Đối Với Vật Tư, Hàng Hóa Không Cần Dùng:

x - 43

- Máy móc thiết bị bao gồm: Hai máy khoan KZ20, Hai máy nén khí, Hai máy bơm nước, Một máy trắc địa, Một máy phát điện 3,7 KV, Một biến áp hầm lò có tổng nguyên giá theo sổ sách là 689.548.513 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng 9.056.695 đồng.

- Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn bao gồm: Ba xe ôtô KPAZ, Một đường điện hạ thế, Một đường điện cao thế, Một đường điện bơm nước mỏ Quyết Thắng với nguyên giá theo sổ sách là 990.465.045 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng không đồng (0)

- TSCĐ khác bao gồm: Dụng cụ quản lý, đường vào hầm lò số 01 và đường vào hầm lò số 02 với nguyên giá theo sổ sách là 4.006.072.819 đồng và giá trị còn lại trên sổ sách bằng không đồng (0).

Những tài sản nói trên hiện tại đang ở tình trạng hư hỏng nặng, không sử dụng được, Xí nghiệp khai thác XYZ không có phương án sử dụng trong công ty cổ phần do hiệu quả kinh tế thấp và không còn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Xí nghiệp sau khi chuyển sang Công ty cổ phần .

Xử lý: Không tính vào giá trị doanh nghiệp những tài sản nói trên để cổ phần hóa và loại trừ khỏi khoản mục TSCĐ hữu hình (Xem chi tiết tại bút toán điều chỉnh số 1 - Danh sách các bút toán điều chỉnh trước định giá)

2. Đối với Vật tư, hàng hóa không cần dùng:

Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho của Xí nghiệp khai thác XYZ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007, vật tư hàng hóa không cần dùng có giá trị theo sổ sách là 90.148.455 đồng.

Những vật tư, hàng hóa hiện tại đang ở tình trạng hư hỏng nặng, không sử dụng được Xí nghiệp khai thác XYZ không có phương án sử dụng trong Công ty cổ phần do hiệu quả kinh tế thấp và không còn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty trong tương lai.

Xử lý: Không tính vào giá trị doanh nghiệp những vật tư, hàng hóa nói trên để cổ phần hóa và loại trừ khỏi khoản mục hàng tồn kho và ghi giảm

nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (Xem chi tiết tại bút toán điều chỉnh số 2

- Danh sách các bút toán điều chỉnh trước định giá)


C. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP


Đơn vị: Đồng


Chỉ tiêu

Só liệu

theo sổ sách

Số liệu

xác định lại

Chênh lệch

A. Tài sản đang dùng (I+II+III+IV) I TSCĐ và đầu tư dài hạn

1. Tài sản cố định

a. Tài sản cố định hữu hình

b. Tài sản cố định vô hình

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

5. Chi phí trả trước dài hạn

II TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

1. Tiền

+ Tiền mặt tồn quỹ

+ Tiền gửi ngân hàng

3. Các khoản phải thu

4. Vật tư hàng tồn kho

5. TSLĐ khác

B Tài sản không cần dùng I TSCĐ và đầu tư dài hạn

1. Tài sản cố định

II .TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

2. Vtư, hàng hoá ứ đọng kém, mất phẩm chất

C. Tài sản chờ thanh lý

D. Tài sản hình thành từ Quỹ phúc lợi, khen thưởng

TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH

NGHIỆP (A+B+C+D)

89.134.858.497

89.915.125.240

780.266.743

83.678.392.053

84.427.482.550

749.090.497

68.868.032.675

69.560.009.111

749.090.497

68.813.397.535

69.562.488.032

749.090.497

54.635.140

54.635.140

-

14.487.651.038

14.487.651.038

-

322.708.340

322.708.340

-

5.456.466.444

5.487.642.690

31.176.246

153.331.690

153.331.736

46

45.759.954

45.760.000

46

107.571.736

107.571.736

-

117.329.713

117.329.713

-

4.835.007.678

4.835.007.678

-

350.797.363

381.973.563

31.176.200

124.728.860

124.728.860

-

34.580.405

34.580.405

-

34.580.405

34.580.405

-

90.148.455

90.148.455

-

90.148.455

90.148.455

-

-

-

-

-

-

-


89.259.587.357


90.039.854.100


780.266.743

Trong đó :TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ

DOANH NGHIỆP (Mục A)

89.134.858.497

89.915.125.240

780.266.743

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 297 trang tài liệu này.

Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam - 30


Chỉ tiêu

Só liệu

theo sổ sách

Số liệu

xác định lại

Chênh lệch

E1 Nợ thực tế phải trả

83.038.046.302

83.038.046.302

-

E2 Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi

227.464.982

227.464.982

-

E3 Nguồn kinh phí sự nghiệp

88.452.140

88.452.140

-

TỔNG GIÁ TRỊ PHẦN VỐN NN TẠI DN

5.780.895.073

6.561.161.816

780.266.743


D. PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TĂNG, GIẢM

I. NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ: Theo phương pháp tài sản

1. Tài sản là hiện vật

- Chỉ đánh giá những tài sản dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần, không đánh giá những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý và được loại trừ không tính vào giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá;

- Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá trị thị trường nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm XĐGTDN

2. Tài sản là phi hiện vật

Căn cứ trên biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán, Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH

1. Đối với Tài sản cố định hữu hình

TSCĐ được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá TSCĐ mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng, trong đó:

a) TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc

Nguyên giá mới được xác định như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc hoàn thành xây dựng trong vòng 3 năm gần đây nếu có Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì lấy theo giá trị của Báo cáo quyết toán, nếu chưa có thì lấy theo số liệu trên Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sổ kế toán.

- Nhà cửa, vật kiến trúc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trước 3 năm thì xác định theo diện tích (m2) thực tế đang sử dụng và đơn giá xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc theo Quyết định Số 4005/2004/QĐ- UB ngày 04 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh QN về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh QN. Việc phân cấp nhà cửa dựa theo Thông tư Số 05-BXD/DT ngày 09 tháng 12 năm 1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về phân cấp nhà ở.

Giá trị còn lại được xác định trên cơ sở:

- Việc xác định giá trị còn lại của các nhà cửa, vật kiến trúc được vận dụng theo các hướng dẫn tại Thông tư Số 13/LB-TT ngày 18 tháng 8 năm 1994 của liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá.

- Giá trị còn lại của công trình được đánh giá trên cơ sở quan sát thực tế hiện trạng của TSCĐ, quan sát kết cấu và chất liệu xây dựng từng bộ phận của nhà cửa, vật kiến trúc như: kết cấu khung, trần nhà, tường, sàn cấp độ nhà... dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật có sự kết hợp chặt chẽ giữa ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật xây dựng cơ bản, KTV và bộ phận trực tiếp quản lý tài sản của đơn vị.

- Tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc vẫn đang được sử dụng được xác định không dưới 30% nguyên giá.

b) TSCĐ là Máy móc thiết bị

- Đối với tài sản mua sắm và đưa vào sử dụng từ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: Các tài sản có thể so sánh được với tài sản mới cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương đưa vào sử dụng trong năm xác định giá trị doanh nghiệp, nguyên giá mới được xác định theo giá mua mới của tài sản tương đương có tính đến sự đầy đủ của các thành phần giá gốc tài sản. Đối với các tài sản không có tài sản tương đương, lấy nguyên giá theo báo giá hoặc giá mua trên hoá đơn mua hàng, những tài sản mua bằng nguyên tệ được qui đổi lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm định giá. Các tài sản tự chế tạo được lấy giá theo nguyên giá trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Đối với tài sản mua sắm và đưa vào sử dụng từ năm xác định giá trị doanh nghiệp: Nguyên giá tài sản được lấy theo nguyên giá trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Chất lượng tài sản căn cứ vào đặc tính kĩ thuật, tuổi thọ, tình trạng thực tế và có tham khảo thời gian khấu hao. Căn cứ tình trạng thực tế của các bộ phận chính của tài sản tiến hành đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận, xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản trên cơ sở tỷ trọng chất lượng còn lại của từng bộ phận, việc xác định này dựa trên phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật.

- Ngoài ra việc xác định chất lượng còn lại của TSCĐ là máy móc, thiết bị trong một số trường hợp dựa trên cơ sở xác định tỷ lệ giữa thời gian ước tính sử dụng còn lại của TSCĐ với thời gian của toàn bộ đời hoạt động của tài sản. Giá trị còn lại của TSCĐ vẫn đang được sử dụng được xác định không dưới 20% nguyên giá.

c) TSCĐ là Phương tiện vận tải

- Nguyên giá được xác định theo giá mua mới của tài sản có tính đến sự đầy đủ của các thành phần giá gốc phương tiện vận tải cùng loại, cùng

x - 48

nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Đối với các tài sản là phương tiện vận tải không có tài sản tương đương, lấy theo nguyên giá trên sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của phương tiện vận tải được xác định căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, tuổi thọ, tình trạng thực tế và có tham khảo thời gian khấu hao. Cụ thể là xác định các bộ phận cấu thành chủ yếu của phương tiện vận tải như: động cơ, thân vỏ, hệ thống điều khiển,... trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và tính tỷ trọng các bộ phận cấu thành trong toàn bộ giá trị của phương tiện. Đánh giá chất lượng còn lại của các bộ phận cấu thành chính bằng cách đo lường, phân tích các thông số kỹ thuật đặc trưng của các bộ phận cấu thành so với kết cấu ban đầu có tính cả việc đại tu, cải tạo nâng cấp các bộ phận. Giá trị còn lại của TSCĐ vẫn đang sử dụng được xác định không dưới 20% nguyên giá.


d) TSCĐ khác

- Nguyên giá và tỷ lệ chất lượng còn lại được xác định tương tự như đối với TSCĐ là Máy móc thiết bị.

- Trường hợp một số thiết bị văn phòng như: máy vi tính, máy photocopy…. thì nguyên giá mới được lấy theo nguyên giá của tài sản cùng loại trên thị trường, tỷ lệ chất lượng còn lại được xác định theo thời gian vận hành của tài sản (theo khung khấu hao) có tính tới yếu tố hao mòn vô hình. Nếu không có tài sản tương đương thì nguyên giá được xác định theo nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán.

2. Đối với tài sản cố định vô hình

Tài sản vô hình là phần mềm các loại được xác định trên cơ sở số liệu trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007.

3. Đối với Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

x - 49

Được xác định theo số liệu trên báo cáo tài chính và sổ kế toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007.

4. Đối với chi phí trả trước dài hạn

Đối với chi phí trả trước dài hạn bao gồm: Chi phí đầu tư mua goòng chở thiết bị, tiền đặt báo và chi phí mua bảo hiểm xe ôtô được xác định theo số liệu báo cáo tài chính và sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2007.

5. Đối với giá trị lợi thế kinh doanh

a) Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo 2 phương pháp sau:

- Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ:


Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

Giá trị phần vốn nhà nước theo

= sổ kế toán tại x thời điểm định

giá

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm

- do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN

Trong đó:


Tỷ suất lợi nhuận sau Thuế trên vốn nhà nước

bình quân 3 năm trước thời điểm xác định

giá trị doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề


trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

=

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp


x 100%

Do Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không có giá trị lợi thế kinh doanh tính theo phương pháp tỷ suất lợi nhuận.

- Xác định trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu:

Giá trị lợi thế kinh doanh

của doanh nghiệp

Trong đó:

= Giá trị lợi thế vị trí địa lý + Giá trị thương hiệu

+ Giá trị lợi thế vị trí địa lý áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hoá (không phụ thuộc vào ngành nghề và kết quả kinh doanh) sử dụng các lô đất

x - 50

thuộc loại đất đô thị nếu lựa chọn hình thức thuê đất thì phải xác định giá trị lợi thế địa lý của lô đất để tính vào giá trị doanh nghiệp.

+ Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...).

Do Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc và có vị trí địa lý không thuộc khu đô thị xa dân cư nên không có giá trị lợi thế kinh doanh tính theo 2 phương pháp trên.

5. Đối với Chi phí trả trước ngắn hạn

Đối với công cụ lao động nhỏ đã phân bổ 100% giá trị (có giá trị bằng không (0) trên sổ kế toán) nhưng còn tiếp tục sử dụng thì chất lượng và số lượng công cụ lao động nhỏ này được xác định theo biên bản kiểm kê và giá trị được xác định trên cơ sở chất lượng còn lại, nhưng không thấp hơn 20%. Giá trị xác định lại được thể hiện trên tài khoản Chi phí trả trước ngắn hạn.

6. Đối với tài sản bằng tiền

Đối với Tiền mặt tồn quỹ được xác định theo giá trị trên biên bản kiểm kê quỹ tại Xí nghiệp khai thác XYZ.

Đối với Tiền gửi ngân hàng được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận của ngân hàng đối với Xí nghiệp khai thác XYZ.

7. Đối với vật tư hàng hoá tồn kho

Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá tồn kho được xác định theo giá mua, thuế nhập khẩu (đối với vật tư nhập khẩu), chi phí vận chuyển theo hoá đơn chứng từ gốc và phù hợp với số liệu trên các báo cáo

Xem tất cả 297 trang.

Ngày đăng: 27/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí