Lý Luận Chung Về Kế Toán Quản Trị Với Việc Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp


hưởng đáng kể đến HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Do đó, việc chú trọng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ nhằm cung cấp thông tin về HQHĐ quá khứ, hiện tại, dự báo HQHĐ của DN trong tương lai, là cơ sở cho nhà quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện HQHĐ tổng thể toàn DN cũng là một nhiệm vụ cấp bách.

2.2.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu

Thông qua tổng quan nghiên cứu, NCS đã xác định được khoảng trống cho nghiên cứu này và xác lập vấn đề nghiên cứu của luận án gồm ba vấn đề sau:

Một là, luận án phát triển và làm rõ nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ của các DN Việt nam thông qua các khâu công việc từ: (1)Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; (2) Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; (3) Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; (4) Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.

Hai là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Ba là, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu hệ thống hóa và làm rõ lý luận chung về KTQT với việc đánh giá HQHĐ trong DN, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Từ đó, khám phá thực trạng tại các DN lữ hành và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Thông qua các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện của luận án bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN.

Thứ hai: Khám phá thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam hiện nay.

Thứ ba: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

Thứ tư: Đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp liên quan đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ cho các DN lữ hành tại Việt nam.


4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau:

Một là: Nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN?

Hai là: Thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam hiện nay như thế nào?

Ba là: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam?

Bốn là: Cần có những giải pháp, khuyến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các khía cạnh: Lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào việc làm rõ các khâu công việc của KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN (bao gồm: Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN); Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN.

Về không gian: Luận án tiến hành khảo sát 148 DN lữ hành Việt nam thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, có quy mô khác nhau được chia thành 2 nhóm:

Nhóm DN có quy mô lớn, điển hình là: Công ty Cổ phần du lịch và tiếp thị GTVT Việt nam – Vietravel (Chi nhánh Hà nội), Công ty Cổ phần dịch vụ - Du lịch Bến Thành, Công ty Cổ phần du lịch Vietourist, ….. Đây là những công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn chứng khoán (phải đáp ứng yêu cầu thông tin về HQHĐ tổng thể của DN cho các bên liên quan), kinh doanh đa dạng các mảng lữ hành, có doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm, số lao động trên 100 người, …

Nhóm DN có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV): Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Hà nội (HanoiTourism), Công ty Cổ phần Du lịch thương mại công đoàn GTVT – Suntravel, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Du Lịch Xuân Sơn, Công ty Cổ phần Lữ hành Nam Cường, … Đây là những DN lữ hành có quy mô vừa và nhỏ (về cả lao


động và doanh thu), kinh doanh đa dạng các mảng lữ hành và NCS có thể thuận tiện trong việc phỏng vấn, khảo sát.

NCS không khảo sát tại các DN lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam và các DN tư nhân siêu nhỏ.

Về thời gian: Luận án thực hiện thu thập dữ liệu về các DN lữ hành Việt nam và việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, NCS sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa, làm rõ lý luận cơ bản về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính còn được thể hiện thông qua phỏng vấn sâu để xin ý kiến chuyên gia về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam; Phương pháp phỏng vấn sâu còn được sử dụng để thu thập thông tin từ nhà quản lý DN về nhu cầu thông tin về HQHĐ của DN; thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm được quy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các nội dung (thiết kế phiếu điều tra, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu) nhằm thống kê kết quả điều tra diện rộng về thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án này là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của NCS. Kết quả nghiên cứu của luận án đã có một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần bổ sung, làm rõ thêm lý luận về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN theo 4 nội dung: (1) Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; (2) Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; (3) Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; (4) Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.


Về mặt thực tiễn: Luận án phản ánh rõ thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam hiện nay theo 4 nội dung nêu trên; Đồng thời, luận án cũng xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thực trạng này.

Về tính ứng dụng: Thiết kế được hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ cho 2 nhóm DN lữ hành (DN lớn và DNNVV) để các DN có thể làm căn cứ lựa chọn áp dụng một số/các chỉ số đánh giá HQHĐ phù hợp với đặc điểm của DN mình; Triển khai thực hiện các công việc KTQT cho việc đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm bốn chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam

Chương 4: Các bàn luận và khuyến nghị, giải pháp về thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.1.1. Sự hình thành và phát triển các kỹ thuật kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Đánh giá HQHĐ của DN là một nội dung của KTQT, do đó, sự hình thành và phát triển các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN gắn với sự phát triển của KTQT nói chung. Mục đích cơ bản của thông tin kế toán là giúp người sử dụng đưa ra quyết định. KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị và tạo thành một phần quan trọng không thể thiếu của quá trình quản lý DN. Nó liên quan đến quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt thông tin giúp các nhà quản lý hoàn thành các mục tiêu của tổ chức (Tuan Mat, 2010). KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ XIX khi sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các DN trong giai đoạn này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý DN phải kiểm soát và đánh giá được hoạt động của mình. Trải qua nhiều thời kỳ, KTQT đã phát triển lan rộng tại các nước Châu Âu, Châu Á, các kỹ thuật KTQT đã nhanh chóng phát triển để phục vụ cho việc ra quyết định và kiểm soát quản lý tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987).

Để thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về những thay đổi trong thực hành KTQT, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) (1998) đưa ra một khuôn khổ giải thích sự phát triển của KTQT qua bốn giai đoạn. Theo giải thích của Abdel và cộng sự (2005), trọng tâm chính của mỗi giai đoạn là:

Hình 1 1 Các giai đoạn phát triển của KTQT Nguồn IFAC 1998 Giai đoạn 1 1


Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của KTQT

(Nguồn: IFAC, 1998)


Giai đoạn 1 (Trước năm 1950):

Trong giai đoạn này, hầu hết các công ty đều tập trung vào việc xác định chi phí và kiểm soát tài chính. Một số kỹ thuật KTQT đã được phát triển để ước tính chi phí là Nhập trước xuất trước (FIFO) và Nhập sau xuất trước (LIFO). Ước tính chi phí được nhấn mạnh một cách hợp lý bởi vì bằng cách ước tính chi phí, các nhà quản lý có thể kiểm soát tình hình tài chính của họ.

Giai đoạn 2 (1965-1985):

Đến năm 1965, vai trò của KTQT được mở rộng bao gồm việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và kiểm soát quản lý. Điều này rất quan trọng vì chỉ những thông tin có giá trị mới có thể khiến các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác. Các kỹ thuật KTQT như kế toán chi phí cận biên và kế toán trách nhiệm đã được giới thiệu trong giai đoạn này để giúp các nhà quản lý lựa chọn hướng hành động chính xác.

Giai đoạn 3 (1985-1995)

KTQT nhằm giảm lãng phí nguồn lực trong các quy trình kinh doanh bởi yếu tố cạnh tranh toàn cầu gia tăng cùng với sự phát triển công nghệ nhanh chóng vào đầu những năm 1980 đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của lĩnh vực công nghiệp. Trong giai đoạn này, trọng tâm quản lý vẫn là giảm chi phí, nhưng có thể thực hiện nhiều phân tích quy trình hơn nhờ các công nghệ quản lý chi phí. Mục đích về cơ bản là giảm lãng phí khi chế biến sản phẩm vì điều này có thể giảm chi phí phát sinh, dẫn tới tăng lợi nhuận kỳ vọng. Do đó, trong giai đoạn này, các kỹ thuật KTQT hiện đại như Chi phí dựa trên hoạt động (ABC), Thẻ điểm cân bằng (BSC) được giới thiệu nhằm kiểm soát chi phí và đánh giá HQHĐ của DN.

Giai đoạn 4 (Từ 1995 trở đi):

Trong những năm 1990, ngành công nghiệp trên toàn thế giới tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn đáng kể và những tiến bộ chưa từng có trong công nghệ sản xuất, điều này càng làm gia tăng và nhấn mạnh thách thức của cạnh tranh toàn cầu (Abdel & Luther, 2008). KTQT phải thay đổi mạnh mẽ hơn, vai trò của KTQT chuyển sang việc tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và công nghệ dưới các tác nhân định hướng như khách hàng, nhà đầu tư và sự đổi mới về cấu trúc DN” (IFAC, 1998, đoạn 7). Trong giai đoạn này, các kỹ thuật KTQT tiên tiến như ABC, Chi phí mục tiêu, quản lý hàng tồn kho, BSC được sử dụng nhiều.

Như vậy, KTQT đã thay đổi theo sự biến động của môi trường kinh doanh mà các DN phải đối mặt, nó trải qua bốn giai đoạn kế thừa nhau, giai đoạn sau là sự phát triển, hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể: Trong giai đoạn 1, KTQT tập trung


vào xác định chi phí và kiểm soát tài chính; Sang đến giai đoạn 2, vai trò của KTQT được mở rộng bao gồm việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và kiểm soát quản lý; Đến năm 1985, trong giai đoạn thứ ba, KTQT nhằm giảm lãng phí nguồn lực trong các quy trình kinh doanh; Bước sang giai đoạn 4, vai trò của KTQT chuyển sang việc tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và công nghệ dưới các tác nhân định hướng như khách hàng, nhà đầu tư và sự đổi mới về cấu trúc DN.

Theo đó, có thể tổng hợp lại rằng: Trong giai đoạn 1 và 2, HQHĐ của các bộ phận sản xuất được báo cáo chính thức thông qua kết quả tài chính; Các chênh lệch chi phí tiêu chuẩn cung cấp khả năng giám sát chính đối với hoạt động của các bộ phận sản xuất; Các chỉ số phi tài chính phản ánh thành quả của quá trình sản xuất như những đơn vị sản phẩm đã hoàn thành, hoặc bị loại bỏ hoặc bị từ chối, được coi là thuộc phạm vi “hoạt động” và không nhất thiết phải được tích hợp vào hệ thống quản lý tài chính nội bộ. Nhưng trong giai đoạn 3 của IFAC, các chỉ số thành quả của các bộ phận sản xuất theo các quy trình thực tế (thay vì kết quả tài chính cuối cùng) bắt đầu được tích hợp vào hệ thống giám sát chính thức. Việc đánh giá HQHĐ chỉ dựa trên các chỉ số tài chính là không đủ, cần có nhiều chỉ số hơn để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ tổng thể và thúc đẩy, cải thiện khả năng cạnh tranh của DN (Kaplan, 1992). Và quan điểm này đã tiếp tục được chứng minh bởi Bromwich và Bhimani (1994); Otley (1997), khi họ chỉ ra rằng kiểm soát hoạt động đạt được tốt nhất bởi những chỉ số phi tài chính. Kể từ 1995 trở lại đây (giai đoạn 4), các kỹ thuật KTQT ở giai đoạn 3 được sử dụng nhiều hơn trong các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và lan rộng sang nhiều quốc gia đang phát triển; Các chỉ số phi tài chính ngày càng được quan tâm và sử dụng nhiều hơn nhằm phản ánh được bức tranh đa chiều về HQHĐ của DN.

1.1.2. Khái niệm kế toán quản trị

KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán DN, có chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu của các nhà quản lý DN. Như vậy, nếu thông tin không chi tiết, không đầy đủ các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành hoạt động của DN. Nếu thông tin không chính xác, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định sai lầm ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của DN. Và nếu thông tin không được đáp ứng kịp thời thì các vấn đề tồn tại sẽ chậm được khắc phục và có thể sẽ mất cơ hội trong kinh doanh. Có thể nói, KTQT có một vai trò quan trọng, cần thiết, không thể thiếu được đối với quá trình quản trị DN.


Cho đến nay, KTQT đã được nhiều học giả, tổ chức nghiên cứu và đưa ra các khái niệm khác nhau theo các cách tiếp cận khác nhau. Scapens (1991) đã phát biểu rằng không có một khái niệm chung về KTQT. Do đó, trong luận án này, NCS tổng hợp khái niệm KTQT theo ba góc độ và được cập nhật gần đây nhất:

Thứ nhất: Dưới góc độ khoa học

Năm 2012, Atkinson A. – Giáo sư kế toán tại Trường đại học Waterloo và Kaplan S. – Giáo sư kế toán tại Trường đại học Harvard cùng cộng sự đã xuất bản cuốn “Management Accounting – Information for Decision-Making and Strategy Execution” – tái bản lần thứ 6, trong đó nhóm tác giả đưa ra khái niệm: “KTQT là quá trình cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản lý DN phục vụ cho việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực, giám sát và khen thưởng thành quả hoạt động” (Atkinson và cộng sự, 2012). Các nhà khoa học này cho rằng, KTQT cung cấp cho nhà quản lý các cấp những thông tin tài chính (như chi phí hoạt động của bộ phận, chi phí sản xuất sản phầm, chi phí cung cấp một dịch vụ, chi phí thực hiện một hoạt động, …) và thông tin phi tài chính (như sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, chất lượng quy trình, sự đổi mới và động lực của nhân viên). Như vậy, ngoài việc cung cấp thông tin tài chính chi tiết – thông tin quá khứ, kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính – nhằm dự báo hiệu quả tài chính trong tương lai.

Sau đó, năm 2014, Hilton W. - Giáo sư kế toán tại Trường đại học Cornell và Giáo sư Platt E., tại Trường đại học Texas đã xuất bản cuốn “Managerial Accounting – Creating Value in a Dynamic Business Environment” – tái bản lần thứ 10, đã đưa ra khái niệm: “KTQT là quá trình xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin để theo đuổi mục tiêu của tổ chức. KTQT là một phần của quá trình quản lý và người làm kế toán quản trị là đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”. Khái niệm này chỉ ra công việc mà kế toán quản trị thực hiện là xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin, và kế toán quản trị viên đóng vai trò là chuyên gia phân tích, cố vấn cho nhà quản lý DN để giúp cho tổ chức của họ hoạt động hiệu quả hơn. Nhóm tác giả cũng chỉ rõ: Vai trò của KTQT bây giờ đã khác so với nhiều năm trước đây; Trước đây, những người làm công việc kế toán quản trị thường được sắp xếp trong các bộ phận hỗ trợ, tách biệt với những nhà quản lý mà họ cung cấp thông tin; Ngày nay, thay vì cô lập kế toán quản trị viên trong các bộ phận riêng, các công ty thường bố trí họ trong các bộ phận điều hành, làm việc cùng với các nhà quản lý khác với vai

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí