Xác Định Đúng Mục Tiêu Thực Hiện Kiểm Tra Sức Chịu Đựng



Kiểm tra sức chịu đựng một cách riêng lẻ và tại những lĩnh vực kinh doanh nhất định, thể hiện rằng kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng là không có tính tin cậy cao. Hơn nữa, tại một vài ngân hàng, Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện một cách dập khuôn và máy móc. Mặc dù các ngân hàng vẫn thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng thường xuyên, nhưng các kết quả này không cung cấp được toàn bộ bức tranh hoạt động của ngân hàng do cách tiếp cận máy móc và dập khuôn không cung cấp cho nhà quản trị sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và những chỉ tiêu định tính khác. Hơn nữa, do việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng còn riêng lẻ và tại những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngân hàng thường gặp khó khăn khi tổng hợp tất cả các kết quả này lại. Bên cạnh đó, Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện tại các ngân hàng thường liên quan đến các rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất, Kiểm tra sức chịu đựng RRTD mới chỉ được thực hiện gần đây, còn các Kiểm tra sức chịu đựng liên quan đến các rủi ro khác vẫn còn chưa được thực hiện nhiều. Do đó, các Kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng gần như không thể bao gồm được tất cả các rủi ro trên tổng thể ngân hàng.

Kiểm tra sức chịu đựng cũng nên được tích hợp là một phần của quản trị rủi ro và là một phần văn hoá của công ty. Hội đồng quản trị cần có trách nhiệm đưa ra các Kiểm tra sức chịu đựng tổng thể, còn các nhà quản trị cấp cao cần có trách nhiệm thực hiện, quản lý và giám sát việc thực hiện các Kiểm tra sức chịu đựng này. Việc thực hiện các khía cạnh của Kiểm tra sức chịu đựng có thể được giao phó cho những người có trách nhiệm phía dưới, nhưng việc thiết kế các Kiểm tra sức chịu đựng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo công ty là rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo việc thống nhất của các Kiểm tra sức chịu đựng . Đồng thời, việc này cũng giúp Hội đồng quản trị và các nhà lãnh đạo cấp cao có thể nhận ra được những thiếu sót và hạn chế của những Kiểm tra sức chịu đựng và có được những trao đổi thẳng thắn với những cán bộ quản lý cấp dưới, đặc biệt là những cán bộ quản trị rủi ro.

Các nhà quản trị cấp cao cần chỉ ra được khẩu vị rủi ro của ngân hàng và hiểu được các tác động của những tình huống bất lợi đối với ngân hàng. Các nhà lãnh đạo cấp cao cần tham gia vào quá trình trao đổi, đánh giá lại và khả năng xảy ra các



tình huống tiềm năng khác, cũng như là đóng góp ý kiến vào chiến lược làm giảm nhẹ rủi ro của ngân hàng. Việc tham gia của các lãnh đạo cấp cao vào quy trình thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng đặc biệt quan trọng hơn khi các Kiểm tra sức chịu đựng này thực sự đưa ra được những rủi ro và yếu kém mà ngân hàng thực sự cần phải khắc phục với kinh phí khắc phục lớn.

2.4.2. Xác định đúng mục tiêu thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng

Ngân hàng nên thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng mà (1) phát hiện được và kiểm soát rủi ro, (2) bổ sung cho các công cụ quản trị rủi ro khác, (3) nâng cao hiệu quả phân bổ vốn và quản lý thanh khoản, và (4) cải thiện công tác truyền thông trong và ngoài ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng là một chiến lược cần được tích hợp vào quá trình quản trị rủi ro ngân hàng bằng cách chỉ ra rõ ràng cách thực thực hiện, phát triển và phạm vi của các Kiểm tra sức chịu đựng vì không thể có một Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với tất cả các mục đích của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo được quá trình quản trị rủi ro được thuận lợi, Kiểm tra sức chịu đựng cần được thực hiện tại nhiều cấp khác nhau, từ Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo cho tới các nhân viên phụ trách. Điều này giúp ngân hàng có thể thay đổi được chiến lược phát triển của mình, và có thể tập trung vào được những rủi ro tác động đến toàn diện công ty.

Kiểm tra sức chịu đựng nên là một công cụ hỗ trợ và bổ sung cho các công cụ quản trị RRTD khác như là VaR. Phương pháp tiếp cận quản trị RRTD bằng Kiểm tra sức chịu đựng nên được dựa vào những mô hình định lượng phức tạp, sử dụng cả các dữ liệu trong quá khứ và các dữ liệu ước tính tương lai. Cụ thể, việc áp dụng Kiểm tra sức chịu đựng cho những danh mục đầu tư cụ thể của ngân hàng cần được chỉ ra khoảng tin cậy của mô hình.

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 9

Do Kiểm tra sức chịu đựng cho phép tạo ra những tình huống bất lợi mà chưa từng xảy ra trước đó, các mô hình sử dụng trong Kiểm tra sức chịu đựng cần được kiểm tra độ vững (robustness) để đảm bảo các thay đổi về điều kiện tài chính và kinh tế là hợp lý. Cụ thể, các Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp là những Kiểm tra sức chịu đựng mà có tính đến các đặc điểm rủi ro của những sản phẩm mới vì dữ



liệu quá khứ liên quan đến những sản phầm này không tồn tại. Các ngân hàng cũng cần phân tích cụ thể các tình huống bất lợi tương tự với các cuộc khủng hoảng gần đây, và sử dụng đa dạng các Kiểm tra sức chịu đựng để phát hiện ra những yếu kém mà đe doạ đến sự phát triển của ngân hàng.

Kiểm tra sức chịu đựng nên là một phần của Quá trình tự đánh giá mức độ an toàn vốn (ICAAP), mà yêu cầu các ngân hàng thực hiện các Kiểm tra sức chịu đựng nghiêm ngặt và có tính đến các thay đổi tương lai có thể ảnh hưởng xấu đến ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng cũng nên là một công cụ trọng tâm trong việc chỉ ra và đo lường, kiểm soát các rủi ro thanh khoản, đặc biệt trong việc đánh giá tình trạng thanh khoản và mức độ đủ vốn của các ngân hàng trong trường hợp tình huống xảy ra.

Kiểm tra sức chịu đựng đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố kết quả quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Không giống các mô hình định lượng quản trị rủi ro khác, các tình huống dự báo tương lai được sử dụng giúp ngân hàng dễ dàng đánh giá được sự yếu kém cũng như tính hiệu quả của các hành động phòng ngừa trong tương lai. Kiểm tra sức chịu đựng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố kết quả quản trị rủi ro tới những cơ quan giám sát bên ngoài. Ngân hàng tự nguyện công bố kết quả kiểm định Kiểm tra sức chịu đựng rộng rãi ra ngoài để những người quan tâm hiểu hơn về công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Nếu ngân hàng công bố kết quả, thông thường các ngân hàng cũng sẽ công bố cả những thông tin hỗ trợ để đảm bảo rằng những bên giám sát thứ ba có thể kiểm tra lại được kết quả Kiểm tra sức chịu đựng . Thông tin hỗ trợ này có thể bao gồm những hạn chế của Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện, các giả sử và phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động của tình huống được sử dụng trong Kiểm tra sức chịu đựng .

2.4.3. Phối hợp giữa các đơn vị chức năng

Trước cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng đã không thực hiện các Kiểm tra sức chịu đựng tổng thể trên khía cạnh toàn bộ ngân hàng. Ngay cả khi các ngân hàng thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng như vậy, các Kiểm tra sức chịu đựng này vẫn không bao gồm được tất cả các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Do đó,



các ngân hàng đã không có được những đánh giá rủi ro tổng quát trên toàn bộ khía cạnh hoạt động của ngân hàng, bao gồm các rủi ro tín dung, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tổng thể trên phạm vi toàn bộ ngân hàng, với sự thực hiện của tất cả các bộ phận ngân hàng, sẽ giải quyết được vấn đề này.

Do không có sự phối hợp của các bộ phận, phòng ban trong ngân hàng, hầu hết các Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện đã không được thiết kế để tính đến các tình huống cực xấu mà chưa từng trải qua bao giờ. Cụ thể, các tình huống có xu hướng mô tả những tình huống bất lợi bình thường, với giả sử là thời gian xảy ra ngắn và đánh giá thấp tính tương quan giữa các rủi ro. Trước cuộc khủng hoảng, các tình huống rất bất lợi thường chỉ là những tình huống mà có sự thua lỗ không lớn hơn lợi nhuận của một quý.

Việc chỉ ra những tình huống thực hiện, phương pháp tiếp cận và sự phù hợp của Kiểm tra sức chịu đựng yêu cầu sự phối hợp của tất cả các chuyên gia trong ngân hàng như là chuyên gia về kiểm soát rủi ro, các nhà kinh tế, giám đốc và các nhân viên kinh doanh. Một Kiểm tra sức chịu đựng tốt sẽ đảm bảo rằng ý kiến của tất cả các chuyên gia này đều được để ý, đặc biệt khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tổng thể. Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng cần đảm bảo các chuyên gia liên quan có những cách hiểu thống nhất về các tình huống thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng cũng như cần liên tục kiểm tra các ý kiến của họ một cách rõ ràng, và sau đó sẽ thiết kế thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng .

Các ngân hàng nên sử dụng nhiều tình huống và nhiều kỹ thuật để đảm bảo bao gồm được hết các trường hợp có thể xảy ra. Những Kiểm tra sức chịu đựng này bao gồm cả những phương pháp phân tích định tính và định lượng, và cần có cả những đánh giá của những chuyên gia. Các Kiểm tra sức chịu đựng có thể bao gồm từ những phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) đơn giản cho đến những phân tích phức tạp hơn. Một vài Kiểm tra sức chịu đựng cần được thực hiện một cách thường xuyên, và một vài Kiểm tra sức chịu đựng nên được thực hiện một cách đặc biệt, do đó cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia.

2.4.4. Xây dựng và văn bản hóa quy trình



Công cụ Kiểm tra sức chịu đựng nên được quy định trong chính sách và văn bản hoạt động của ngân hàng, cụ thể:

- Loại Kiểm tra sức chịu đựng thực hiện và mục đích của Kiểm tra sức chịu

đựng ,

- Mức độ thực hiện thường xuyên của Kiểm tra sức chịu đựng , thường các Kiểm tra sức chịu đựng có mức độ thực hiện thường xuyên khác nhau, phụ thuộc vào loại và mục đích thực hiện,

- Phương pháp thực hiện, bao gồm cả các tình huống liên quan và vai trò của các chuyên gia nhận xét,

- Phạm vi sửa đổi Kiểm tra sức chịu đựng , dựa vào mục đích, phân loại và kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng , bao gồm cả tính khả thi khi sửa đổi Kiểm tra sức chịu đựng .

Tuy nhiên, việc quy định bằng văn bản của Kiểm tra sức chịu đựng không nên ngăn cản ngân hàng việc thực hiện các Kiểm tra sức chịu đựng đặc biệt và linh hoạt vì các Kiểm tra sức chịu đựng cần được thực hiện nhanh chóng và phản ứng lại được những thay đổi của những rủi ro xuất hiện liên tục.

Ngân hàng nên quy định bằng văn bản những giả sử và những yếu tố tác động cơ bản của mỗi Kiểm tra sức chịu đựng , bao gồm lý do tại sao lại chọn những tình huống phân tích và kết quả của phân tích độ nhạy trong từng phạm vi và mức độ trầm trọng của từng tình huống. Những giả sử như vậy cần được đánh giá thường xuyên cùng với sự thay đổi của những điều kiện bên ngoài. Cuối cùng, ngân hàng nên lưu giữ kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng bằng văn bản để sử dụng khi cần thiết.

2.4.5. Yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin

Trước cuộc khủng hoảng tài chính, khuôn khổ quy định Kiểm tra sức chịu đựng thường không đủ linh hoạt để phản ứng lại nhanh chóng với những thay đổi của thị trường. Các ngân hàng cần thiết phải đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao khả năng tập hợp thông tin, giúp các phân tích được kịp thời và



đánh giá được đúng những tác động của từng tình huống thay đổi của môi trường kinh doanh. Về cơ bản, sự yếu kém trong hệ thống cơ sở vật chất sẽ giới hạn khả năng các ngân hàng trong việc chỉ ra và tổng hợp các rủi ro cho toàn ngân hàng. Sự yếu kém này đã làm giảm tính hiệu quả của các công cụ quản trị rủi ro, bao gồm cả Kiểm tra sức chịu đựng .

Rất nhiều kỹ thuật đã được sử dụng để phát triển các kịch bản được sử dụng trong Kiểm tra sức chịu đựng . Kiểm tra độ nhạy là kỹ thuật cơ bản nhất, những cú sốc thường bao gồm chỉ một yếu tố đầu vào thay đổi và không liên quan đến những yếu tố của những sự kiện thực tế. Những tình huống này đã không tính đến các nhân tố rủi ro tại cùng một thời điểm, lợi ích lớn nhất của kỹ thuật này là cung cấp những đánh giá ban đầu về danh mục đầu tư trước một nhân tố rủi ro thay đổi và chỉ ra được rủi ro nào cần được tập trung quan tâm nhất. Nhiều cách tiếp cận khác phức tạp hơn đã được áp dụng để tính đến sự thay đổi của nhiều yếu tố đồng thời, tuy nhiên thường được dựa vào những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Kết quả của những Kiểm tra sức chịu đựng này đã không thể chỉ ra được những rủi ro của những sản phẩm mới, mà thường là lý do tạo ra cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài khủng hoảng được chỉ ra bởi những dữ liệu trong quá khứ được chứng minh là không thể mô tả được mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng tiếp theo. Thời gian kéo dài của cuộc khủng hoảng thường không thể dự đoán được, và vì vậy các Stress Test dựa vào dữ liệu quá khứ thường đánh giá thấp mức độ rủi ro và các tác động liên quan của những rủi ro này.

Như vậy, các mô hình Kiểm tra sức chịu đựng giả sử rằng rủi ro được xuất hiện từ những con số không đổi và được biết trước trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra đây là cách tiếp cận sai lầm bởi các lý do sau. Thứ nhất, sau một khoảng thời gian dài ổn định, các thông tin dữ liệu lịch sử trong quá khứ thường chỉ ra những dữ liệu liên quan đến tình trạng kinh tế rất tốt, vì vậy những mô hình này thường không tính toán đến những xác suất xảy ra tình trạng kinh tế rất xấu cũng như không tính đến sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Các mối quan hệ của dữ liệu, được tính toán bằng độ tương quan, cũng được chứng minh là không



hiệu quả khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đã chỉ ra rằng trong tình trạng nền kinh tế bị suy thoái, các đặc điểm rủi ro có thể thay đổi nhanh chóng. Tác động này có thể làm cú sốc ban đầu trở nên trầm trọng hơn các sự kiện được mô tả trong tình huống thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng .

Các tác động này thường bị bỏ qua hoặc chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong những mô hình mà dựa vào dữ liệu quá khứ và điều này có nghĩa rằng các mô hình này rất có thể sẽ không hữu ích. Công tác quản trị rủi ro tại hầu hết các ngân hàng đều không giải quyết được những thiếu sót của những mô hình quản trị rủi ro truyền thống được sử dụng để thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng . Đồng thời, các mô hình này cũng không tham khảo sự đánh giá định tính của các chuyên gia kinh tế để phát triển những tình huống đặc biệt. Việc phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ và không tính đến các nhược điểm của mô hình làm cho các ngân hàng đánh giá thấp sự tương tác giữa các rủi ro và tác động của những tình huống bất lợi khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng .

2.4.6. Đánh giá định kỳ việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng

Ngân hàng nên duy trì, cập nhật quy định thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng một cách độc lập và thường xuyên. Tính hiệu quả của Kiểm tra sức chịu đựng nên được đánh giá trên cả khía cạnh định tính và định lượng, bao gồm:

- Khả năng đáp ứng mục tiêu ban đầu của Kiểm tra sức chịu đựng ;

- Văn bản quy định Kiểm tra sức chịu đựng ;

- Sự phát triển trong mô hình kỹ thuật được áp dụng;

- Hệ thống thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng ;

- Giám sát, quản lý việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng ;

- Chất lượng dữ liệu đầu vào;

- Các giả định khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng .

Đối với kiểm tra định lượng, quy trình đánh giá nên sử dụng các điểm tiêu chuẩn của các Kiểm tra sức chịu đựng khác ở trong và ngoài ngân hàng.



Do việc phát triển công cụ Kiểm tra sức chịu đựng và quy trình đánh giá việc thực hiện thường liên quan đến sự đánh giá khách quan của các chuyên gia, chức năng kiểm soát độc lập của ngân hàng (quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ) nên đóng một vai trò quan trọng trong quy trình đánh giá này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, tác giả đã tổng quan những cơ sở lý luận quan trọng nhằm hoàn thiện mô hình thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank, bao gồm (i) khái niệm về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô; (ii) các yếu tố cần xem xét khi xây dựng kịch bản căng thẳng; (iii) cách lựa chọn biến số đại diện cho RRTD để sử dụng trong mô hình; (iv) và vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị ngân hàng. Chương 3 dưới đây sẽ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quá trình triển khai Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank để có thể ứng dụng lý luận chung phù hợp với đặc điểm riêng của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023