quan (nếu có), do đó, có sự khác nhau về số lượng, tên gọi các loại Báo cáo. Chẳng hạn, đối với Báo cáo HQHĐ tài chính (có DN thì lập Báo cáo HQHĐ tài chính dạng Báo cáo lãi lỗ (Phụ lục 10), Bảng phân tích lãi lỗ (Phụ lục 11); Báo cáo cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, lĩnh vực (Phụ lục 12); Báo cáo hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp của công ty năm N/N-1 (Phụ lục số 13); Đối với Báo cáo HQHĐ khách hàng, 100% DN khảo sát đều lập Báo cáo kết quả kinh doanh cơ sở (Phụ lục 14) vì đây là yêu cầu của Bộ văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch; Báo cáo HQHĐ khách hàng (Phụ lục 15); Đối với các DN lớn như Bến Thành tourist, hay Vietravel, thông tin về HQHĐ của DN còn được thể hiện trên Báo cáo thường niên (Phụ lục số 16a, 16b).
Kết quả điều tra diện rộng cho thấy có sự khác nhau về hình thức cung cấp thông tin về HQHĐ của DN giữa các DN có quy mô khác nhau: 100% các DN lữ hành lớn đều lập Báo cáo thường niên, Báo cáo HQHĐ toàn DN, Báo cáo hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp, 85,71% lập Báo cáo HQHĐ khách hàng; Trong khi, có 81,77% DNNVV lập Báo cáo HQHĐ toàn DN, 86,19% DNNVV lập Báo cáo hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp, 69,06% DNNVV lập Báo cáo HQHĐ khách hàng; Và, điểm chung là không có DN lữ hành nào lập riêng rẽ các Báo cáo HQHĐ về khía cạnh đổi mới quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi & phát triển, trách nhiệm của DN với cộng đồng (Phụ lục 06).
Để hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng các loại Báo cáo HQHĐ của DN, NCS tiếp tục sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu (gọi điện cho các nhà quản lý DN). Kết quả phỏng vấn cho thấy nhà quản lý DN chỉ yêu cầu kế toán cung cấp thông tin về HQHĐ của khía cạnh tài chính và khách hàng dưới dạng Báo cáo giấy – kết quả này phù hợp với kết quả điều tra khảo sát suy rộng (Phụ lục số 06); Không yêu cầu lập các Báo cáo chi tiết về HQHĐ từng khía cạnh (Quy trình kinh doanh nội bộ; Học hỏi & phát triển; Trách nhiệm của DN với cộng đồng địa phương), mà chỉ yêu cầu cung cấp những thông tin thành quả trong các cuộc họp cuối kỳ (tức Báo cáo nhanh/Báo cáo trực tiếp bằng miệng); Riêng với các DN lớn, niêm yết trên sàn chứng khoán, những thông tin về HQHĐ phi tài chính được trình bày trong một phần của Báo cáo thường niên (Phụ lục 16b).
3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp lữ hành
3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu này được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trong kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS (Phụ lục 17), cụ thể:
- Độ tin cậy của yếu tố QM – Quy mô doanh nghiệp: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến QM là 0.780 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát QM 1,2,3 lần lượt là 0.606; 0.636 và 0.614 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.780. Do vậy, các thang đo đạt tiêu
chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố NT – Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT với việc đánh giá HQHĐ: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến NT là 0.751 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát NT 1,2,3,4 lần lượt là 0.700; 0.556; 0.555 và 0.386 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.751 (loại trừ giá trị của biến quan sát NT4). Biến quan sát NT4 có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0.772 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là 0.751. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến NT4 là 0.386 > 0.3 và Cronbach's Alpha của nhóm đã trên 0.6, thậm chí đã lớn hơn 0.7. Do vậy, không cần loại biến NT4 trong trường hợp này, thang đo vẫn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố CC – Cam kết của nhà quản lý cấp cao: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến CC là 0.810 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát CC1,2,3 lần lượt là 0.633; 0.691 và 0.660 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.810. Do vậy, các thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố CL – Chiến lược kinh doanh: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến CL là 0.808 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát CL1,2,3,4 lần lượt là 0.623; 0.622; 0.627 và 0.631 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.808. Do vậy, các thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố VH – Văn hóa DN: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến VH là 0.809 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát VH1,2,3,4,5,6 lần lượt là 0.682; 0.291; 0.635; 0.643; 0.621; và 0.633. Như vậy, tất cả
các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3, ngoại trừ biến quan sát VH2 (0.291 <0.3) nên thang đo VH2 không đảm bảo chất lượng, cần phải loại bỏ.
Kết quả kiểm định lần 2 để kiểm định độ tin cậy của các thang đo còn lại của yếu tố VH, kết quả như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến VH là 0.849 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát VH1,3,4,5,6 lần lượt là 0.688; 0.652; 0.651; 0.641; và 0.675 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.849. Do vậy, các thang đo (VH1,3,4,5,6) đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố TDKT – Trình độ của nhân viên kế toán: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến TDKT là 0.840 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát TDKT 1,2,3,4,5 lần lượt là 0.632; 0.630; 0.656; 0.644 và 0.661 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều
< 0.840. Do vậy, các thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố CNTT – Hệ thống CNTT: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến CNTT là 0.848 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát CNTT 1,2,3 lần lượt là 0.673; 0.754 và 0.727 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.848. Do vậy, các thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố MTKD – Môi trường kinh doanh: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến MTKD là 0.704 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát MTKD1,2,3,4 lần lượt là 0.516; 0.568; 0.569; và 0.358 đều
>0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.704 (loại trừ giá trị của biến con MTKD4). Biến quan sát MTKD4 có hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0.730 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là 0.704. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến MTKD4 là 0.358 > 0.3 và Cronbach's Alpha của nhóm đã trên 0.6, thậm chí đã lớn hơn 0.7. Do vậy, trong trường hợp này không cần loại biến MTKD4, thang đo vẫn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của yếu tố TH – Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến TH là 0.834 thỏa mãn điều kiện >0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát TH 1,2,3,4 lần lượt là 0.678; 0.641; 0.677 và 0.656 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.834. Do vậy, các thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến
Tên biến | Thống kê các biến quan sát | ||
Hệ số tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha tổng thể nếu loại biến | ||
QM | Quy mô doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0.780 | ||
QM1 | Số lượng nhân viên | .606 | .718 |
QM2 | Doanh thu hàng năm | .636 | .682 |
QM3 | Số lượng sản phẩm/dịch vụ | .614 | .708 |
NT | Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ: Cronbach’s Alpha = 0.751 | ||
NT1 | Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .700 | .599 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Theo Quy Mô Dn Về Số Lao Động Và Doanh Thu
- Thống Kê Mức Độ Sử Dụng Các Chỉ Số Đánh Giá Hqhđ Khách Hàng
- Xử Lý Dữ Liệu, Phân Tích Thông Tin Về Hiệu Quả Hoạt Động
- Mức Độ Giải Thích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Ktqt Để Đánh Giá Hqhđ Của Các Dn Lữ Hành Việt Nam
- Các Bàn Luận Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Việt Nam
- Hệ Thống Các Chỉ Số Đánh Giá Hqhđ Cho Các Dn Lữ Hành Quy Mô Lớn
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .556 | .688 | |
NT3 | Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. | .555 | .688 |
NT4 | Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .386 | .772 |
CC | Cam kết của nhà quản lý cấp cao: Cronbach’s Alpha = 0.810 | ||
CC1 | Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .633 | .768 |
CC2 | Nhà quản lý cấp cao truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ của mình cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .691 | .708 |
CC3 | Nhà quản lý cấp cao thực hiện quyền hạn của mình trong việc hỗ trợ tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | .660 | .742 |
CL | Chiến lược kinh doanh: Cronbach’s Alpha = 0.808 | ||
CL1 | Chiến lược giới thiệu sản phẩm mới | .623 | .760 |
CL2 | Chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng | .622 | .758 |
CL3 | Chiến lược mở rộng thị trường | .627 | .761 |
CL4 | Chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng | .631 | .758 |
VH | Văn hóa DN: Cronbach’s Alpha = 0.849 | ||
VH1 | Quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng | .688 | .812 |
VH3 | Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên | .652 | .820 |
VH4 | Sự hợp tác của nhân viên | .651 | .820 |
VH5 | Sự nhất trí về mục tiêu phát triển | .641 | .825 |
VH6 | Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài DN | .675 | .813 |
TDKT | Trình độ của nhân viên kế toán: Cronbach’s Alpha = 0.840 | ||
TDKT1 | Bằng cấp của nhân viên kế toán | .632 | .811 |
TDKT2 | Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN | .630 | .811 |
Kỹ năng công nghệ thông tin | .656 | .804 | |
TDKT4 | Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị | .644 | .807 |
TDKT5 | Khả năng sáng tạo | .661 | .804 |
CNTT | Hệ thống CNTT: Cronbach’s Alpha = 0.848 | ||
CNTT1 | Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN. | .673 | .830 |
CNTT2 | Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN | .754 | .752 |
CNTT3 | Phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để kế toán có thể nhập và truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ của DN | .727 | .780 |
MTKD | Mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh: Cronbach’s Alpha = 0.704 | ||
MTKD1 | Mức độ cạnh tranh về giá | .516 | .634 |
MTKD2 | Mức độ cạnh tranh trong việc phát triển sản phẩm mới | .568 | .602 |
MTKD3 | Mức độ cạnh tranh về các kênh phân phối/marketing | .569 | .589 |
MTKD4 | Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu | .358 | .730 |
TH | Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ: Cronbach’s Alpha = 0.834 | ||
TH1 | Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá | .678 | .783 |
TH2 | Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ | .641 | .800 |
TH3 | Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá HQHĐ của DN | .677 | .784 |
TH4 | Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN | .656 | .793 |
(Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả của SPSS 20.0)
Kết luận:
Sau khi phân tích độ tin cậy, kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến đều lớn hơn 0.6; 36 thang đo đảm bảo độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện sau bước kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhóm yếu tố (biến độc lập) và giá trị phân biệt giữa các yếu tố.
Trong luận án này, NCS sử dụng phép xoay Varimax các yếu tố và thu được kết quả như sau (Phụ lục số 17):
- Đối với các biến độc lập:
+ Hệ số KMO = 0.864 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %)
= 66.46% > 50 %. Điều này chứng tỏ 66,46% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 yếu tố.
+ Trị số Eigenvalue = 1.189 > 1 tại nhân tố thứ 8, như vậy 8 yếu tố rút trích được từ EFA có ý ghĩa tóm tắt thông tin các biến quan sát đưa vào tốt nhất.
+ Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải của các nhân tố > 0.5
Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố cho thấy: Hầu hết các biến quan sát đều hội tụ về cùng một nhóm và xác định được có 08 yếu tố ảnh hưởng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất; Chỉ có biến NT4 “Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN” hội tụ về nhóm của yếu tố CC “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”, nhưng dựa vào tên của các biến quan sát thì yếu tố CC vẫn giữ nguyên tên gọi như ban đầu.
- Đối với biến phụ thuộc:
+ KMO = 0.801 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích nhân tố là phù hợp.
+ Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Kết quả ma trận xoay cho thấy, có một nhân tố được trích từ các biến quan sát đưa vào phân tích EFA. Phương sai trích được giải thích là 66,72% tại eigenvalue là 2.669 > 1.
3.3.3. Phân tích tương quan pearson
Để thực hiện phân tích tương quan pearson, trước tiên phải tạo biến mới đại diện cho một nhóm biến (bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát đã hội tụ về
cùng một yếu tố từ bảng kết quả EFA phía trên) với:
Biến QM đại diện cho các biến QM1, QM2, QM3 Biến NT đại diện cho các biến NT1, NT2, NT3.
Biến CC đại diện cho các biến CC1, CC2, CC3 và NT4. Biến CL đại diện cho các biến từ CL1 đến CL4.
Biến VH đại diện cho các biến VH1, VH3, VH4, VH5, VH6 Biến TDKT đại diện cho các biến từ TDKT1 đến TDKT5, Biến CNTT đại diện cho nhóm biến từ CNTT1 đến CNTT3, Biến MTKD đại diện cho nhóm biến từ MTKD1 đến MTKD4 Biến TH đại diện cho nhóm biến từ TH1 đến TH4.
Bảng 3.10: Bảng gom nhóm biến
Biến quan sát | Tên biến quan sát | Tên nhóm (Biến tổng) | |
QM | QM1 | Số lượng nhân viên | Quy mô doanh nghiệp |
QM2 | Doanh thu hàng năm | ||
QM3 | Số lượng sản phẩm/dịch vụ | ||
NT | NT1 | Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ |
NT2 | Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | ||
NT3 | Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. | ||
CC | CC1 | Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | Cam kết của nhà quản lý cấp cao |
CC2 | Nhà quản lý cấp cao truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ của mình cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN |
CC3 | Nhà quản lý cấp cao thực hiện quyền hạn của mình trong việc hỗ trợ tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | ||
NT4 | Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | ||
CL | CL1 | Chiến lược giới thiệu sản phẩm mới | Chiến lược kinh doanh |
CL2 | Chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng | ||
CL3 | Chiến lược mở rộng thị trường | ||
CL4 | Chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng | ||
VH | VH1 | Quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng | Văn hóa DN |
VH3 | Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên | ||
VH4 | Sự hợp tác của nhân viên | ||
VH5 | Sự nhất trí về mục tiêu phát triển | ||
VH6 | Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài DN | ||
TDKT | TDKT1 | Bằng cấp của nhân viên kế toán | Trình độ của nhân viên kế toán |
TDKT2 | Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN | ||
TDKT3 | Kỹ năng công nghệ thông tin | ||
TDKT4 | Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị | ||
TDKT5 | Khả năng sáng tạo | ||
CNTT | CNTT1 | Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN. | Hệ thống CNTT |
CNTT2 | Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN | ||
CNTT3 | Phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu |