K Ến T Ức Và T Ực Àn C Ăm Sóc Tron S N


nữ mang thai có sự tăng khối lượng dịch của máu, tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối, gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng’’. Khi thai phụ thiếu sắt, đầu tiên là lượng sắt dự trữ trong cơ thể được sử dụng hết. Tiếp theo là các hồng cầu sinh ra có tính thiếu sắt, kích thước hồng cầu nhỏ hơn. Lúc này thai phụ dễ bị mệt mỏi, hoa mắt, người buồn phiền, bất an. Cuối cùng, mới gây thiếu máu do thiếu sắt thực sự, là loại thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, gây chóng mặt, ù tai, da xanh nhợt, tim đập nhanh, tim to…

Theo quy định của Chuẩn Quốc gia về CSSKSS, cần cho bà mẹ có thai uống viên sắt/ Folic càng sớm càng tốt, uống mỗi ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai và 1 tháng sau đẻ. Tối thiểu trước đẻ cần uống trong 90 ngày.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy bà mẹ có thực hành uống viên sắt ≥3 tháng chiếm tỷ lệ 42,1%, thấp hơn so với 58,4% bà mẹ có kiến thức về vấn đề này. Sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành là 16,3% và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về vấn đề này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác [95]. Điều đó cho thấy việc thực hành của các bà mẹ về uống viên sắt tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay của Lào còn kém. Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có nguy cơ thiếu máu. Để phòng thiếu máu trong qua trình thai nghén, bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì tất cả phụ nữ có thai đều cần uống thêm viên sắt để bổ sung lượng sắt cần thiết cho quá trình sinh hồng cầu ở mẹ. Việc sử dụng viên sắt càng sớm càng tốt, tối thiểu phải uống trước khi sinh 90 ngày (3 tháng) và kéo dài sau sinh 42 ngày. Kết quả này bà mẹ có thức hành uống viên sắt thấp hơn so với một số nghiên cứu tại Carolina 66% [56], và tại Kenya 72% [80], cũng thấp hơn một số nghiên cứu tại Việt Nam như: Hải Dương là 87,3% [28], Thừa Thiên Huế là 90% [88], Thanh Hóa là 80% [87], Đà Nẳng là

88,5% [22], Thải Nguyên là 90,8% [89], và tại Vĩnh Long là 87% [90]. Nhưng cao hơn so với một số nghiên cứu tại Tanzania là 17,2% [75].

Có các sự khác biệt ở trên là do sự khác biệt đặc điểm về kinh tế xã hội, phong tục tập quán và chính sách y tế giữa 2 nước Việt Nam và Lào. Tại Lào, chương trình làm mẹ an toàn mới được triển khai trong vài năm gần đây, còn tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay chương trình này mới được áp dụng từ năm 2007. Do vậy


hiệu quả các biện pháp can thiệp của chương trình tới các bà mẹ mới có kết quả bước đầu. Trong khi đó tại Việt Nam, chương trình làm mẹ an toàn đã được triển khai trong thời gian khá dài trên quy mô rộng và có chiều sâu; kết quả của chương trình đã đạt được nhiều thành tựu lớn, dẫn đến tỷ lệ các bà mẹ đã kiến thức và thực hành đúng ngày càng tăng và đạt được giá trị cao.

Kết quả cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn hai con và có thai nhiều hơn 2 lần chăm sóc trước sinh ít hơn so với các bà mẹ khác. Thực tế cho thấy, các bà mẹ người dân tộc thiểu số, sống ở vùng miền núi, với một trình độ học vấn thấp và khả năng nói tiếng Lào không thành thạo thì gặp rất nhiều khó khăn, cũng như ít có khả năng tiếp cận được các dịch vụ y tế và các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, để chương trình làm mẹ an toàn được triển khai có hiệu quả và phổ biến được đến các bà mẹ trong cộng đồng thì cần nỗ lực rất lớn từ nhiều phía (các nhà quản lý, các nhà lập chính sách, các nhà chuyên môn và từ chính các bà mẹ trong cộng đồng…).

4.2. K ẾN T ỨC VÀ T ỰC ÀN C ĂM SÓC TRON S N

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Đảm bảo cho cuộc đẻ an toàn có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề tử vong mẹ. Ở Lào cũng có hai lựa chọn của người phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại nhà và sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơ sở y tế (TTYT và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất. Quá trình này rất dễ xảy ra các tai biến nhất cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy bà mẹ cần được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế để được chăm sóc chu đáo nhằm hạn chế tối đa các biến cố như chảy máu, sa dây rau, vỡ ối sớm, kiệt sức khi chuyển dạ… Sự hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra với người mẹ trong quá trình chuyển dạ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và kịp thời xử trí các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra, tránh những hậu quả đáng tiếc cho mẹ và con.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 9,3% bà mẹ biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên xảy ra đối với sản phụ trong khi chuyển dạ, cao hơn so với kết quả điều tra về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe tại 7 tỉnh do UNFPA tiến hành vào năm 2005 tại Việt Nam với 7,9% nam giới và 4,7% nữ giới

Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 15


biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên [34]. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 48,5% bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào xảy ra trong chuyển dạ, cao hơn so với nghiên cứu của UNFPA tại Việt Nam năm 2005 với tỷ lệ này ở nam giới là 44,3%, nữ giới là 33,7% [34]. Và kết quả này cao hơn báo cáo điều tra cơ bản về chương trình tử vong mẹ và tử vong sơ sinh với tỷ lệ 41,9% phụ nữ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào khi chuyển dạ [12]. Mặc dù tỷ lệ các bà mẹ biết từ 3 dấu hiệu trở lên cao hơn một số nghiên cứu nhưng số bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào trong nghiên cứu này còn rất cao (chiếm gần 1/2 số bà mẹ). Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp có hiệu quả để trang bị các kiến thức cơ bản về dấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ cho các bà mẹ. Qua đó giúp các bà mẹ có thể tự nhận biết sớm được một số dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra, góp phần hạn chế tối đa các tai biến đối với bà mẹ và thai nhi trong khi chuyển dạ.

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ mà nhiều bà mẹ biết đến là ngôi thai bất thường chiếm tỷ lệ cao nhất (27,9%); tiếp đến là chảy máu nhiều (17,7%), sa dây rau (12,8%) và đau đầu, mờ mắt, co giật (9,9%). Trong khi đó tỷ lệ các bà mẹ biết dấu hiệu nguy hiểm khác xảy ra khi chuyển dạ chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều đó cho thấy, kiến thức của các bà mẹ về từng dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong chuyển dạ còn rất thấp. Đặc biệt, chỉ có 17,7% các bà mẹ biết chảy máu nhiều đó là một trong những dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, trong khi đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của mẹ trong khi sinh. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với một số nghiên cứu ở nước ngoài như: Mesay Hailu và cộng sự nghiên cứu tại miền Nam Ethiopia năm 2010 thì tỷ lệ này là 55,0% [65], theo Warren C và Liambila W. Nghiên cứu tại Kenya năm 2004 thì tỷ lệ này là 37,0% [107].

Các bà mẹ biết 1-2 dấu hiệu nguy hiểm xảy ra sau sinh chiếm tỷ lệ 35,6%, thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Mesay Hailu và cộng sự tại miền Nam Ethiopia năm 2010 [65] và kết quả báo cáo điều tra về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại 7 tỉnh của UNFPA năm 2005 [34]. Nghiên cứu này cho thấy có 56,3% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào có thể xảy ra sau khi sinh, cao hơn rất nhiều so với 29,7% theo điều tra của UNFPA năm


2005 [34] và 35,8% theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2009 [12]. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm xảy ra sau sinh chiếm 8,1%. Dấu hiệu nguy hiểm sau sinh mà bà mẹ biết đến nhiều nhất là chảy máu nhiều chiếm 33,0%, thấp hơn kết quả nghiên cứu tại Ethiopia (50%) và tại 14 tỉnh ở Việt Nam (50,7%) [12]. Đây là dấu hiệu nguy hiểm quan trọng nhất trong giai đoạn sau sinh và là nguyên nhân dẫn đến khoảng 30% tử vong mẹ trên toàn thế giới [65]. Trong khi đó, các bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm khác chiếm tỷ lệ thấp. Qua đó cho thấy, kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh của các bà mẹ còn thấp. Vì vậy rất cần những chương trình can thiệp có hiệu quả để giúp nâng cao nhận thức cho các bà mẹ về vấn đề này. Cần triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm nghiêm trọng có thể xảy ra sau sinh kết hợp với chăm sóc trước và trong sinh. Từ đó giúp họ có thể phát hiện sớm các biến cố bất lợi và có được thực hành tốt trong chăm sóc sức khỏe mẹ và con.

Hiện nay, trên thế giới, nuôi con bằng sữa mẹ là một thực hành phổ biến nhưng tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh nói chung rất thấp.Ở châu á, chỉ có gần 20% số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh [116]. Nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy 14%-51% bà mẹ cho con bú lần đầu sau một giờ [118], một số nghien cứu tại 3 tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2008-2011 là 79,6% các bà mẹ biết cho trẻ bú sớm trong 1 giờ sau sinh [21]. Kết quả cho thấy, đa số bà mẹ đều có kiến thức và thực hành tốt về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng ngày đầu sau sinh (kiến thức: 91,7% và thực hành: 89,1%). Tuy nhiên, kiến thức và thực hành về cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng 1 giờ sau sinh còn chưa tốt, chỉ có 59,0% bà mẹ có kiến thức và 56,1% bà mẹ có thực hành đúng về vấn đề này; tương tự kết quả nghiên cứu tại Quảng Trị năm 2002 [81] và báo cáo của UNFPA về nghiên cứu sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 [35]. Tỷ lệ các bà mẹ biết ưu điểm của việc cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh còn chưa cao: 73,7% các bà mẹ biết cho trẻ bú sớm sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh (73,7%); 40,1% giúp tăng cường tình cảm gắn bó giữa mẹ và con; 23,6% phòng được chảy máu sau sinh đối với các bà mẹ. Bên cạnh đó, vẫn còn 4,5% bà mẹ không biết về lợi


ích của cho trẻ bú sớm. Vì vậy, cần tiến hành các hoạt động can thiệp tập trung nâng cao hiểu biết của các bà mẹ về việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh, tuyên truyền cho các bà mẹ biết về ưu điểm của việc trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ sau sinh như cung cấp các yếu tố miễn dịch có trong sữa non cho trẻ, giúp tử cung sản phụ co tốt, tăng mối quan hệ mẹ con… Từ đó giúp tăng cường sức khỏe của trẻ, cũng như của các bà mẹ.

Sinh con tại cơ sở y tế đang trở nên là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt ở những nơi đô thị và có điều kiện kinh tế. Sinh con tại nhà cũng còn gặp ở nhiều cộng đồng với mức độ phổ biến khác nhau, từ những cuộc đẻ không có sự trợ giúp nào cho tới những cuộc đẻ được trợ giúp bởi những người được đào tạo. K ỹ n ă n g t hực hành của những người trợ giúp các cuộc đẻ tại nhà còn gây nhiều nguy cơ và hầu như không bao gồm chăm sóc trẻ sơ sinh và theo dõi sau sinh. Kết quả nghiên cứu cúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ đã sinh con tại cơ sở y tế chiếm 54,7%; trong đó hầu hết là sinh con tại cơ sở y tế nhà nước (54,5%), nhưng cao hơn so với kết quả nghiên cứu một số nước trên thế giới như Ấn Độ là 31% [94], Zimbabwe là 50% [72] và một số trong nước như tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm tỷ lệ 17,2% [64], tại tỉnh ở miền Bắc của Lào chiếm tỷ lệ 8,4% [76]. Kết quả này thấp hơn một số kết quả nghiên cứu như của UNFPA tiến hành tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế nhà nước là 81,7% (năm 2003) và 88,2% (năm 2005) [34], tại Trung Quốc là 87% [120], tại Nam Phi là 55,9% [79] và của một số trong nước tại Thủ đô Viêng Chăn chiếm tỷ lệ 72% [46]. Hiện nay, tại đa số quốc gia trên thế giới sinh con ở tại cơ sở y tế hiện trở thành lựa chọn phổ biến, vì đây là nơi có đủ các trang thiết bị y tế cần thiết và đội ngũ cán bộ y tế có đủ trình độ để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi.

Một số lượng lớn phụ nữ sinh con tại nhà, với sự hỗ trợ của các cá nhân không được đào tạo. Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh, phụ nữ thấy rằng họ thường bị phù cẳng chân và bàn chân, sốt cao và xuất huyết [92]. Sinh con tại nhà có thể là không sao nếu là đẻ thường. Một nghiên cứu tại Zurich, Thụy Sĩ cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mong muốn được sinh tại nhà không làm tăng nguy cơ


có hại cho cả bà mẹ và bé [43]. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà trong nghiên cứu này còn cao chiếm 45,3% so với một số nghiên cứu tại nước Ấn Độ 37% bà mẹ sinh con tại nhà, 32% sinh tại phòng khám tư nhân và 31% sinh con tại cơ sở y tế [44], mà thấp hơn một số nghiên cứu trong nước tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm 68,1% [64], và tại tỉnh Louang Nam Tha chiếm tỷ lệ 90% [76]. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy chỉ có 56,3% bà mẹ đã được các nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ được mụ vườn đỡ đẻ là 13,6% và còn tỷ lệ lớn bà mẹ được người khác đỡ đẻ (như mẹ, chồng, bạn bè…), chiếm 30,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do hiểu biết, kiến thức của người dân tại Lào về vấn đề này còn thấp, mặt khác có thể do các cơ sở y tế tại đây chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy cần giáo dục nâng cao kiến thức cho người dân, cũng như xây dựng hệ thống cơ sở y tế để đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tại địa phương. Kết quả cho thấy phần lớn bà mẹ tự quyết định chọn nơi sinh con chiếm tỷ lệ 68,5%, có 20,3% do chồng lựa chọn và 11,3% do bố mẹ lựa chọn, cũng cao hơn một số nghiên cứu trong nước tại tỉnh Louang Nam Tha do bà mẹ tự quyết chiếm tỷ lệ 55,4%, do chồng lựa chọn là 17,8% và do bố mẹ lựa chọn chiếm 3,5% [76].

Tổ Chức Y Tế thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 136 triệu ca sinh; tại các nước kém phát triển có ít hơn hai phần ba ca sinh do cán bộ y tế có chuyên môn đỡ sinh còn tại các nước ít phát triển nhất chỉ có một phần ba ca sinh do cán bộ y tế có chuyên môn đỡ sinh [118]. Kết quả chúng tôi cho thấy đa số các bà mẹ đã được các nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua chiếm tỷ lệ 56,3% cao hơn so với một số nghiên cứu tại Kenya 17,6% năm 2002, và 30% năm 2005 [80], nhưng thấp hơn so với một số nghiên cứu tại các tỉnh ở Việt Nam như: Thừa Thiên Huế là 80,2% [88], Thanh Hóa là 71,5% [87] và Vĩnh Long là 68,6%

[90] nhưng thấp hơn Thái Nguyên là 97,8% [89], Đà Nẳng là 99% [22], và tại Binh Định năm 2005 là 95,6% [27]. Tỷ lệ bà mẹ được mụ vườn đỡ đẻ là 13,6%. Tuy nhiên, còn tỷ lệ lớn các bà mẹ được các người khác (mẹ, chồng, bạn bè…) đỡ đẻ chiếm tỷ lệ 30,1%. Phần lớn bà mẹ đều nhận được sự giúp đỡ từ chồng và gia đình trong lần sinh con vừa qua, tỷ lệ bà mẹ được chồng và gia đình đưa đến nơi sinh khá


cao. Tỷ lệ được chăm sóc khi sinh và được chăm sóc dinh dưỡng cũng cao. Đa số các bà me khó khăn trong quá trình sinh con chỉ có 17,1% mà phần lớn bà mẹ không gặp khó khăn trong quá trình đẻ vừa qua, chiếm tỷ lệ 82,9%. Hầu hết bà mẹ đều đẻ thường trong lần sinh con vừa qua, chiếm tỷ lệ 92,5%.

Trong nghiên cứu cua chúng tôi cho thấy hầu hết các bà mẹ đều cho trẻ bú lần đầu tiên trong vong ngày đầu sau sinh chiếm tỷ lệ 89,1%; trong đó tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng 1 giờ đầu ngay sau sinh là 56,1% thấp hơn so vơi nghiên cứu tại Bangladesh là 76,2% [103], còn nữa là bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên trong ngày thứ 2 sau sinh và bà mẹ không cho trẻ bú lần đầu tiên ngay sau khi sinh. Kết quả chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu tại Nepal là 56,6% [60], tại Việt Nam như Đà Nẳng là 67,7% [22], Thái Nguyên là 67,9% [89], Huế là 39,4% [88], và Hà Nội là 46% [23]. Theo lý thuyết, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ mới sinh đặc biệt là sữa non, mặc dầu số lượng ít nhưng cũng đủ để nuôi dưỡng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên và rất phù hợp với bộ máy tiêu hóa còn non nớt của bé. Trẻ bú sữa mẹ sẽ chóng lớn, phát triển đầy đủ về thể lực cũng như trí tuệ sau này và sữa mẹ cũng cung cấp cho trẻ kháng thể để chống bệnh tật. Bà mẹ cho trẻ con bú sớm, do động tác mút vú của trẻ gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin nên tử cung sẽ co chặt hơn, tránh được băng huyết sau sinh [4].

4.3. K ẾN T ỨC VÀ T ỰC ÀN C ĂM SÓC SAU S N

Thế giới đang nỗ lực để làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ bởi vì một bà mẹ mất đi không chỉ là một tổn thất cho gia đình mà còn mất đi một nguồn lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Điều quan trọng nhất là sự mất mát đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ và đời sống của những đứa con đang sống của họ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh chết, 75% trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Các trường hợp tử vong có liên quan chặt chẽ đến chăm sóc trẻ sơ sinh như ủ ấm trẻ để phòng giảm thân nhiệt, cho trẻ bú sớm và tắm cho trẻ 24 giờ sau đẻ; Chăm sóc những giây phút đầu đời vô cùng quan trọng đối với tình trạng sức khỏe suốt cuộc đời của bé. Bệnh tật và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh phụ thuộc vào


việc chăm sóc trẻ rất nhiều. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tử vong mẹ xảy ra cao nhất ở thời điểm sau sinh chiếm 60,6% [13].

Tại Việt Nam hầu hết các phụ nữ tử vong trong giai đoạn sau sinh chết ngay trong ngày đầu tiên sau đẻ dao động trong khoảng 80-83%; số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên [35]. Can thiệp đơn giản, giá thành thấp nhưng góp phần đáng kể trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong mẹ và bé sơ sinh đó là theo dõi sát tình trạng bà mẹ và bé, thăm khám lại bà mẹ sau sinh, ủ ấm trẻ, cho bú sớm, tắm trẻ sau 24 giờ sau sinh… Tại Lào, theo báo cáo thống kê năm của Viện Bà mẹ và trẻ em Trung ương Lào 2008 cho thấy số thai phụ được khám thai là 222.198 ca trong khi đó số bà mẹ được thăm khám và theo dõi sau sinh chỉ có 30.016 ca. Riêng ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay số phụ nữ có thai được khám là 9.515 và thăm khám và theo dõi sau sinh là 2.014 bà mẹ [69].

Khám sau sinh có vai trò rất quan trọng, giúp theo dõi chặt chẽ và chăm sóc sản phụ nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả sản phụ và sơ sinh, đồng thời giúp cấp cứu sớm các tai biến sản khoa (nếu có xảy ra). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bà mẹ đi khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh là 25,3%, thấp hơn so với một số nghiên cứu tại Ấn Độ là 44% [42], tại Palestin là 36,6% [51], tại Nepal là 34% [52], tại Bangladesh là 28% [45] và 27,3% năm 2004 [103], cũng là thấp hơn so với kết quả báo cáo về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 [35], và cũng thấp hơn một số các tỉnh tại Việt Nam như Thừa Thiên Huế là 74,9% [88], Thanh Hóa là 67% [87], Thái Nguyên là 52,9% [89], Đà Nẳng là

71,5% [22], tại Binh Định năm 2005 là 75,3% [27], và tại Vĩnh Long là 88,4% [90]. Vì vậy, cần có các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức cho các bà mẹ tại Lào về tầm quan trọng của đi khám lại sau sinh trong vòng 42 ngày, để từ đó giúp họ có thực hành đúng trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bản thân mình sau khi sinh. Qua đó góp phần nâng cao sức khỏe của bà mẹ và con của họ, hạn chế những tai biến có thể xảy ra. Đa số bà mẹ đi khám lại sau sinh trong vòng 7 ngày đầu sau sinh cao hơn các vòng khác và tất cả đều được cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn và bà mụ vườn chăm sóc sau sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024