Các Bàn Luận Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Việt Nam


mục tiêu đặt ra để kết luận là DN hoạt động có hiệu quả hay chưa hiệu quả; Tuy nhiên, cách làm này chưa hoàn toàn chính xác vì sự biến động của các chỉ số này là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau tác động đến. Bên cạnh đó, việc chỉ so sánh kết quả từng chỉ số đánh giá của năm N so với năm N-1 không thể hiện được xu hướng biến động của đối tượng phân tích. Ngoài ra, mới chỉ có rất ít DN sử dụng phương pháp đồ thị để phân tích thông tin, những DN đã sử dụng phương pháp này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của khía cạnh tài chính, khách hàng, chưa phân tích kỹ lưỡng số liệu nhiều kỳ để dự báo xu hướng tương lai.

(4) Về cung cấp thông tin hiệu quả hoạt động

Hiện nay, việc cung cấp thông tin về HQHĐ trong các DN lữ hành còn được thực hiện khá sơ sài (cả về nội dung và hình thức).

Về nội dung: Mặc dù các DN lữ hành đã sử dụng khá nhiều các chỉ số đánh giá, nhưng không phải toàn bộ các chỉ số đánh giá đó đều được thể hiện trên Báo cáo một cách rõ ràng. Trong hầu hết các DN lữ hành, chỉ có thông tin về HQHĐ tài chính, khách hàng được cung cấp dưới dạng Báo cáo giấy; Các thông tin về HQHĐ của các khía cạnh khác (quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm với cộng đồng địa phương) chưa được lập Báo cáo chi tiết, mà chỉ được cung cấp những thông tin bằng miệng trong các cuộc họp hoặc được trình bày một cách chung chung trong Báo cáo thường niên (đối với các DN lớn). Chẳng hạn, ở khía cạnh khách hàng, những dữ liệu ý kiến phản hồi của khách hàng chỉ được thu thập sau mỗi tour để phục vụ cho việc ra quyết định khắc phục các hạn chế, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách cho các tour tiếp theo, và chúng ít được thể hiện trên Báo cáo KTQT vào cuối kỳ. Cách làm này cho thấy nội dung thông tin về HQHĐ được cung cấp còn hạn chế, chưa khoa học, đầy đủ và rõ ràng.

Về hình thức: Các báo cáo về HQHĐ của DN là các báo cáo quản trị, chủ yếu được thiết lập để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý DN, chỉ có các DN lớn là cung cấp thông tin về HQHĐ một cách khái quát ra bên ngoài cho các bên liên quan thông qua Báo cáo thường niên. Do đó, hiện nay số lượng và mẫu Báo cáo được sử dụng trong các DN lữ hành còn hạn chế (chủ yếu là lập Báo cáo theo quy định của Tổng cục du lịch, một số mẫu Báo cáo còn chưa khoa học), các thông tin thể hiện trên Báo cáo còn chưa đầy đủ (nhiều Báo cáo còn không có cột “So sánh giữa các năm”, hoặc nếu có thì chỉ dừng lại ở so sánh số liệu của 2 năm liên tiếp), như vậy chưa đủ cơ sở để dự báo xu hướng tương lai.

Đối với các DN lớn, niêm yết trên sàn chứng khoán, họ phải lập và nộp Báo cáo thường niên để công bố trên website của Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Mặc


dù, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 155 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó yêu cầu các DN lập Báo cáo thường niên theo mẫu ở Phụ lục số 04 của Thông tư, nhưng các DN vẫn lập chưa đúng theo quy định, như: không có cột “Ghi chú”, cũng chưa có cột “So sánh năm N/N-1”. Bên cạnh đó, các thông tin về HQHĐ trên các khía cạnh khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển, trách nhiệm với cộng đồng địa phương cũng chưa được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ.

4.1.2. Các bàn luận về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kết quả các kiểm định về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành cho thấy: Có 7/8 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng thuận chiều và mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:

Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Quy mô DN”: Theo kết quả hồi quy, biến Quy mô DN (QM) có hệ số là 0.241, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố QM tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.241 điểm. Như vậy, yếu tố “Quy mô DN” có ảnh hưởng cùng chiều, tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel và Luther (2008), Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Ahmada và cộng sự (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2019). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì những DN có quy mô lớn hơn về tổng số lao động, doanh thu hàng năm và số lượng sản phẩm/dịch vụ mà DN cung cấp, tổng nguồn lực lớn hơn, yêu cầu nhiều quyền kiểm soát và thông tin về các hoạt động kinh doanh của họ và do đó, cần một hệ thống cung cấp thông tin về HQHĐ một cách toàn diện hơn.

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 18

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ”: Theo kết quả hồi quy, biến NT có hệ số là 0.223, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố NT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên

0.223 điểm. Điều này cũng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Vu Manh Chien và Nguyen Thi Thuy (2016). Kết quả này ủng hộ quan điểm cho rằng khi nhà quản lý nhận thức được tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trên các khía cạnh khác nhau thì khả năng nhà quản lý sẽ có xu hướng ủng hộ phương án triển khai thực hiện cao hơn.

Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”: Theo kết quả hồi quy, biến CC có hệ số là 0.194, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không


đổi, khi yếu tố CC tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.194 điểm. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kennerley và Neely (2002), Cheng và cộng sự (2007), Garengo và Bititci (2007); Tung và cộng sự (2011), Ahmada và cộng sự (2016). Khi nhà quản lý cấp cao nhận thức được tính hữu ích, vai trò của KTQT với việc đánh giá HQHĐ, họ sẽ có thêm động lực thúc đẩy sự cam kết để thực hiện nó trong DN của mình. Sự cam kết của nhà quản lý cấp cao thể hiện thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn lực, truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ và thực hiện quyền hạn của mình trong việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ.

Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Trình độ của nhân viên kế toán”. Theo kết quả hồi quy, biến TDKT có hệ số là 0.156, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố TDKT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.156 điểm. Kết quả này phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa trình độ của nhân viên kế toán với việc áp dụng KTQT trong DN (Siegel và Kulesza (1994), Scapens và cộng sự (1996), Siegel và Sorensen (1999), Bums và cộng sự (1999), Burns và Yazdifar (2001), May (1999), Feeney (2007)). Cụ thể, trong nghiên cứu này, “Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN” và “Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị” được xác định là cùng có ảnh hưởng nhiều nhất (với giá trị mean = 4,11) đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Thứ năm, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Văn hóa DN”. Theo kết quả hồi quy, biến VH có hệ số là 0.147, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố VH tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên

0.147 điểm. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Erserim (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2020). Các kết quả này đều ủng hộ quan điểm rằng: Văn hóa DN có thể cản trở hoặc củng cố việc sử dụng bất kỳ loại kỹ thuật quản lý nào, trong đó có kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.

Thứ sáu, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Hệ thống CNTT”. Theo kết quả hồi quy, biến CNTT có hệ số là 0.125, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố CNTT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.125 điểm. Điều này khẳng định lập luận của Bititci và cộng sự (2002), Bourne và cộng sự, (2002), Hudson và cộng sự, (2001), Kennerley và Neely (2002) và phù hợp với thực tế là, để phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN trên cả khía cạnh tài chính và phi tài chính, hệ thống CNTT cần cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật, cụ thể là việc liên kết cơ sở dữ liệu của các bộ phận/phòngban


chuyên môn bên trong DN; Hoặc, phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để có thể nhập và truy xuất dữ liệu; Và phần mềm kế toán có thể linh hoạt thay đổi và nâng cấp theo yêu cầu sử dụng và quản lý của các nhà quản lý DN. Do đó, việc áp dụng sự tiến bộ của CNTT và cơ sở dữ liệu đã góp phần quan trọng vào thành công của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ, đáp ứng kịp thời thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý.

Thứ bảy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Chiến lược kinh doanh”. Theo kết quả hồi quy, biến CL có hệ số là 0.117, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố CL tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.117 điểm. Phát hiện này cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của Baines và Langfield Smith (2003), Tuan Mat (2010), Trần Ngọc Hùng (2016). Kết quả này ủng hộ quan điểm rằng: Khi DN thực hiện các chiến lược kinh doanh mới như chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng, chiến lược giới thiệu sản phẩm mới, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hay chiến lược mở rộng thị trường, nhà quản lý sẽ rất cần thông tin về HQHĐ của việc thực hiện các chiến lược này, do đó, khả năng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ cao hơn.

4.2. Định hướng phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới và các yêu cầu mang tính nguyên tắc của các khuyến nghị và giải pháp

4.2.1. Định hướng

Ngày 22 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2030 với quan điểm: “(1) Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại; (2) Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; (3) Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; (4) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa,…”.

Đồng thời, nội dung Quyết định đã đưa ra mục tiêu đạt được đến năm 2025: “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều


tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững” với các chỉ tiêu cụ thể về tổng thu từ khách du lịch, số việc làm tạo ra và số lượt khách phục vụ; Và mục tiêu đến năm 2030 “Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến dịch Covid như hiện nay, việc đạt được các mục tiêu nêu trên là một vấn đề khó. Do đó, các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực du lịch đang ra sức tổ chức các cuộc Hội thảo bàn luận về định hướng phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn tới. Cụ thể:

Ngày 11/11/2021, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, định hướng giai đoạn 2021

– 2025 và những năm tiếp theo. Tại đó, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đã trình bày, phân tích kết quả phát triển du lịch Hà nội trong giai đoạn 2016-2020 cụ thể theo thời điểm trước và sau khi xảy ra đại dịch Covid 19: Trước đại dịch, các DN du lịch đã đạt được những thành tích đáng kể về lượng khách phục vụ, tổng thu; Tuy nhiên, dịch Covid 19 xảy ra đã làm cho những chỉ số này giảm sâu, đặc biệt trên 90% DN du lịch tạm dừng hoạt động,…Trước tình trạng này, thành phố đã đề xuất những nhiệm vụ, định hướng chính cho kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Và Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã trình bày tham luận về “Định hướng lại thị trường du lịch

– Hướng đi mới để phục hồi và phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới”: Đối với du lịch nội địa, việc khôi phục hoạt động du lịch phải đi với phương châm “an toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn”, hướng tới mục tiêu phục hồi, thúc đẩy Du lịch phát triển bền vững, an toàn; Các DN lữ hành cần có những thay đổi trong xu hướng chuẩn bị cho chuyến đi, thay đổi hành vi và lựa chọn điểm đến của khách du lịch, … Từ đó, 3 giai đoạn tái khởi động du lịch Hà Nội được đề xuất, gồm có: Giai đoạn 1 là công đoạn tập trung phục hồi thị trường khách du lịch nội địa – nội thành; Giai đoạn 2 tập trung vào vấn đề phát triển bền vững thị trường du lịch nội địa; và Giai đoạn 3 để phục hồi và phát triển thị trường khách du lịch quốc tế; Với thị trường nội địa, cần ưu tiên cung cấp các sản phẩm du lịch cho việc vui chơi, nghỉ dưỡng, stay-cation cho khách nội thành; du lịch MICE kết hợp mua sắm giải trí, du lịch đêm cho khách công vụ và các loại hình du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, sinh thái, du lịch lễ hội, văn hóa-lịch sử cho khách du lịch thuần túy. Về thị trường quốc tế, cần ưu tiên thu hút các thị trường gần và truyền thống (Đông Bắc Á, Đông


Nam Á) trong những giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, sau đó dần dần bao gồm thêm các thị trường xa (Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ) và các thị trường mới (Nam Á, châu Phi, Trung Đông).

Gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 4569/KH- BVHTTDL ngày 8/12/2021 về việc tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch thích ứng với tác động của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2030. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch (số 374/KH-UBND) phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh; Đà Lạt (Lâm Đồng): Giải pháp phát triển du lịch bền vững trong tình hình mới; … Tình hình này đã đặt lên vai các DN lữ hành một trách nhiệm to lớn, các DN

lữ hành cần kết hợp với các Sở du lịch, Hiệp hội lữ hành để xây dựng, tổ chức các chương trình du lịch mới – du lịch xanh, kết nối khách du lịch với các điểm đến để du lịch dần trở lại trạng thái bình thường mới, giúp phục hồi sức khỏe tài chính cho DN lữ hành nói riêng, ngành du lịch nói chung.

4.2.2. Các yêu cầu mang tính nguyên tắc

Để hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của thực hiện KTQT với việc đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam, các yêu cầu mang tính nguyên tắc cơ bản được xác định là:

* Thứ nhất: Các yêu cầu mang tính nguyên tắc cần đảm bảo khi đề xuất hệ thống chỉ số đánh giá cho các DN lữ hành Việt nam:

Một là, việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

Theo quy định, Tổng cục du lịch Việt nam yêu cầu các cơ sở, DN hoạt động du lịch (trong đó có DN lữ hành) báo cáo Kết quả kinh doanh cơ sở hàng tháng về Số lượt khách phục vụ (bao gồm Khách du lịch quốc tế đến, Khách du lịch nội địa, Khách Việt nam du lịch nước ngoài); Doanh thu lữ hành tương ứng các đối tượng khách; và tổng số lao động trực tiếp hoạt động du lịch của cơ sở. Do đó, kế toán cần sử dụng các chỉ số để cung cấp được các thông tin này.

Hai là, việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá cần phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản lý DN, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của DN. Điều này rất quan trọng vì nếu kế toán không lựa chọn áp dụng các chỉ số đánh giá phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh của DN thì nhà quản lý sẽ không có được thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu hay đang ở giai đoạn nào của việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà DN đã đặt ra.


Ba là, việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá cần dựa trên tiêu chí xét giải thưởng cho các DN hàng năm.

Hàng năm, TW Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam ASEAN, Viện nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Á sẽ kết hợp với Phòng Thương Mại Quốc tế và Đại sứ quán Việt Nam của một số quốc gia sẽ đồng tổ chức Diễn đàn kinh tế ASEAN và Lễ trao giải ASEAN AWARD cho các DN tiêu biểu ASEAN. Các tổ chức này đều công bố công khai các tiêu chí xét giải thưởng để các DN nói chung, DN lữ hành nói riêng tham gia xét giải. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt nam, Hiệp hội du lịch Việt nam cũng tổ chức các giải thưởng dành cho các DN Du lịch Việt nam (các tiêu chí được liệt kê trong Phụ lục 18). Do đó, các DN lữ hành cần dựa trên các tiêu chí này khi xác lập hệ thống các chỉ số đánh giá cho DN mình.

Bốn là, việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phải đảm bảo phản ánh được toàn bộ kết quả của các hoạt động trong DN, các chỉ số đánh giá phải có mối liên hệ với nhau trong hệ thống. Vì HQHĐ của các khía cạnh khác nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau, thành công của khía cạnh này có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả của khía cạnh khác.

Năm là, việc lựa chọn các chỉ số đánh giá cần đảm bảo dễ sử dụng và có thể đo lường được một cách rõ ràng. Tiêu chí này cũng khá quan trọng, nó đảm bảo cho việc tính toán các chỉ số một cách thuận lợi, nhằm cung cấp đủ thông tin cho việc đánh giá HQHĐ của DN theo yêu cầu của nhà quản lý và các bên liên quan.

* Thứ hai: Các yêu cầu mang tính nguyên tắc cần đảm bảo khi đưa ra các giải pháp liên quan đến việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.

Một là, các giải pháp hoàn thiện cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với quy mô, nguồn lực của DN (nguồn lực tài chính, nhân sự, công nghệ thông tin, văn hóa DN,...). Tức các giải pháp đưa ra cần đảm bảo phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của DN lữ hành, điều kiện hiện có về nguồn lực của DN, để DN có thể áp dụng được trong thời gian ngắn hoặc có khả năng sẽ áp dụng được trong tương lai gần; Giải pháp cần cụ thể, nêu rõ trách nhiệm của bộ phận/phòng ban có liên quan khi thực hiện công việc.

Hai là, các giải pháp hoàn thiện cần đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Vì để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN thì các DN lữ hành cần phải đầu tư thêm về nhân lực và phương tiện kỹ thuật. Điều này có thể sẽ phát sinh một khoản chi phí cố định ban đầu để cải thiện, nâng cao chất lượng hệ


thống CNTT trong DN để đảm bảo cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin được thuận tiện và có tính bảo mật cao. Tuy nhiên, các DN lữ hành cần cân nhắc chi phí bỏ ra với lợi ích thu được để lựa chọn phương án thay đổi tối ưu nhất, đảm bảo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

Ba là, các giải pháp hoàn thiện cần đảm bảo tính kế thừa, tức nội dung thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam không nhất thiết phải xây dựng mới hoàn toàn mà cần kế thừa kinh nghiệm từ một số DN lữ hành đã thực hiện tốt, sau đó đề xuất chọn lọc, vận dụng phù hợp với đặc điểm của DN.

4.3. Các khuyến nghị và giải pháp thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam

4.3.1. Các giải pháp thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam

Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng, điều kiện cụ thể của DN và các yêu cầu mang tính nguyên tắc nêu trên, NCS đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam như sau:

4.3.1.1. Giải pháp về hệ thống chỉ số đánh giá

Hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin về HQHĐ một cách đầy đủ, toàn diện các khía cạnh khác nhau, việc đầu tiên cần thiết phải thực hiện là hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá của DN, vì kết quả của các chỉ số này là cơ sở để kế toán đánh giá HQHĐ của DN. Do đó, NCS đưa ra giải pháp liên quan đến hệ thống chỉ số đánh giá như sau:

Thứ nhất: Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, kế toán phải xác định các chỉ số đánh giá HQHĐ liên quan như sau:

Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh tài chính cần sử dụng là: Doanh thu từ việc phục vụ khách du lịch quốc tế đến, Doanh thu từ khách du lịch nội địa, Doanh thu từ khách Việt nam du lịch nước ngoài; Tỷ lệ doanh thu từ khách du lịch quốc tế đến, Tỷ lệ doanh thu từ khách Việt nam du lịch nước ngoài, Tỷ lệ doanh thu nội địa. Các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh khách hàng cần sử dụng là: Số lượng Khách du lịch quốc tế đến, Số lượng Khách du lịch nội địa, Số lượng Khách Việt nam

du lịch nước ngoài.

Thứ hai: Việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ cần dựa trên tiêu chí xét giải thưởng cho các DN hàng năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023