiến thức về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ sau sinh.

Thực hành về chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ chưa tốt: 54,7% bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế; 56,3% bà mẹ được nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua; 56,1% bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng 1 giờ đầu ngay sau sinh và chỉ có 25,3% bà mẹ đi khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh.

2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về LMAT

Các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn hai con và có thai nhiều hơn 2 lần chăm sóc trước sinh ít hơn so với các bà mẹ khác.

Các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn so với các bà mẹ khác.

Các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con được cán bộ y tế chuyên môn đỡ thấp hơn so với các bà mẹ khác.


Các bà mẹ tuổi ≥25, là người dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ đi khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh thấp hơn so với các bà mẹ khác.

3. iệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến LMAT

Các biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức về LMAT cho các phụ nữ 15-49 tuổi đã đạt được kết quả tốt. Kiến thức về LMAT của các phụ nữ ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng và tỷ lệ bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra ở nhóm can thiệp cũng tốt so với nhóm đối chứng.

Kiến thức về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các phụ nữ ở nhóm can thiệp trước và sau can thiệp đều tốt hơn nhóm chứng trước và sau can thiệp như đi khám thai ≥3 lần là 82,0% và 100% so với 80,5% và 88,5%; tiêm phòng uốn ván ≥2 lần là 58,5% và 99,5% so với 53,5% và 54,5%; uống viên sắt ≥3 tháng là 43,5% và 97,5% so với 45,0% và 47,5%. Sinh con tại cơ sở y tế là 50,0% và 100% so với 55,0% và 59,0%; được nhân viên y tế đỡ đẻ là 80,0% và 100% so với 90,0% và 91,0%; cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút-1giờ là 48,0% và 95,0% so với 45,0% và 46,0%. Đi khám lại sau sinh là 50,0% và 100% so với 50,5% và 53,5%.


K ẾN N Ị

Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe về LMAT và những một số yếu tổ liên quan đến bà mẹ khi mang thai, sinh con và chăm sóc sau sinh. Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông: nói chuyện, tư vấn, thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động lồng ghép truyền thông về lợi ích và sự cần thiết của phương pháp LMAT đối với bà mẹ. Phố biến sâu rộng kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nói chung và các can thiệp thiết yếu ngay từ mang thai đến sau sinh cho các bà mẹ cũng như các thành viên trong gia đình, nhấn mạnh đến lợi ích của việc thực hành tốt công tác này đối với từng bà mẹ, từng gia đình và toàn quốc gia.

Đầu tư nguồn lực và kinh phí để tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống về phương pháp tiếp xúc LMAT ở Lào để đánh giá sự hiểu biết, chấp nhận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thực hành các phương pháp này.

Xây dựng và ban hành chính sách về các kiến thức và thực hành thường quy chăm sóc bà mẹ khi mang thai, sinh con, và đi khám lại sau sinh tại các cơ sở y tế, xây dựng hệ thống các can thiệp thường quy dựa trên bằng chứng khoa học về lợi ích của phương pháp.

Lồng ghép các dự án về CSSKSS với các dự án về phát triển kinh tế nhằm giảm thiểu nạn đói nghèo tại các vùng miền núi.

Công tác truyền thông về CSSKSS đối với dân tộc miền núi cần mang tính đặc thù, tôn trọng văn hóa, tập quán địa phương, lấy cộng đồng làm trọng tâm và áp dụng phương pháp truyền khẩu qua phụ nữ, hàng xóm, già làng, trưởng bản và đặc biệt là vận động, khuyến khích nam giới cùng tham gia.

Nếu có thể có công cụ Video hoặc các hình ảnh quảng bá sẽ làm tăng thêm hiệu quả tuyên truyền.

Đào tạo thêm đội ngũ ở địa phương để tăng thêm tính liên tục của hoạt động tuyên truyền.


DAN MỤC C N TRÌN N ÊN CỨU ĐÃ C N BỐ



Số

Tên nghiên cứu đã công bố

1

Khamphanh Prabouasone 1, Ngô Văn Toàn 2, Lê Anh Tuấn 3, Bùi Văn Nhơn 2.

Kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi và một số yêu tố ảnh hưởng tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Vol. 80, N04 - Dec, 2012.

2

Khamphanh Prabouasone1, Ngô Văn Toàn2, Lê Anh Tuấn3, Bùi Văn Nhơn2. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn cho các

bà mẹ 15-49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2011. Tạp chí Y học Thực hành, Vol. 859, N02 - March, 2013.

3

Khamphanh Prabouasone1, Ngô Văn Toàn2, Lê Anh Tuấn3, Bùi Văn Nhơn2. Kiến thức và thực hành chăm sóc trong và sau sinh của các bà mẹ có con nhỏ

dưới 2 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Vol. 82, N0 2 - April, 2013.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 18


TÀ L ỆU T AM K ẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế (1998), Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ có thai. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại gia đình, NXB Y Học, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2001), Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Tài liệu dùng cho cán bộ y tế cơ sở, NXB Y Học, Hà Nội, tr 4-5, 145-178.

3. Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 20-23.

4. Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 31-44, 52-65.

5. Bộ Y tế (2003), Niên giám thống kê năm 2002, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 33-34.

6. Bộ Y tế (2003), Vụ BVBMTE-KHHGĐ, Hội thảo vùng xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn, tr. 2-21.

7. Bộ Y tế (2004), Niên giám thống kê năm 2003, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 35-36.

8. Bộ Y tế (2005), Niên giám thống kê năm 2004, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 23-34.

9. Bộ Y tế (2006), Niên giám thống kê năm 2005, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 45-47.

10. Bộ Y tế (2007), Niên giám thông kê năm 2006, NXB Y Học, Hà Nội, tr 34-36.

11. Bộ Y Tế (2007), Tài liệu đào tạo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Hà Nội.

12. Bộ Y tế (2009), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại 14 tỉnh Dự án. Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2009), Chương trình chăm sóc sức khỏe ưu tiên (Làm mẹ an toàn).

14. Bộ Y tế và Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em/KHHGĐ (1997), Một số thường qui về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em/KHHGĐ chương trình hợp tác y tế Việt nam- Thuỵ Điển lĩnh vực bảo vệ bà mẹ trẻ em /KHHG, tr. 9-38.

15. Bùi Thị Thu Hà và Vũ Mạnh Dương (2008), "Thực trạng đẻ tại nhà ở Lương Sơn, Hòa Bình", Tạp chí Y học Dự phòng. 3 (95), tr. 27-32.

16. Đàm Khải Hoàn, Lương Thu Hà và et al (2006), "Thực trạng chương trình làm mẹ an toàn ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí thông tin Y Dược. 6 (11), tr. 25-26.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí