Các Nghiên Cứu Về Kế Toán Quản Trị Với Việc Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp


quan điểm của Nguyễn Ngọc Tiến (2015), đánh giá HQHĐ của DN thông qua các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động theo ngành hàng kinh doanh, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu suất và hiệu năng sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực; Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ bao gồm hai hệ thống chỉ tiêu phân tích là hệ thống chỉ tiêu phân tích về mặt kinh tế và hệ thống chỉ tiêu phân tích xã hội. Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích trên các mặt kinh tế và xã hội sẽ bao gồm các chỉ tiêu phân tích tài chính và các chỉ tiêu phân tích phi tài chính. Cụ thể, các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động gồm Tổng doanh thu, công suất sử dụng, tần suất khai thác, thời gian khai thác, năng suất bình quân,..; Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất và hiệu năng hoạt động gồm Số vòng quay tổng tài sản, thời gian một vòng quay tổng tài sản,..; Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời như khả năng sinh lời tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, …; Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả xã hội như Mức đóng góp ngân sách, lao động,…Sau đó, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu. Cùng cách tiếp cận này, Nguyễn Thị Thanh Hải (2015) trong nghiên cứu của mình đã phát biểu rằng “HQKD phản ánh kết quả sử dụng nguồn lực của DN để đạt mục tiêu xác định với chi phí thấp nhất hoặc đạt được kết quả cao nhất với chi phí xác định”. Theo đó, tác giả tổng hợp và khảo sát mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD gồm các chỉ tiêu tài chính theo 4 nhóm (nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí) và một số chỉ tiêu phi tài chính. Việc sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả đã phản ánh mức độ sử dụng các chỉ tiêu HQKD tại các DN xây dựng công trình thuộc Bộ giao thông vận tải (các DN này chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính là chủ yếu); Và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu HQKD của DN, tác giả đề xuất sử dụng Bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD tại các DN xây dựng công trình thuộc Bộ giao thông vận tải trên các khía cạnh (Nhận thức & phát triển; Quy trình nội bộ; Khách hàng; Tài chính).

Như vậy, thành công của các luận án theo cách tiếp cận này là đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu (bao gồm cả chi tiêu tài chính và phi tài chính) để phục vụ đánh giá HQHĐ của một loại hình DN cụ thể (DN du lịch; DN xây dựng). Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu đó chưa được kiểm chứng về tính phù hợp và đánh giá mức độ quan trọng bởi các chuyên gia trong các DN này, do đó, tính ứng dụng còn hạn chế nhất định. Và các nghiên cứu này cũng đều chưa đề cập đến quy trình thu thập dữ liệu, xử


lý, phân tích dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ và cung cấp thông tin về HQHĐ tổng thể của DN.

* Thứ ba, cách tiếp cận đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là kết nối nhân – quả giữa hiệu quả từng quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh đến hiệu quả chung của toàn DN. Diệp Tố Uyên (2019) đã lựa chọn cách tiếp cận này để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các DN giấy Việt nam. Tác giả luận án đã vận dụng lý thuyết hệ thống và mô hình Đầu bào – Quy trình – Đầu ra – Kết quả của Brown (1996) và chỉ ra rằng “HQHĐ trong các DN là một quá trình kết nối nhân – quả, do đó phải bắt đầu từ hiệu quả đầu vào, hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu ra và kết thúc bằng hiệu quả tổng thể”. Từ đó, tác giả luận án đã phát triển hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ bao gồm 4 nhóm: HQHĐ cung cấp đầu vào, HQHĐ sản xuất, HQHĐ tiêu thụ đầu ra và HQHĐ tổng thể. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các kỹ thuật kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu HQHĐ tương ứng với mỗi nhóm. Trong đó, nhóm chỉ tiêu HQHĐ cung cấp đầu vào gồm 9 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu HQHĐ sản xuất gồm 6 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu HQHĐ tiêu thụ gồm 5 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu HQHĐ tổng thể gồm 14 chỉ tiêu (giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên, Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, Hiệu suất sử dụng năng lượng, nước, Sức sản xuất tài sản cố định, Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định, ROI, ROE, ROA, Số vòng quay của tài sản, Tỷ suất sinh lời của doanh thu, Số vòng luân chuyển hàng tồn kho, Thời gian một vòng quay hàng tồn kho, Chỉ số đóng góp của DN với ngân sách nhà nước, Chỉ số cải thiện môi trường). Như vậy, theo cách tiếp cận này, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu về đánh giá HQHĐ cho thấy: Mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau để đánh giá HQHĐ, tuy nhiên, việc đánh giá HQHĐ đều phải dựa trên một hệ thống các chỉ số (bao gồm cả chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc xác định các chỉ số, chưa đề cập đến quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.

2.1.3. Các nghiên cứu về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trên thế giới, các nghiên cứu về KTQT chủ yếu tập trung vào khám phá mức độ ứng dụng các kỹ thuật KTQT trong DN ở các quốc gia khác nhau, trong đó bao gồm cả kỹ thuật KTQT với việc đánh giá HQHĐ, chỉ có nghiên cứu của Ahmend A., Houssem E. (2019) thực hiện kiểm tra việc áp dụng một số kỹ thuật KTQT nâng cao


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN thông qua hệ thống các chỉ số đánh giá; Đồng thời xem xét ảnh hưởng của việc vận dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao tới HQHĐ tổng thể của các DN. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, Ahmend A. và Houssem

E. đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cần thiết từ các nhà quản lý cấp cao của các DN niêm yết. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, tương quan và hồi quy để phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy: Các DN này đều sử dụng 7 kỹ thuật KTQT hiện đại ở mức độ cao (dao động từ 3,58 đến 3,98), trong đó: điểm chuẩn và BSC được sử dụng nhiều nhất (lần lượt là

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 3

3.98 và 3,82); Việc áp dụng các kỹ thuật này đã ảnh hưởng thuận chiều, đáng kể đến HQHĐ tổng thể của các DN (Điển hình là việc áp dụng BSC đã có tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng, vị trí thị trường và tăng trưởng doanh số bán hàng cho các dịch vụ và sản phẩm hiện có của DN). Những phát hiện này có thể được coi là quan trọng và hữu ích cho sự tiến bộ của các DN trong việc áp dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao để cải thiện HQHĐ. Mặt khác, các phát hiện có thể khuyến khích các DN chưa áp dụng các kỹ thuật này sẽ áp dụng chúng để đánh giá HQHĐ, giúp tối đa hóa tiềm năng của họ trong một môi trường DN toàn cầu, có tính cạnh tranh cao (Ahmend A., Houssem E., 2019).

Hướng tiếp cận khác về đánh giá HQHĐ của DN là kế toán trách nhiệm (KTTN)

– thực hiện đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm cũng được các tác giả trên thế giới nghiên cứu như Gordon (1963), Corr và Parris (1976), Sethi (1977), Harris (1977), Sollenberger (1990), Hansen Don R. (2005) và Gharayba (2011). Trong đó, các nghiên cứu của Sollenberger (1990) và Gharayba (2011) có góc nhìn cụ thể, chi tiết về các nội dung tổ chức KTTN và đặc biệt các nghiên cứu này nhấn mạnh đến kỹ thuật kế toán trong KTTN như xác định các trung tâm chi phí; thiết lập hệ thống tài khoản để mã hóa dữ liệu kế toán; thiết lập mục tiêu quản lý để tạo tiêu chí và mức độ đánh giá thành quả; thiết lập trách nhiệm quản lý; xác định quy trình xây dựng ngân sách liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; xem xét các chênh lệch ngân sách để sửa đổi kế hoạch.

Ở Việt nam, các nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN thường tập trung vào đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm (trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận) ở một số DN sản xuất, xây dựng. Một số nghiên cứu tiêu biểu về KTTN như là: Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Nguyễn Hữu Phú (2014), Trần Trung Tuấn (2015) và Cao Huyền


Trang (2020). Cùng là đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm, nhưng mỗi nghiên cứu lại có cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể:

Nguyễn Thị Minh Phương (2013) cho rằng: Tổ chức KTTN là tổ chức thực hiện các nội dung KTTN khác nhau theo các loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên về cơ bản bao gồm: nhận diện các trung tâm trách nhiệm; đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm và cuối cùng là xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá các trung tâm trách nhiệm. Và, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo các thông tin tài chính, phi tài chính, được dùng để kiểm soát các quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức. Do đó, tác giả luận án trình bày hệ thống phương pháp sử dụng trong KTTN bao gồm: Hệ thống phương pháp dự toán, hệ thống phương pháp cung cấp thông tin thực hiện của các trung tâm trách nhiệm (gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán, hệ thống báo cáo KTTN); Và sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích theo mô hình Dupont, phương pháp bảng điểm cân bằng để đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm.

Cũng cách tiếp cận tương tự như Nguyễn Thị Minh Phương (2013), nhưng Nguyễn Hữu Phú (2014) đưa ra ba nội dung chính để tổ chức KTTN trong DN, đó là: xác định trung tâm trách nhiệm trong DN; đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm; và tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. Luận án chưa đề cập đến nội dung thu thập, xử lý và phân tích thông tin về HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm.

Khác với hai nghiên cứu trên, Trần Trung Tuấn (2015) tiếp cận theo góc độ áp dụng KTTN trong các DN như áp dụng phương pháp BSC, ABC để đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính. Sau đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để khảo sát diện rộng mức độ áp dụng KTTN trong các DN sản xuất xi măng, và sử dụng kiểm định one sample T-test để khẳng định thực trạng này. Kết quả kiểm định cho thấy mức độ áp dụng KTTN trong các DN sản xuất xi măng ở mức độ vừa phải và do đó cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này để làm cơ sở đưa ra các giải pháp để nâng cao việc áp dụng các khía cạnh của KTTN. Do vậy, luận án cũng chưa đề cập đến nội dung thu thập, xử lý và phân tích thông tin về HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Cao Huyền Trang (2020), với cách tiếp cận tổ chức KTTN là tổ chức quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo các trung tâm trách nhiệm nhằm đánh giá


trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Theo đó, nội dung tổ chức KTTN được tác giả trình bày bao gồm 5 nội dung: nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm; xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm; thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm; tổ chức hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý; tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán trách nhiệm. Cách tiếp cận này đã thể hiện rõ màu sắc của KTQT khi tiếp cận theo quy trình kế toán từ thu thập, xử lý, phân tích đến cung cấp thông tin cho nhà quản lý các cấp trong DN.

Như vậy, các nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN chủ yếu dừng lại ở việc thực hiện KTTN với việc đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm; về cơ bản, các nghiên cứu này đã đề cập đến hệ thống các chỉ số đánh giá (bao gồm cả chỉ số tài chính và phi tài chính); Tuy nhiên hệ thống chỉ số này chưa đủ để đánh giá HQHĐ tổng thể của DN và chưa đề cập đến việc thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá HQHĐ và cung cấp thông tin về HQHĐ tổng thể toàn DN.

2.1.4. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp

KTQT đã hình thành từ rất lâu, với vai trò là công cụ hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Theo thời gian, các kỹ thuật của KTQT cũng ngày càng phát triển, đa dạng cả về mặt số lượng và chuyên sâu, chẳng hạn, ở thời kỳ sơ khai, chỉ xuất hiện kỹ thuật quản trị chi phí đơn giản như xác định chi phí theo công việc, xác định chi phí theo quá trình sản xuất; Nhưng về sau, đã phát triển các kỹ thuật KTQT mới như xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC), xác định chi phí theo mục tiêu,..Hay, liên quan đến đánh giá HQHĐ, trước đây, việc đánh giá HQHĐ thường chỉ dựa trên các chỉ số tài chính, và sử dụng kỹ thuật phân tích biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch; Nhưng sau này, các nhà khoa học đã phát minh ra những kỹ thuật KTQT hiện đại như Benchmark, BSC. Và việc ứng dụng các kỹ thuật KTQT cũng khác nhau giữa các DN ở các quốc gia khác nhau. Do đó, đã có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các kỹ thuật của KTQT trong DN. Bên cạnh đó, các nhà khoa học trên thế giới cũng thực hiện các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số thành quả, đo lường thành quả hoạt động. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về yếu


tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. Do đó, các nghiên cứu có liên quan được tổng hợp lại theo các hướng như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT nói chung, bao gồm Haldma và Lääts (2002), Abdel và Luther (2008), Tuan Mat (2010), Erserim (2012), Ahmad (2012). Hầu hết các nhà khoa học đều sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong DN. Kết quả các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Các yếu tố như Quy mô DN, Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Nguồn lực khách hàng, Phân cấp quản lý DN, Văn hóa DN, Nhà quản lý DN, Mức độ cạnh tranh của thị trường, Sự bất ổn của môi trường, cơ cấu tổ chức, công nghệ sản xuất có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong DN. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu phát hiện ra một, hoặc một số yếu tố có ảnh hưởng, và cũng có những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng ở nghiên cứu này nhưng lại không tìm thấy mối quan hệ trong nghiên cứu khác, vì các nghiên cứu được thực hiện ở các đối tượng DN thuộc loại hình kinh doanh khác nhau, ở các quốc gia khác nhau.

Ở Việt nam, có nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Vũ Mạnh Chiến và Nguyễn Thị Thúy (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2019). Tương tự như các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt nam cũng sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT vào DN nói chung và các DNNVV nói riêng, bao gồm: Quy mô DN, cấu trúc tổ chức, Văn hóa DN, nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của KTQT, mức độ sở hữu của nhà nước, chi phí cho việc tổ chức KTQT và chiến lược DN; Mức độ cạnh tranh của thị trường.

Như vậy, so với các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt nam cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN ở Việt nam có sự khác biệt, cụ thể: Bổ sung thêm các yếu tố như “Nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của KTQT, mức độ sở hữu của nhà nước, chi phí cho việc tổ chức KTQT, chiến lược DN và công nghệ thông tin”, không đề cập đến các yếu tố như Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) và Giới hạn tài chính; Không tìm thấy sự ảnh hưởng của yếu tố “Sự bất ổn của môi trường và yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài DN”.

Thứ hai, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ, đo lường thành quả hoạt động (performance measurement) của DN: Để


khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ, đo lường thành quả hoạt động của DN, các nhà khoa học chủ yếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các DN sản xuất (như Hoque & James (2000), Basheikh và Abdel-Maksoud (2005), Abdel và cộng sự (2005a), Abdel và cộng sự (2008), Ahmada và cộng sự (2016)), DN xây dựng (nghiên cứu của Cheng, M.I và cộng sự (2007)) và DNNVV (như Garengo & Bititci (2007)). Các nhà khoa học đã sử dụng lý thuyết tình huống, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình. Kết quả các nghiên cứu này chỉ ra rằng, có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ, đo lường thành quả hoạt động của DN như: Quy mô DN, Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Mức độ cạnh tranh của thị trường, Nhà quản lý DN, Cơ cấu tổ chức, Công nghệ sản xuất, Cam kết làm việc chuyên sâu, Đào tạo, Hệ thống quản lý thông tin và hành vi của những người có liên quan, Sự thay đổi của mô hình kinh doanh.

Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt nam có các nghiên cứu của Tung và cộng sự (2011), Ngô Thị Trà (2021). Kết quả nghiên cứu của Tung và cộng sự (2011) phát hiện rằng các yếu tố tổ chức (sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và đào tào) có liên quan đến hiệu quả của hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Trà (2021) đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố (Áp lực cạnh tranh, Sự phân quyền trong DN, Cấu trúc DN, Sự ủng hộ của nhà quản trị, Sự hiểu biết của nhân viên kế toán) đến từng khía cạnh (tài chính, khách hàng, nhân viên, quy trình nội bộ, chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm).

Gần đây, có nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Huyền Trâm (2020) về yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT để đánh giá thành quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 3 yếu tố tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT để đánh giá thành quả hoạt động cho các DNNVV tại Việt Nam, gồm: Cạnh tranh thị trường, Sự tham gia của các chủ DN và Sự bắt chước, và 3 yếu tố này chỉ giải thích được 24,6% đến việc vận dụng KTQT để đánh giá thành quả hoạt động trong các DNNVV ở Việt Nam, tức còn 75,4% là do các yếu tố khác chưa được xem xét trong nghiên cứu này.

Như vậy, tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho thấy, có những yếu tố vừa có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT lại vừa có ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ.

2.2. Khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu

2.2.1. Khoảng trống nghiên cứu


Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài, NCS xác định khoảng trống nghiên cứu cho luận án như sau:

Thứ nhất, về nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ: Các nghiên cứu về KTQT trước đây đều tập trung vào nghiên cứu vấn đề “Tổ chức KTQT”, “Áp dụng KTQT”, “Kiểm tra mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT” trong các DN thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đánh giá HQHĐ của DN đã khá phong phú, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau (như đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính phát triển từ mô hình gốc của BSC; Hay đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với hiệu quả mang lại là cao nhất; Hay tiếp cận đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là kết nối nhân - quả giữa hiệu quả từng quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh đến hiệu quả chung của toàn DN). Các cách tiếp cận trên phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong một số loại hình đơn vị (xác định được các chỉ số phục vụ đánh giá HQHĐ). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN trên cả khía cạnh tài chính và phi tài chính theo các khâu công việc (gồm: Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; Và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN) tại một mẫu nghiên cứu cụ thể.

Thứ hai, về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN: Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc vận dụng lý thuyết tình huống để xác định, xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến việc áp dụng KTQT nói chung; Hoặc áp dụng một số kỹ thuật KTQT cụ thể; Hoặc đến việc sử dụng các chỉ số tài chính và phi tài chính phục vụ đánh giá HQHĐ trong một lĩnh vực nhất định; Chưa có nghiên cứu nào trả lời câu hỏi “Liệu những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến các hướng nghiên cứu trên sẽ có tác động đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN (trong đó có các DN lữ hành Việt nam) hay không?”.

Thứ ba, về khách thể nghiên cứu: KTQT được xem là một công cụ quản lý hiệu quả, đã được khẳng định trong các nghiên cứu tiền nhiệm; Và cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng KTQT trong các loại hình đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam; Trong khi các DN du lịch nói chung, DN lữ hành nói riêng đang phải đối mặt môi trường cạnh tranh gay gắt (số lượng các DN lữ hành tăng nhanh đáng kể tính đến thời điểm 2019) và bối cảnh đại dịch Covid hiện nay đã ảnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023