Kinh Nghiệm Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Ở Các Quốc Gia Trên Thế Giới


- Báo cáo môi trường

- Hệ thống báo cáo thường niên hoặc báo cáo phát triển bền vững

Bên cạnh đó, báo cáo kế toán quản trị môi trường c n giúp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động tài chính và môi trường của doanh nghiệp như: khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, chính quyền địa phương,…. Giúp họ đánh giá được các hoạt động và tác động đến môi trường của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư kinh doanh phù hợp.

Khi xây dựng báo cáo kế toán quản trị môi trường cần tuân thủ nguyên tắc cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý, phù hợp với mục tiêu hoạt động, thông tin phải mang tính kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, thông tin trên báo cáo phải được thiết kế và trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm nổi bật các thông tin quan trọng mà nhà quản lý yêu cầu. Kỳ lập báo cáo và thời điểm lập báo cáo theo đúng qui định của nhà quản lý doanh nghiệp.

1.3. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới

1.3.1. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp trên thế giới

1.3.1.1. Kế toán môi trường ở Mỹ

Tại Mỹ, Kế toán môi trường xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1972, nhưng chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, kế toán quản trị môi trường mới được các doanh nghiệp chú ý và phát triển mạnh, có tầm ảnh hưởng rộng đến sự phát triển của kế toán quản trị môi trường ở các quốc gia khác trên thế giới. Kế toán quản trị môi trường được xây dựng trên cơ sở hệ thống Luật chính sách về môi trường quốc gia, Luật làm sạch môi trường, Luật làm sạch nước, Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley (Mỹ), Luật tái chế và rác thải, Luật các khoản nợ môi trường...

Năm 1992, Văn ph ng kế toán Mỹ đã phát hiện rằng hệ thống MA truyền thống đã không theo dõi chi phí môi trường riêng. Chi phí môi trường có xu hướng tăng lên nhưng không được ghi nhận rõ ràng và vì vậy nhà quản lý doanh nghiệp không nhận diện được cơ hội để quản lý và kiểm soát chi phí. Trước những thách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


thức đó, năm 1992 Cơ quan Bảo vệ môi trường đã bắt đầu tiến hành dự án về kế toán quản trị chi phí môi trường với mục đích là khuyến khích và gia tăng động lực cho các tổ chức nhận thức đầy đủ về các khía cạnh chi phí môi trường và tích hợp những chi phí này trong quyết định kinh doanh (Phạm Đức Hiếu & Trần Thị Hồng Mai, 2012). Nhiều sáng kiến kế toán quản chị chi phí môi trường đã được tiến hành và được hỗ trợ bởi USEPA vào năm 1995.

Kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn - 6

Phối hợp với Viện Tellus (một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1976, cũng là tổ chức quốc tế dẫn đầu trong các chiến lược môi trường và tài nguyên), USEPA phát triển các nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường và thực hiện các dự án thí điểm trong các ngành công nghiệp. Năm 1999, USEPA tổ chức các cuộc họp nhóm chuyên gia để tranh luận về chủ đề “Nâng cao vai trò của chính phủ trong thúc đẩy kế toán quản trị môi trường” nhằm trao đổi thông tin về động lực của chính phủ từ đó giúp các doanh nghiệp thúc đẩy việc ứng dụng kế toán quản trị môi trường. Nhiều nghiên cứu trường hợp về kế toán quản trị môi trường đã được áp dụng trong các tổ chức tại Mỹ với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, kế toán quản trị môi trường tại Mỹ tập trung chủ yếu vào vấn đề chi phí môi trường phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị, cung cấp thông tin để lập các báo cáo môi trường đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Sự ghi nhận tập trung chủ yếu vào chi phí môi trường hiển nhiên như năng lượng, xử lý chất thải, trong khi lại ít chú ý đến các khoản tiền phạt và bảo hiểm. Chi phí môi trường được phân bổ cho các tài khoản chung, sau đó tính toán và ghi nhận cho các đối tượng chịu chi phí riêng. Kế toán môi trường được thực hiện ở doanh nghiệp tại nhiều cấp độ như chuỗi cung ứng, dự án, các khoản nợ tiềm tàng…

1.3.1.2. Kế toán quản trị môi trường tại Anh

Ở Anh, kế toán quản trị môi trường chỉ bắt đầu được quan tâm từ những năm 90 khi nghiên cứu về chi phí liên quan đến môi trường “The Costs to In- dustry of AdoptingEnvironmen- tally Friendly Practices” do CIMA tài trợ được xuất bản. Một ứng dụng về kế toán quản trị môi trường nổi bật ở Anh là “Sáng kiến hạch toán môi trường” do Cơ quan môi trường của Anh đề xuất. Sáng kiến này có 3 mục tiêu:


phát triển một hệ thống hạch toán môi trường bên trong quá trình quản lý tài chính của công ty; giảm tiêu thụ tài nguyên; thực hiện báo cáo các khoản tiết kiệm chi phí.

Kế toán quản trị môi trường tại Anh được chú trọng nhiều vào nội dung kế toán quản trị môi trường vật chất, sử dụng nhiều các số liệu vật chất, dẫn đến sự tập trung của các công trình vào kế toán dòng chảy năng lượng và nguyên liệu, bảng đầu vào, đầu ra số liệu hàng năm về ô nhiễm nước và không khí, chất thải rắn và ô nhiễm đất do phát triển các ngành công nghiệp. Vì vậy, các phương pháp được sử dụng phổ biến là kế toán dòng nguyên vật liệu, phân tích v ng đời của sản phẩm, kế toán chi phí dựa trên hoạt động, phân tích đầu vào - đầu ra.

1.3.1.3. Kế toán quản trị môi trường ở Nhật

Tuy là nước đi sau trong nghiên cứu và áp dụng kế toán quản trị môi trường so với Đức và Mỹ nhưng là một quốc gia luôn dẫn đầu về nỗ lực bảo vệ môi trường Nhật Bản đã có sự vận dụng tối đa các nghiên cứu của hai nước này với việc phát triển hai bộ phận kế toán cho mục đích bên ngoài và bên trong, đáp ứng tốt nhất cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tháng 3/2000, tài liệu hướng dẫn:“Kế toán chi phí môi trường: Hướng dẫn đánh giá chi phí môi trường và công bố thông tin kế toán môi trường” được công bố. Hướng dẫn đã phân loại chi phí môi trường thành: Chi phí trực tiếp cho việc giảm tác động môi trường; Chi phí quản lý ô nhiễm môi trường; Chi phí thiết kế sản phẩm để giảm tác động môi trường của việc sử dụng sản phẩm và chất thải có liên quan; Chi phí nghiên cứu và phát triển cho bảo vệ môi trường; Chi phí cho các dự án môi trường bên ngoài bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp; Các chi phí khác cho bảo vệ môi trường. Sau đó, năm 2002, hai hướng dẫn về kế toán môi trường của chính phủ Nhật Bản đã được công bố, đó là hướng dẫn của Bộ Môi trường nhấn mạnh việc áp dụng kế toán môi trường để công bố thông tin cho đối tượng bên ngoài và hướng dẫn của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tập trung vào việc ứng dụng kế toán môi trường cho quản trị nội bộ. Số lượng các công ty có báo cáo môi trường bắt đầu tăng mạnh, trong các báo cáo tài chính thường niên, các số liệu về hạch toán chi phí môi trường được thực hiện một


cách có hệ thống từ các đơn vị cơ sở đến cơ quan trung ương và trên toàn quốc. Kế toán quản trị môi trường phục vụ cho công bố thông tin đã trở nên khá chi tiết và được chuẩn mực hóa để nhân rộng. Tuy nhiên, kế toán quản trị môi trường cho việc ra quyết định nội bộ được phát triển chậm hơn. Trong tương lai, Nhật Bản đặt mục tiêu trọng tâm là phát triển kế toán quản trị môi trường cho mục đích nội bộ trong việc thực hành ở các bộ phận công nghiệp.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang diễn ra ở Việt Nam, nhu cầu ứng dụng kế toán quản trị môi trường là rất cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đều không ứng dụng kế qoán quản trị môi trường, thậm chí khái niệm kế toán quản trị môi trường vẫn còn khá xa lạ với phần lớn các doanh nghiệp. Mặc dù trên thực tế hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hướng tới một quy trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn “xanh, sạch”, thân thiện với môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp thực sự minh bạch thông tin trong báo cáo tài chính lại không nhiều, mà trong đó thông tin liên quan đến môi trường thì lại càng ít.

Ngày 24/8/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Thông tư số 19/2016/TT- BTNMT về báo cáo công tác bảo vệ môi trường và Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Những quy định pháp luật này cho thấy Chính phủ đang nỗ lực để khích lệ doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và kế toán quản trị môi trường nói riêng.

Tuy nhiên, chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có đầy đủ các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như thu nhập hay thu nhập môi trường (nếu có); đồng thời, khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.


Nghiên cứu quá trình áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các nước phát triển cho thấy những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:

- Hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống pháp luật về môi trường và kế toán. Các cơ quan chính phủ có liên quan, các tổ chức bảo vệ môi trường, các hiệp hội nghề nghiệp phải có sự phối hợp chặt chẽ.

- Kế toán quản trị môi trường có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Tuy nhiên, kế toán quản trị môi trường thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn có nguồn tài chính dồi dào và chính sách hoạt động nghiêm ngặt. Trong giai đoạn đầu kế toán quản trị môi trường nên được thử nghiệm tại một dây chuyền hoặc một bộ phận trước khi tiến hành đại trà toàn doanh nghiệp.

- Phạm vi ứng dụng của kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp rất đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ cao ở những doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp, nơi hoạt động sản xuất tác động nhiều đến môi trường.

- Phương pháp thích hợp để thực hiện kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp là phương pháp kế toán dòng vật liệu vì nó mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao từ việc tiết kiệm vật liệu, năng lượng và sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp.

Kế toán quản trị môi trường đã được áp dụng phổ biến tại các quốc gia phát triển và đang được triển khai tại các quốc gia đang phát triển để đáp ứng cho quá trình phát triển bền vững. Những bài học kinh nghiệm từ quá trình áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các nước phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn thời gian nghiên cứu thử nghiệm và nhanh chóng áp dụng có hiệu quả kế toán quản trị môi trường từ đó nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế và môi trường, làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới./.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày một cách tổng quan về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp; trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán quản trị môi trường; nêu lên được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà kế toán quản trị chi phí, thu nhập môi trường đem lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đi vào làm rõ việc nhận diện các loại chi phí môi trường, thu nhập môi trường phát sinh trong doanh nghiệp, quan điểm về việc phân bổ các chi phí môi trường.

Trong chương 2 luận văn sẽ đi vào nhận diện kế toán quản trị chi phí, thu nhập môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN


2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

Tên tiếngViệt : Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn Tên tiếngAnh : Thach Ban Group Joint Stock Company Tên viết tắt : TB Group.JSC

Showroom : Số 455 Nguyễn Văn Linh, Phường Phức Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Nhà máy : Đông Hương, Thị trấn Nham Biền, Yên Dũng, Bắc Giang Điện thoại : 19006095

Email : tbg@thachban.com.vn

Website : http://thachban.com.vn/

Logo :

Vốn điều lệ của Công ty tại ngày 31/12/2019 là 62.395.150.000 đồng, tương ứng với 6.239.515 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần 10.000 đồng.

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn tiền thân là một đơn vị sản xuất gạch ngói được thành lập từ năm 1959. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, cùng với sự trưởng thành không ngừng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cả nước, xí nghiệp gạch ngói thạch Bàn đã phát triển thành doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, Tổng công ty Viglacera và sau đó được chuyển đổi hình thức sở hữu thành công ty cổ phần từ tháng 1/2005.

Trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập Quốc tế, Tập đoàn Thạch Bàn luôn tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật mới tiên tiến vào việc sản xuất vật liệu xây dựng. Những sản phẩm gạch ốp lát của Thạch


Bàn luôn cập nhật các xu thể mới nhất, vừa mang phong cách Châu Âu hiện đại vừa hòa quện với văn hóa phương Đông tạo nên những không gian sống sang trọng, đẳng cấp. Bởi vậy các sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn đã và đang được các khách hàng trong nước cũng như quốc tế tin tưởng và đánh giá cao.

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 15/2/1959: Công trường Gạch Thạch Bàn, tiền thân của Tập đoàn ra đời.

Năm 1962 - 1990: đổi tên Xí nghiệp gạch ngói Thạch bàn, công xuất đạt 20 triệu viên/năm.

Năm 1991-1997: đổi mới sản xuất gạch bằng l nung Tuynel, và đi chuyển giao công nghệ cho 33 nhà máy gạch Tuynel trên toàn quốc.

Tháng 8/1994: Được đổi tên thành Công ty Thạch Bàn.

Năm 1995: bắt đầu xuất khẩu gạch đi Singapore.

Năm 1995-1996: Xây dựng nhà máy gạch ốp lát Granite nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ và thiết bị từ Italia, công suất 1 triệu m2/năm.

Năm 1998: Bắt đầu xuất khẩu gạch Granite đi Hàn Quốc.

Năm 1999: tách nhà máy gạch đỏ thành Công ty CP gạch ngói Thạch Bàn

Năm 2000: đầu tư tiếp dây chuyền sản xuất Granite thứ 2, nâng công suất 2 triệu m2/năm.

Năm 2002-2003: thành lập 02 công ty sản xuất gạch đỏ, 01 công ty sản xuất đá mài, 01 công ty sản xuất gạch Mosaic

Năm 2005: Cổ phần hoá, chuyển thành Công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera, thành lập các Công ty Cổ phần Thạch Bàn miền Bắc, công ty cổ phần Thạch Bàn miền Trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

Năm 2007: Bắt đầu triển khai Dự án di dời Công ty đến địa điểm mới tại Bắc Giang để đầu tư một khu đô thị mới tại Thạch Bàn và Tổ hợp Thương mại, dịch vụ, văn ph ng tại 455 đường Nguyễn Văn Linh.

Năm 2008: Thành lập Công ty Cổ phần Thạch Bàn Xanh ở Quảng Ninh (nay là Thạch Bàn Yên Hưng)

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí