Kết quả chúng tôi cho thấy đa số bà mẹ đã nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ của chồng và gia đình sau khi sinh như chia sẻ công việc hàng ngày, chăm sóc em bé, chăm sóc dinh dưỡng và động viên tinh thần. Nhưng đa số chồng và gia đình đưa bà mẹ đi khám lại sau khi sinh rất là thấp. Phần lớn các bà mẹ sau khi sinh đều hạn chế sử dụng thức ăn so với bình thường, còn nữa là đa số bà mẹ được nghỉ bằng hoặc hơn ba tháng sau khi sinh cũng cao.
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ LMAT CỦA CÁC BÀ MẸ
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có 55,0% bà mẹ nhận được các thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn; tỷ lệ bà mẹ nhận được ≥3 thông tin là 42,9%, các bà mẹ nhận từ 1-2 thông tin là 12,1%. Có 38,3% các bà mẹ không nhận được thông tin về làm mẹ an toàn và có 6,7% các bà mẹ không biết về vấn đề này. Đa số các thông tin giáo dục sức khỏe về làm mẹ an toàn mà các bà mẹ đã nhận được phần lớn là thông tin về đưa con đi tiêm chủng, tiếp theo khám thai, kế hoạch hóa gia đình và nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên bà mẹ nhận được thông tin về sinh đẻ, thông tin về khám lại sau sinh và thông tin về dinh dưỡng trước, trong và sau khi sinh rất là thấp. Kết quả này cũng cho thấy đa số thông tin về làm mẹ an toàn mà các bà mẹ nhận được là từ nhân viên y tế, chiếm tỷ lệ 85,9%. Có 12,9% bà mẹ tiếp cận được với thông tin về LMAT từ báo, tờ rơi; 11,5% bà mẹ tiếp cận được với thông tin về LMAT từ đài, ti vi, internet và 11,3% bà mẹ nhận được thông tin về LMAT từ những người xung quanh (họ hàng/ bạn bè, lãnh đạo thôn/ xã, đoàn thể) khác nhau so với một số nghiên cứu tại nước như: tại Afghanistan bà mẹ nhận được từ ti vi là 18,6% và từ đài là 46,2% [105], tại Bangladesh nhận được từ ti vi 8%, từ đài 30% và từ báo 30% [54], cũng khác nhau so với một số nghiên cứu tại tỉnh Xieng Khouang các bà mẹ nhận được thong tin từ nhân viên y tế cả bà mụ vườn trong làng là 76,6%, từ cán bộ y tế là 48,6%, từ bạn bè 42,9%, từ người cộng đồng lãnh đạo là 36,0%, từ đài và ti vi là 33,7%, từ mẹ là 10,3% và từ chồng 7,3% [121]. Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ lệ bà mẹ có trao đổi thông tin với người khác về làm mẹ an toàn chiếm 33,1%. Trong đó, chủ yếu các bà mẹ có trao đổi với họ hàng/ bạn bè chiếm tỷ lệ 77,8%, có 21,9% bà mẹ trao đổi thông tin với nhân viên y tế và chỉ có 0,3% bà mẹ có trao đổi thông tin với chồng/gia đình.
4.4. MỘT SỐ ẾU TỐ L ÊN QUAN ĐẾN K ẾN T ỨC VÀ T ỰC HÀNH VỀ LMAT CỦA CÁC BÀ MẸ
Dịch vụ chăm sóc trư ớ c , t ro n g v à s a u s i n h là dịch vụ chăm sóc đảm bảo nhu cầu c ầ n t h i ết c h o n g ư ờ i p h ụ nữ k h i c ó t h a i. H ọ có thể dễ dàng và không có sự cản trở nào trong việc tiếp cận và sử dụng dịch làm mẹ an toàn vụ như là sự sẵn có của dịch vụ và chất lượng chăm sóc của cán bộ y tế/nhân viên y tế (World Health Day 1998). Kinh nghiệm triển khai các chương trình dịch vụ y tế cho thấy, thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung sẽ làm gánh nặng bệnh tật tăng lên và trong một số trường hợp thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Theo mô hình sử dụng dịch vụ y tế của Anderson 1968 và được Friedler sửa đổi năm 1981, có 3 nhóm yếu tố như: các yếu tố về đặc trưng cá nhân và các yếu tố về lịch sử sinh sản (1), các yếu tố khả năng kinh tế, khả năng tiếp cận (2), các yếu tố về dịch vụ y tế (3). Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng những thuốc cổ truyền hoặc đến các bác sĩ tư gần nhà. Ở nhiều vùng của châu Phi, điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế [55]. Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế. Ở Công gô, trong số hai mươi trường hợp tử vong mẹ thì mười ba trường hợp xảy ra vào vụ mùa thu hoạch, đó là thời gian mà các phụ nữ phải làm việc rất vất vả trên đồng ruộng không có thời gian đi đến các dịch vụ cơ sở y tế (Navvaro, 1998) [55].
4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSTS
Kết quả nghiên cứu chúng tôi theo phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, nhiều hơn 2 con và nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ đi khám thai ≥3 lần thấp hơn so với các bà mẹ khác, kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc và nhiều hơn 2 con có tỷ lệ đi khám thai ≥3 lần thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê. Một nghiên cứu tại tỉnh Bình Định cho thấy có những lý do để bà mẹ không đi khám thai như không biết thời điểm mang thai (trong giai đoạn 3 tháng đầu); nơi ở quá xa
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Liên Quan Giữa Một Số Đặc Trưng Cá Nhân Của Bà Mẹ Và Khám Lại Ít Nhất 1 Lần Trong Vòng 42 Ngày Sau Sinh
- Hiệu Quả Kiến Thức Về Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trong Sinh Đối Với Phụ Nữ
- K Ến T Ức Và T Ực Àn C Ăm Sóc Tron S N
- Ệu Quả Can T Ệp K Ến T Ức Về Lmat Của P Ụ Nữ
- Hiệu Quả Can Thiệp Truyền Thông Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh
- Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can thiệp truyền thông tại tỉnh Bo Lị Khăm Xa, năm 2010-11 - 19
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
trạm y tế, giao thông đi lại khó khăn; bận rộn với mùa vụ và con cái không có thời gian đi khám; ỷ lại, trông chờ sự mời gọi, nhắc nhở của y tế thôn; không hiểu rõ lợi ích và sự cần thiết phải đi khám thai; tuổi bà mẹ quá trẻ (mang thai khi mẹ 16 tuổi); bà mẹ mang thai ngoài ý muốn, có thai nhưng chưa kết hôn, sinh con một bề toàn nam hoặc toàn nữ [25]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở Trung Quốc, Ấn Độ và Uganda và tại Việt Nam như Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Thái Nguyên và Vĩnh Long cũng cho kết quả tương tự về lý do bà mẹ không cần phải đi khám thai [120], [98], [94], [88], [90], [89], [87], [25]. Các lý do khác như quá bận không có thời gian, sự tiếp cận cơ sở y tế không thuận tiện, không sẳn có và cơ sở y tế quá xa cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả tại các nước đang phát triển và một số địa bàn khác như Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Vĩnh Long [88], [90], [91], [87], [25].
Một nghiên cứu tại Việt Nam có sử dụng phân tích đa biến về mối liên quan giữa một số yếu tố ảnh hưởng và khám thai trước sinh. Kết quả cho thấy yếu tố tuổi có liên quan đến việc khám thai đủ 3 lần. Các bà mẹ tuổi càng cao có xu hướng khám thai đủ 3 lần nhiều hơn các bà mẹ khác. Các bà mẹ lớn hơn 24 tuổi khám thai đủ 3 lần cao gấp 2,4 lần các bà mẹ dưới 24 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 1,05-5,29 [25]. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả phân tích đa biến của nghiên cứu tại Vĩnh Long, các bà mẹ lớn hơn 24 tuổi khám thai đủ 3 lần cao gấp 1,6 lần các bà mẹ dưới 24 tuổi (95% CI: 1,1-2,5) và các bà mẹ lớn hơn 35 tuổi khám thai đủ 3 lần cao gấp 3,3 lần các bà mẹ dưới 24 tuổi (95% CI: 1,4-7.9) [90], [25]. Kết quả nghiên cứu tại Bắc Ninh, cũng đã tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm tuổi và việc khám thai đủ 3 lần của bà mẹ. Bà mẹ ở nhóm tuổi từ 20-35 đi khám thai đầy đủ hơn 2,7 lần so với các bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 20 và trên 35 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [26]. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại Quãng Trị [24], Thanh Hóa [87], Huế [88] và Thái Nguyên [89], không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi và khám thai đủ 3 lần [25].
Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở khu vực miền núi và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ≥2 lần trong quá trình mang thai thấp hơn so với các bà mẹ khác, kết quả này không có sự liên quan giữa
tiêm phòng uốn ván của bà mẹ với tuổi, trình độ học vấn, số con và số lần mang thai của bà mẹ và kết quả phân tích đa biến cho thấy bà mẹ dân tộc thiểu số và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ≥2 lần trong quá trình mang thai thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự, các bà mẹ dân tộc sống ở vùng cao việc đi từ nơi ở đến trạm y tế gặp nhiều khó khăn phải lội suối, trèo đèo, phương tiện chủ yếu là đi bộ, thời gian đi lại mất khoảng nửa ngày và ở những nơi đó cũng thiếu thông tin về lịch tiêm chủng cũng như không có các y tế thôn để khuyến khích, nhắc nhở, mời gọi các bà mẹ đi tiêm. Mặt khác, do không biết tiếng phổ thông nên đa số các bà mẹ không biết rõ mục đích của việc tiêm vắc xin phòng uốn ván nên không chủ động, tự giác đi tiêm phòng mà bị lệ thuộc hoàn toàn vào việc kêu gọi đi tiêm phòng của các y tế thôn. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Mỹ tại Thanh Hóa cũng cho biết lý do không được tiêm phòng uốn ván lầ sự tiếp cận cơ sở y tế không thuận tiện, không sẳn có và cơ sở y tế quá xa, bà mẹ không nhận thức đuợc sự cần thiết phải tiêm phòng, bà mẹ quá bận công việc mùa vụ nương rẫy đã ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin phòng uốn ván của các bà mẹ [87], [25].
Nghiên cứu tại Bình Định cho thấy yếu tố tuổi có liên quan với việc tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi. Các bà mẹ từ 24 tuổi trở lên tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi ít hơn một nửa so với các bà mẹ dưới 24 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,25-0,92 [25]. Kết quả nghiên cứu tại Bắc Ninh cũng đã tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm tuổi và việc tiêm phòng UV đủ mũi của bà mẹ, nhưng các bà mẹ ở nhóm tuổi từ 20-35 tuổi tiêm phòng uốn ván đầy đủ hơn 3,4 lần so với các bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [26]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại Quãng Trị [24], Thanh Hóa [87], Huế [88], Vĩnh Long [90], và Thái Nguyên [89], kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố tuổi và việc tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi [25].
Nghiên cứu tại Bình Định cho thấy thấy mối liên quan giữa yếu tố nơi ở và
tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi. Các bà mẹ sống ở vùng đồng bằng tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi cao hơn 1,7 lần các bà mẹ sống ở vùng miền núi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 1,02-2,76. Nhưng kết quả nghiên cứu tại Quảng Trị [24], Thanh Hóa [87], Huế [88], Vĩnh Long [90] và Thái Nguyên [89], chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố nơi ở và tiêm phòng vắc xin uốn ván đủ 2 mũi.
4.4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành chăm sóc trong sinh
Kết quả nghiên cứu chúng tôi theo phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn so với các bà mẹ khác và kết quả theo phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ sống ở miền núi, học vấn thấp và nói tiếng dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn so với các bà mẹ khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là do yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác như môi trường chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận được đối với nền văn hoá của một số dân tộc [112], [25].
Kết quả nghiên cứu định tính trên các bà mẹ dân tộc Bana, Chăm và Hrê tại Bình Định cho thấy tập quán sinh tại nhà đã có từ lâu đời và quan điểm chung của cộng đồng cho rằng phụ nữ Bana, Chăm và Hrê thường đẻ dễ và sinh đẻ là việc bình thường; Phong tục “cúng cầu an” trước khi sinh và “nằm lửa” sau sinh; Tâm lý bà mẹ yên tâm khi đẻ tại nhà vì có người thân bên cạnh; Bà mẹ thích mặc váy và xấu hổ vì phải để lộ bộ phận sinh dục khi sinh tại trạm y tế; Đẻ tại nhà thuận tiện hơn trong sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc; Bà mẹ sợ bị cắt và khâu tầng sinh môn khi sinh tại cơ sở y tế; Thời gian bà mẹ chuyển dạ quá nhanh, gia đình sợ đẻ rơi trên đường hoặc người thân yêu cầu đẻ tại nhà không đồng ý cho đẻ tại cơ sở y tế. Lý do về phía cung cấp dịch vụ như trạm y tế không có khả năng triển khai dịch vụ đỡ đẻ vì vậy nếu đẻ bệnh viện thì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn và tốn kém tiền bạc; Gia đình bà mẹ không đủ tiền thuê xe/ khiêng sản phụ, ăn uống cho người theo nuôi
bà mẹ, tiền mua tả lót, bỉm . . . nếu sinh tại cơ sở y tế và đặc biệt là trình độ chuyên môn của cán bộ CSSKSS của trạm y tế hạn chế nên thường dự đoán ngày sinh sai và cho sản phụ về nhà nên khi đau bụng sản phụ không đến kịp trạm y tế nên phải đẻ tại nhà [25].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khác nhau so với nghiên cứu của các tác giả ở Nam Phi, Zimbabwe, Ấn Độ và tại Việt Nam như Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Vĩnh Long về lý do kinh tế và giao thông đi lại khó khăn [36], [79], [72], [94], [88], [87], [90], [25]. Lý do chịu tác động của nguời thân trong gia đình trong việc lựa chọn nơi sinh của bà mẹ cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của 1 số tác giả ở Nam Phi và Ấn Độ và tại Việt Nam như Hà Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên [36], [79], [94], [87], [89], [25].
Lý do vì sự kém nhận thức của các thành viên trong gia đình kể cả phụ nữ và nam giới xem thường tính mạng của thai phụ có thể đi đến quyết định chọn nơi sinh tại nhà điều này sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong xử trí cấp cứu cho bà mẹ và bé bởi vì thời gian xử trí và cấp cứu sản khoa chỉ tính bằng giờ thậm chí bằng phút cũng gặp trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác như Hà Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên [94], [87], [89]. Nghiên cứu gần đây của Đào Quang Vinh tại Hà Tây cũ cho thấy những bà mẹ sinh con tại nhà có nguy cơ bị tai biến sản khoa cao gấp 2,33 lần những bà mẹ sinh tại cơ sở y tế [17].
Kết quả phân tích đa biến trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú cho thấy yếu tố dân tộc mẹ có liên quan đến việc đẻ tại nhà. Các bà mẹ dân tộc có xu hướng đẻ tại nhà nhiều hơn các bà mẹ Kinh. Các bà mẹ dân tộc Chăm, Bana, Hrê tại Bình Định đẻ tại nhà cao gấp 53 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 10,54-266,75. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Thanh Hóa, bà mẹ dân tộc Mường đẻ tại nhà cao gấp 2,9 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 1,7-4,7; Bà mẹ dân tộc Dao đẻ tại nhà cao gấp 4,6 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 2,7-8 [87]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác tại Thái Nguyên [89], tại Huế [88], không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố dân tộc mẹ và đẻ tại nhà.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự khác biệt giữa trình độ học vấn mẹ và việc đẻ tại nhà. Các bà mẹ mù chữ, học vấn thấp có xu hướng đẻ tại nhà cao hơn các bà mẹ học vấn cao. Bà mẹ học vấn dưới trung học cơ sở đẻ tại nhà cao gấp 16 lần các bà mẹ học vấn trên trung học cơ sở. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,03-0,12. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Thanh Hóa và tại Thái Nguyên, các bà mẹ học vấn dưới trung học cơ sở đẻ tại nhà cao gấp 2,5 lần các bà mẹ học vấn trên trung học cơ sở. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,3-0,6 và CI: 1,1-6,5 [87], [89].
Kết quả chúng tôi theo phân tích đơn biến cho thấy các bà mẹ dân tộc thiểu số, sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con được cán bộ y tế chuyên môn đỡ thấp hơn so với các bà mẹ khác và kết quả phân tích đa biến cho thấy các bà mẹ sống ở miền núi, học vấn thấp, nói tiếng dân tộc, có nhiều hơn 2 con và có nhiều hơn 2 lần mang thai có tỷ lệ sinh con được cán bộ y tế chuyên môn đỡ thấp hơn so với các bà mẹ khác. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu định tính tại tỉnh Bình Định cho thấy đa số các bà mẹ người dân tộc Bana, Hrê, Chăm tại Bình Định đẻ tại nhà là do mẹ ruột hoặc chồng hoặc chị dâu hoặc hàng xóm đỡ đẻ; quan niệm chung của cộng đồng đều cho rằng phụ nữ Bana, Hrê, Chăm thường đẻ dễ vì vậy chồng hay người nhà của các sản phụ thích nhờ sự giúp đỡ của những người đã từng có kinh nghiệm đỡ đẻ hơn là chú trọng đến người đó có qua lớp đào tạo, có chuyên môn đỡ đẻ hay không [25]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trần Lâm về SKSS của đồng bào dân tộc Hmông tại Hà Giang là kinh nghiệm đỡ đẻ được đánh giá cao hơn là kỹ thuật hiện đại [36].
Một nghiên cứu tại Zurich, Thụy Sĩ cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mong muốn được sinh tại nhà không làm tăng nguy cơ có hại cho cả bà mẹ và bé [43]. Đa số các bà mụ vườn người dân tộc Bana, Hrê, Chăm tại Bình Định đã học đỡ đẻ từ người thân như mẹ đẻ hoặc mẹ chồng; Một số người khác biết qua vài lần chứng kiến đỡ đẻ vì vậy họ chỉ có thể giúp thai phụ ở một vài công đoạn của quá trình sinh nở chứ không thể thay thế vai trò của người nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trong
việc xử lý nếu có tai biến xảy ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả các bà đỡ dân gian được đào tạo cũng không có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong mẹ vì họ không xử trí được các tai biến sản khoa. Một báo cáo gần đây có liên quan đến tai biến sản khoa và tử vong mẹ trên toàn quốc cho thấy những bà mẹ dân tộc thiểu số có nguy cơ tử vong mẹ tương đối cao gấp 3,92 lần nhóm bà mẹ người Kinh [29], [25]. Nghiên cứu cũng cho thấy không có yếu tố nào có liên quan đến việc có cán bộ y tế đỡ sinh. Nhưng kết quả phân tích đa biến của nhóm nghiên cứu tại Quảng Trị đã tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố dân tộc mẹ và việc có cán bộ y tế đỡ đẻ. Bà mẹ dân tộc Pa Cô và Vân Kiều đẻ không có cán bộ y tế đỡ sinh cao gấp 2,5 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,23-0,6 [24], [25]. Các bà mẹ dân tộc có xu hướng đẻ không có cán bộ y tế đỡ sinh nhiều hơn các bà mẹ Kinh. Các bà mẹ dân tộc Chăm, Bana, Hrê tại Bình Định đẻ không có cán bộ y tế đỡ sinh cao gấp 166 lần các bà mẹ người Kinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI: 0,001-0,024 [25].
Thực hành chăm sóc trong sinh có liên quan mật thiết đến tử vong mẹ và rẻ sơ sinh. Dường như cứ một phút qua đi lại có một bà mẹ chết do hậu quả hoặc những biến chứng của thai nghén hoặc sinh đẻ. Tại Việt Nam, thống kê về tình hình tử vong do tai biến sản khoa trong 5 năm gần đây (2002-2006) của Bộ Y tế thì tử vong mẹ do băng huyết chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,2% sau đó là uốn ván rốn là 10,5% và nhiễm khuẩn là 6,3%...[5], [7], [8], [9], [10], [25]. Theo Starrs Ann, 1998, các tai biến sản khoa chiếm gần 80% các trường hợp tử vong mẹ trên thế giới. Một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ thường gặp nhất là băng huyết (25%), nhiễm khuẩn hậu sản (15%)... Phần lớn các ca tử vong mẹ (61%) xảy ra trong khi đẻ hoặc trong thời kỳ hậu sản. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong mẹ xảy ra ở thời điểm trong sinh là 15,5% [25].
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của tác giả Bùi Thu Hà với sự giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc có nhận xét thực trạng SKSS của các phụ nữ dân tộc chưa thật đảm bảo, tỷ lệ sinh tại các cơ sở y tế thấp; dù đã có những hoạt động tích cực thay đổi hành vi SKSS tốt hơn trong nhóm dân tộc thiểu số, vẫn tồn