tại những tập quán lạc hậu ảnh hưởng có hại đến sức khỏe bản thân họ [49], [93], [68], [25].
Theo quy định của Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS của Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Lào cũng đã áp dụng thì bà mẹ trong 2 giờ đầu sau đẻ phải nằm nghỉ ngơi tại phòng đẻ và bà mẹ phải được theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu âm đạo tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút sau sinh [4]; Bởi vì tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau sinh (60%), đặc biệt là 24 giờ đầu sau sinh mà nguyên nhân chảy máu là chiếm hàng đầu.
Hiện nay ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa của Lào, thực hành của những người trợ giúp các cuộc đẻ tại nhà còn gây nhiều nguy cơ. Theo quy định của Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, người đỡ đẻ phải rửa tay sạch và mang găng vô khuẩn khi đẻ và chăm sóc rốn; kéo cắt rốn, chỉ cắt rốn phải vô khuẩn; rốn bé phải được sát khuẩn bằng cồn 700, rốn phải được bọc kín bằng gạc vô khuẩn và băng che chở che kín gạc bọc rốn [4]. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với một số tác giả như tỷ lệ bà mẹ được nhận gói đẻ sạch tại Thái Nguyên là 38,3% [16], tại Quảng Trị là 35,4% [81], tại Huế là 18% [88] và tại Thanh Hóa là 50-70% [87], tuy nhiên bà mẹ chỉ được sử dụng một số ít dụng cụ trong gói đẻ sạch đó như kéo cắt rốn và dụng cụ cặp rốn bé. Nghiên cứu tại Ninh Bình thì tỷ lệ trẻ cắt rốn với dụng cụ không hợp vệ sinh là 30,6% và 41,7% trường hợp không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khác [61].
Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ tuổi ≥25, người dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ đi khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh thấp hơn so với các bà mẹ khác và kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ người dân tộc thiểu số, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc có tỷ lệ đi khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
Lý do không khám lại sau sinh của các bà mẹ dân tộc trong nghiên cứu của chúng tôi không được phân tích và đưa ra cho thấy, những nghiên cứu của các tác
giả ở Palestin, Nepal và tại Việt Nam như Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Thái Nguyên và Vĩnh Long vì họ cho rằng họ không bị bệnh, họ hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải khám lại; họ không thấy sự cần thiết phải khám lại và họ cũng không được NVYT khuyến khích phải khám lại sau sinh [51], [52], [88], [87], [89], [90]. Lý do khác là cơ sở y tế xa, quá bận, không có tiền, dịch vụ không sẵn có trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khác nhau với nghiên cứu của các tác giả ở Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Thái Nguyên và Vĩnh Long [88], [87], [89], [90].
Các kết quả phân tích đa biến của tác giả nghiên cứu tại Thanh Hóa đã tìm thấy có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc mẹ, giao thông đi lại, nơi bà mẹ đẻ và việc có khám lại sau sinh và của tác giả nghiên cứu tại Vĩnh Long cũng tìm thấy có mối liên quan giữa yếu tố nơi bà mẹ đẻ và việc có khám lại sau sinh [87], [90]. Các bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn các bà mẹ đẻ tại nhà. Nghiên cứu tại Thanh Hóa bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế khám lại sau sinh cao gấp 16,6 lần bà mẹ đẻ tại nhà. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 10,5-26,3 [87]. Kết quả phân tích đơn biến trong nghiên cứu này cũng tìm thấy có sự khác biệt giữa nhóm bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế và việc khám lại sau sinh. Bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế khám lại sau sinh cao gấp 2,5 lần bà mẹ đẻ tại nhà. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,2-0,67. Nghiên cứu tại Thanh Hóa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố dân tộc mẹ và việc khám lại sau sinh của bà mẹ; bà mẹ dân tộc Dao và Mông sau đẻ không khám lại cao gấp 3,3 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,2-0,7 [87]. Nghiên cứu này cũng tìm thấy có sự khác biệt giữa yếu tố dân tộc mẹ và việc khám lại sau sinh của bà mẹ. Các bà mẹ dân tộc có xu hướng không khám lại sau sinh cao hơn các bà mẹ Kinh. Các bà mẹ dân tộc Chăm, Bana, Hrê tại Bình Định không khám lại sau sinh cao gấp đôi các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,33-0,89. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú hầu hết các bà mẹ dân tộc Bana, Chăm và Hrê tại Bình Định đều cho trẻ bú sớm ngay sau sinh đây là thực hành phổ biến thường gặp cũng giống như các bà mẹ dân tộc Hmông tại Hà Giang [36], tại Đà Nẵng là 67,7% [22], Thái Nguyên là 67,9% [89], Huế là 39,4% [88] và Hà Nội là 46% [23]. Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các bà mẹ dân tộc đều vắt bỏ sữa non truớc
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Kiến Thức Về Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trong Sinh Đối Với Phụ Nữ
- K Ến T Ức Và T Ực Àn C Ăm Sóc Tron S N
- Một Số Ếu Tố L Ên Quan Đến K Ến T Ức Và T Ực Hành Về Lmat Của Các Bà Mẹ
- Hiệu Quả Can Thiệp Truyền Thông Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh
- Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 19
- Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 20
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
khi cho bé bú. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu tại Thái Nguyên, bà mẹ dân tộc vắt bỏ sữa non cao gấp 3,3 lần bà mẹ người kinh (CI: 1,7-6,1) [89]. Nghiên cứu tại Huế, bà mẹ học vấn dưới trung học phổ thông vắt bỏ sữa non cao gấp10 lần các bà mẹ khác (CI: 0,01-0,9). Lý do thực hành không tốt này trong nghiên cứu chúng tôi khác với nghiên cứu tại Đà Nẵng vì các bà mẹ thiếu hiểu biết về lợi ích của sữa non và do phong tục tập quán cũ và lâu đời của địa phương [22].
4.5. ỆU QUẢ CAN T ỆP K ẾN T ỨC VỀ LMAT CỦA P Ụ NỮ
4.5.1. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trước sinh
Kết quả nghiên cứu can thiệp cho thấy, 400 các phụ nữ tình nguyện vào tham gia nghiên cứu là chia ra theo 2 nhóm mỗi nhóm có 200 người tuổi 15-49 tại bốn trạm y tế xã. Theo nhóm đối chứng và nhóm can thiệp, tuổi ít hơn 19 tuổi là 18,5% và 48,5% trong đó thấy là hai nhóm có tỷ lệ khác nhau và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,005), nhóm tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ 38,0% và 30,5%, nhóm tuổi 30-39 là 32,0% và 13,5% hai nhóm này cũng có tỷ lệ khác nhau và sự khác biệt này có mang ý nghĩa thống kê (p<0,005), tỷ lệ nhóm tuổi bằng 40 và cao hơn chỉ có 11,5% và 7,5%. Đa số của nhóm đối chứng và nhóm can thiệp các phụ nữ tình nguyện đối tượng vào tham gia nghiên cứu hầu hết là người dân tộc Lào Lùm 100% và 99,0%. Trình độ học vấn cho thấy theo nhóm đối chứng và nhóm can thiệp cao hơn là phụ nữ ở nhóm tiểu học chiếm tỷ lệ 56,5% và 46,5% hai nhóm có tỷ lệ khác nhau và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,005), tiếp theo là ở nhóm trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 38,5% và 45,0%, còn tỷ lệ ở trung học phổ thông trờ lên chỉ có 5,0% và 8,5%. Tình trạng hôn nhân của các phụ nữ theo nhóm đối chứng và nhóm can thiệp cho thấy phần lớn đã kết hôn chiếm tỷ lệ 82,0% và 60,0%, còn tỷ lệ 18,0% và 40,0% chưa có chồng, hai nhóm có tỷ lệ đã kết hôn và chưa có chồng khác nhau, như vậy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,005). Nghề nghiệp của các phụ nữ người vào tham gia nghiên cứu theo nhóm đối chứng và nhóm can thiệp nhiều nhất là người nông dân chiếm tỷ lệ 74,0% và 75,0%, ở sinh viên và cán bộ chiếm tỷ lệ 21,0% và 23,5%, còn làm buôn bán là chỉ có 5,0% và 1,5%.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có kiến thức khám thai từ 3 lần trở lên không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về khám thai >3 lần trở lên rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 121%, nhóm can thiệp (tăng từ 82,0%-100% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về khám thai >3 lần trở lên sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 88,5% và 100% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp. Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chương trình LMAT ở một số tỉnh/thành phố trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (Chương trình quốc gia 7) giai đoạn 2006-2010 tại 7 tỉnh trong cả nước, đó là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Ninh Thuận, Bến Tre và Tiền Giang [37]. Các can thiệp tập trung chủ yếu vào đào tạo cán bộ y tế theo Chuẩn quốc gia về CSSKSS, hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông thay đổi hành vi và hỗ trợ trang thiết bị cần thiết. Năm 2011 đã có cuộc đánh giá kết thúc chương trình hợp tác, kết quả khá phù hợp với ết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ (tăng từ 77,2% lên 84,8%, p<0,001). Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ phụ nữ biết rằng cần phải khám thai ít nhất 3 lần trong 1 thai kỳ (84,4% ở đầu kỳ và 90,4% ở cuối kỳ). Điều này cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ tuy có kiến thức nhưng chưa coi trọng vấn đề khám thai đủ số lần theo quy định. Phú Thọ, Hòa Bình, Tiền Giang, Bến Tre và Ninh Thuận là 5 tỉnh có tỷ lệ khám thai đủ 3 lần rất cao ở cuối kỳ (dao động từ 88,6% đến 99 [37]. Tương tự như kết quả nghiên cứu can thiệp của chúng tôi và UNFPA, kết quả nghiên cứu can thiệp về LMAT của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SC) cũng cho thấy có sự cải thiện rất tốt về khám thai ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên-Huế và Vĩnh Long. Tỷ lệ bà mẹ đi khám thai đủ 3 lần sau can thiệp là 91,1%, cao hơn trước can thiệp là 84,3% [20].
Theo kết quả này trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có hiểu biết về tiêm phòng uốn ván thêm từ 2 lần trở lên khi mang thai không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về tiêm phòng uốn
ván > 2 lần trở lên rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 3589%, nhóm can thiệp (tăng từ 58,5%-99,5% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về tiêm phòng uốn ván thêm từ 2 lần trở lên sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 54,5% và 99,5% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp. Báo cáo cuối kỳ của UNFPA và SC cũng cho thấy có sự cải thiện về tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván. Các tỉnh có sự cải thiện nhẹ so với đầu kỳ và đạt tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi cao hơn các tỉnh khác ở cuối kỳ (76,2% và 75,2%) [37] và tăng từ 77,3% lên 90% sau can thiệp [20].
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm sốt cao và phù khi mang thai không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu sốt cao và phù rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 311%, nhóm can thiệp (tăng từ 72,0%-99,5% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm sốt cao và phù sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 88,0% và 99,5% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp. Đa số các phụ nữ trong nhóm đối chứng có hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm ra máu âm đạo khi mang thai không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm ra máu âm đạo rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 9790%, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp. Tỷ lệ các phụ nữ trong nhóm đối chứng có hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm không thấy cử động thai hoặc thai lưu khi mang thai không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm không thấy cử động thai hoặc thai lưu rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 1004%, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Theo TCYTTG, có 6 dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Những dấu hiệu này cần được bản thân người phụ nữ và/hoặc chồng của họ phát hiện sớm để được cấp cứu kịp thời. Theo báo cáo cuối kỳ sau can thiệp của UNFPA, ở cuối kỳ, số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai tăng mạnh (8,1%-31,2%, p<0,001). Hai dấu hiệu được nhiều phụ nữ đề cập đến nhất có sự cải thiện mạnh nhất là “đau bụng” (tăng từ 37,2% lên 56,6%) và “sốt cao kéo dài” (từ 19,7% lên 29,2%) [37].
4.5.2. Hiệu quả can thiệp kiến thức TT/GDSK về chăm sóc trong sinh
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có kiến thức chăm sóc trong sinh về sinh con tại cơ sở y tế không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về sinh con tại cơ sở y tế rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 1270%, nhóm can thiệp (tăng từ 50,0%-100% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về sinh con tại cơ sở y tế sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 59,0% và 100% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữ 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Tiếp theo kết của cho thấy, tỷ lệ các phụ nữ trong nhóm đối chứng có hiểu biết chăm sóc trong sinh về có can bố y tế giúp đỡ đẻ không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về có can bố y tế giúp đỡ đẻ rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 2173%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 80,0%-100% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về có can bộ y tế giúp đỡ đẻ khi sinh con sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 91,0% và 100% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả này chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Kết quả này cũng cho thấy đa số các phụ nữ trong nhóm đối chứng có kiến thức chăm sóc trong sinh về cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút đến 1 giờ không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút đến 1 giờ rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau
can thiệp tăng 4354%, nhóm can thiệp (tăng từ 48,0%-95,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút-1 giờ sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 46,0% và 95,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy, trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vì đẻ khó hoặc chuyển dạ kéo dài không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vì đẻ khó hoặc chuyển dạ kéo dài rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 456%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 75,0%-95,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vì đẻ khó hoặc chuyển dạ kéo dài sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 87,5% và 95,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả này chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữ 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Tỷ lệ các phụ nữ trong nhóm đối chứng có hiểu biết kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vì sốt cao không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vì sốt cao rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 1329%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 45,5%-97,5% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về sốt cao sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 47,0% và 97,5% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Đa số các phụ nữ trong nhóm đối chứng có kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra co giật không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm xảy ra co giật rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 9514%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 40,5%-95,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về co giật sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 37,0% và 95,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Kết quả cho thấy, ở nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có hiểu biết kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra vỡ ối sớm không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm vỡ ối sớm rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 3139%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 43,5%-90,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về vỡ ối sớm sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 46,5% và 90,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Theo kết quả cúng tôi trong nhóm đối chứng kết quả các phụ nữ có hiểu biết kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra chảy nhiều máu (băng huyết) không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về chảy máu nhiều rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 4344%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 45,0%-95,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về chảy nhiều máu sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 41,5% và 95,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ các phụ nữ trong nhóm đối chứng có hiểu biết kiến thức chăm sóc trong sinh về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra thấy tay chân của thai nhi ra trước khi sinh đẻ không khác biệt trước và sau nghiên cứu nhưng ở nhóm can thiệp sự khác biệt hiểu biết về thấy tay chân của thai nhi ra trước khi sinh đẻ rất khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp tăng 1036%, trong đó ở nhóm can thiệp (tăng từ 40,0%-95,0% p<0,001), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức thấy tay chân của thai nhi ra trước khi sinh đẻ ở nhóm đối chứng là 51,0% và 95,0% ở nhóm can thiệp, tuy nhiên có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của chương trình LMAT tại Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ không biết dấu hiệu nguy hiểm nào trong giai đoạn này đã giảm 8% (từ 33,7% xuống 25,8%, p<0,001). Số phụ nữ biết