Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước Của Hoạt Động Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội


- Người chất vấn cần tổng hợp thông tin, tình hình về việc thực thi quyền lực nhà nước của Quốc hội và ý kiến của nhân dân.

Ngoài thông tin nắm bắt được về tình hình thực thi quyền lực nhà nước từ Đảng, Mặt trận, đại biểu Quốc hội cũng nhận được các báo cáo của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của họ trong các kỳ họp, các thông tin do các cơ quan chức năng của Quốc hội cung cấp. Ngoài ra, thông quan việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội cũng có thể có thêm thông tin phục vụ cho hoạt động chất vấn của mình. Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Quốc hội cũng có thể nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân, vấn đề thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan, cán bộ công chức. Trong sự đa dạng, phong phú đó, các đại biểu đã nghiên cứu chọn lọc những vấn đề nổi cộm, bức xúc được nhiều người quan tâm để hình thành ý kiến chất vấn của mình về các vấn đề bức xúc của xã hội nảy sinh.

2.2.2.4. Hiệu lực pháp lý của hoạt động chất vấn

- Tính chất quyền lực nhà nước trong hoạt động chất vấn thể hiện ở những điểm sau:

+ Chất vấn của đại biểu Quốc hội không phải là câu hỏi mang tính chất cung cấp thông tin thông thường mà mang tính quyền lực.

Chất vấn theo định nghĩa của cuốn từ điển Webster’s Dictionary là hành động yêu cầu quan chức giải thích hoạt động của họ, là những câu hỏi buộc quan chức phải trả lời. Theo từ điển Word Net Dictionnary, thì chất vấn là quy trình trong hoạt động của nghị viện nhằm yêu cầu Chính phủ giải thích một hành động,một chính sách của Chính phủ. Mục đích của chất vấn là để làm rõ trách nhiệm. Như vậy chất vấn không phải là câu hỏi để lấy thông tin thông thường mà chất vấn nhằm mục đích làm làm rõ trách nhiệm. Chất vấn được xuất phát từ đại biểu được nhân dân uỷ thác, hỏi về trách nhiệm của người có chức trách trong việc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền


phải giải quyết của họ. Vì vậy, không phải là câu hỏi để biết, để lấy thông tin mà để quy kết trách nhiệm cho người bị hỏi.

Chất vấn được coi là hình thức giám sát vì khi đại biểu Quốc hội hỏi những vị trưởng ngành nào đó theo quy định của pháp luật về thủ tục chất vấn, thì một loạt vấn đề được làm rõ: Người được chất vấn có biết việc đó không? Tại sao lại để nó xảy ra? Đã có hướng xử lý nào chưa? Phải rút kinh nghiệm như thế nào? Chất vấn thể hiện rõ vị thế, vai trò của cơ quan nhà nước cao nhất. Thông qua hoạt động chất vấn, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân trước những bức xúc của cử tri, nhất là cuộc sống của cử tri nơi đại biểu Quốc hội ứng cử. Đồng thời có thể theo dõi, xem xét các hoạt động công quyền của các cơ quan nhà nước có thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình không. Đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri chất vấn, phê bình hoặc đánh giá hoạt động của Chính phủ và tác động đến những người điều hành trong chính phủ để giúp các quyết sách được lòng dân hơn, người dân có nhiều thông tin hơn về quyết sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

+ Khi đại biểu Quốc hội chất vấn thì đấy là chất vấn của cơ quan quyền lực, phát sinh quyền và trách nhiệm pháp lý, bắt buộc những cá nhân và cơ quan hữu quan phải nghiên cứu trả lời, giải quyết. Điểm cơ bản để phân biệt chất vấn với câu hỏi thường là không phải ai cũng có quyền chất vấn, mà chỉ có những người được pháp luật cho phép mới được quyền chất vấn; đồng thời người bị chất vấn phải có nghĩa vụ trả lời đúng yêu cầu đặt ra. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn của mình là nhân danh cá nhân với tư cách là người đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị chất vấn trả lời về trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó về những việc làm có đúng với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định hay không. Các cá nhân bị chất vấn không có quyền từ chối trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Do vậy đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

+ Chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân có trách nhiệm đối với một số vấn đề nào đó.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 11


Hoạt động chất vấn theo luật định, là một hoạt động giám sát, một hình thức mà qua đó đại biểu Quốc hội thực hiện quyền xem xét việc thi hành pháp luật trong thực tiễn, đánh giá đúng hiệu quả quản lý nhà nước; làm rõ trách nhiệm của những cá nhân do Quốc hội bầu về hiệu quả của chính sách, pháp luật đối với đời sống xã hội và lợi ích quốc gia. Bằng chất vấn, các đại biểu Quốc hội với tư cách là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu những người đứng đầu cơ quan Nhà nước giải thích về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm thuộc lĩnh vực người đó phụ trách, giải thích về những khuyết điểm, những tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về trách nhiệm, về nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Việc sử dụng hình thức chất vấn và trả lời chất vấn của các địa biểu Quốc hội là biểu hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất hình ảnh người đại biểu nhân dân, người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao. Việc thực hiện hình thức chất vấn là cơ sở để Quốc hội đánh giá hiệu quả công tác của đối tượng bị chất vấn. năng lực, trình độ, trách nhiệm quản lý của người bị chất vấn cũng được thể hiện công khai qua việc trả lời chất vấn, là cơ sở để nhân dân đánh giá về người đại diện của mình và qua đó, Quốc hội thể hiện thái độ của mình bằng cách khen ngợi hay đề ra những biện pháp xử lý những vi phạm pháp luật một cách hữu hiệu.

- Hậu quả chính trị pháp lý của hoạt động chất vấn

+ Xử lý kết quả hoạt động chất vấn

Chất vấn một khi đã được đại biểu nêu ra giữa kỳ họp là nội dung quan trọng của kỳ họp cần được giải quyết song song với nội dung chương trình của kỳ họp. Vì vậy, một khi chất vấn được nêu ra giữa kỳ họp của Quốc hội thì không phải là của riêng người nếu chất vấn - cá nhân đại biểu mà vấn đề phải trở thành nội dung cần phải xem xét của Quốc hội trên kỳ họp. Theo luật giám sát của Quốc hội năm 2003 khi cần thiết Quốc hội có thể thảo luận về vấn đề đã được nêu ra, có nghị quyết về vấn đề đã được trả lời.


Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 cũng quy định đối với chất vấn được đưa ra chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "sau khi nghe trả lời chất vấn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết" Như vậy, có thể thấy, việc ra nghị quyết là không bắt buộc thực hiện nên không phải là khâu cuối cùng của hoạt động chất vấn của Quốc hội. Giai đoạn cuối cùng của quy trình chất vấn theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội có thể chỉ dừng lại ở việc nghe trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội hoặc gửi kết quả chất vấn cho đại biểu Quốc hội có câu hỏi chất vấn nhưng không tham dự phiên họp chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, đến luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 thì Luật ghi rõ Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn mà không có cụm từ "khi xét thấy cần thiết". Như vậy, trong mọi phiên chất vấn, Quốc hội đều phải ra nghị quyết về chất vấn. Điều 15 Luật giám sát Quốc hội 2015 còn nêu rõ những nội dung của nghị quyết về chất vấn bao gồm: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn. Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập. Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân. Trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện nghị quyết về chất vấn và có thời gian cụ thể "chậm nhất là 20 ngày trước khai mạc kỳ họp, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kì họp trước đến đại biểu Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn , các vấn đề đã hứa được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Quốc hội".

Như vậy nghị quyết về chất vấn của Quốc hội chính là thể hiện thái độ của Quốc hội đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng chất vấn, làm rõ những biện pháp khắc phục hạn chế của đối tượng bị chất vấn làm cơ sở cho Quốc hội theo dõi, giám sát việc thực hiện sau chất vấn.


+ Chế tài trong hoạt động chất vấn

Mục đích của chất vấn là làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn. Trách nhiệm thì có nhiều loại và được xác định thông qua những cách thức và thủ tục khác nhau. Trách nhiệm kỷ luật được xác định thông qua hoạt động kiểm tra, trách nhiệm hành chính thông qua thanh tra, trách nhiệm hình sự thông qua hoạt động điều tra. Chất vấn không nhằm xác định bất cứ loại trách nhiệm nào ở trên, mà phải hướng tới một thứ trách nhiệm khác - trách nhiệm chính trị. Mục đích của chất vấn là quy rõ trách nhiệm chính trị của bộ trưởng và những người có phẩm hàm tương đương mà không quy kết các trách nhiệm khác như trách nhiệm hình sự, dân sự, trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm chính trị chỉ cần ở chỗ từ chức, mà không phải chịu hình phạt như trách nhiệm khác. Nếu chính sách đầu tư là dàn trải, nếu bệnh thành tích là con bệnh trầm kha của ngành giáo dục, nếu năng lực điều hành giá thuốc là bất cập đối với ngành y tế thì chế độ trách nhiệm ở đây trước hết là trách nhiệm chính trị. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội sinh ra để làm rõ loại trách nhiệm này. Trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý là hai loại trách nhiệm khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng điều luật về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho quyết sách liên quan đến ngành mía đường. Đơn giản vì hậu quả nghiêm trọng thì có nhưng sự thiếu tinh thần trách nhiệm thì không. Những quyết sách mặc dù có tinh thần trách nhiệm thì vẫn có thể thiếu một tầm nhìn. Mà thiếu tầm nhìn, người ta chỉ có thể chịu trách nhiệm về chính trị, mà không là trách nhiệm pháp lý. Mọi trách nhiệm đều có chế tài. Chế tài của trách nhiệm chính trị là sự bất tín nhiệm của Quốc hội hoặc của cử tri. Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm về chính sách, không phải là trách nhiệm về hành vi. Trách nhiệm chính trị chỉ cần mất uy tín trước đại biểu, trước cử tri như việc trả lời chất vấn không thoả đáng cũng đủ cho Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, mà không cần phải chỉ ra chứng cứ cụ thể như trách nhiệm dân sự, hoặc hình sự. Không phải như chúng ta vẫn hiểu


cần phải giữ uy tín phẩm chất chính trị cho các quan chức trong khi ngành và lĩnh vực của họ phải quản lý đang đi xuống một cách nghiêm trọng. Ở đây cần phải tính đến quyền lợi của cộng đồng quốc gia trước sứ mạng chính trị của một cá nhân. Trong trường hợp chất vấn không được trả lời một cách thoả đáng tại kỳ họp, Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng. Trong trường hợp khác Quốc hội có thể giao cho các Uỷ ban, Hội đồng, hoặc thành lập các đoàn công tác lâm thời điều tra lại vấn đề có liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn của những người có trách nhiệm, và báo cáo lại kết quả điều tra, khảo sát để Quốc hội xem xét trong kỳ hoặc của kỳ họp tiếp theo. Kết quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người trả lời chất vấn cũng có thể là cơ sở cho việc bãi miễn các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thứ nhất, nội dung, thông tin trong câu hỏi chất vấn

Nội dung, thông tin trong câu hỏi chất vấn là rất quan trọng quyết định đến khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn. Nội dung chất vấn phải là những vấn đề lớn, ở tầm khái quát, vĩ mô hoặc những vấn đề nổi cộm, bức xúc, có tính nghiêm trọng được cử tri, nhân dân quan tâm, những vấn đề đang cần tập trung giải quyết chứ không phải là những vấn đề nhỏ lẻ, cá nhân. Mục đích của chất vấn là buộc những người có trách nhiệm quản lý phải có biện pháp để khắc phục những yếu kém trong vấn đề, nội dung chất vấn được nêu ra. Vì vậy, nếu vấn đề chất vấn đưa ra ở tầm vĩ mô thì khả năng tác động của nó ở phạm vi rộng, ngược lại nếu chỉ là những vấn đề vĩ mô thì khả năng tác động sẽ hẹp hơn. Hơn nữa, đối tượng bị chất vấn là những người đứng đầu bộ máy nhà nước, những tổng tư lệnh ngành. Họ là người xây dựng và lãnh đạo quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách ở tầm vĩ mô, cho nên những vấn đề cụ thể của một đơn vị nào đó ở phạm vi hẹp họ không thể nắm chi tiết (ví dụ như chất vấn đối với Chánh Toà án nhân


dân tối cao về một vụ án cụ thể) thì rất khó cho người trả lời. Những vấn đề chất vấn cũng phải thuộc chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giải trình của đối tượng chất vấn. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định "Chất vấn là 1 hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu lên những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời" khoản 2 điều 2 (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, tr.8). Như vậy, chất vấn phải liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng chất vấn. Có như vậy thì đối tượng chất vấn mới có thể giải trình, làm rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm về mình và tìm giải pháp khắc phục, từ đó mới đạt được mục tiêu của chất vấn. Nếu chất vấn 1 vấn đề mà người được chất vấn không có thẩm quyền giải quyết và phải không liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì họ không thể đưa ra các biện pháp khắc phục, vì vậy chất vấn sẽ không mang lại hiệu quả gì.

Mục đích của chất vấn là làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn với kết quả thực hiện các chính sách, quy định pháp luật… của Nhà nước. Do đó những thông tin mà đại biểu Quốc hội đưa ra làm cơ sở cho câu hỏi chất vấn phải chính xác, tin cậy, cụ thể, không thể từ dư luận xã hội chung chung hoặc do cảm quan nhìn nhận của đại biểu. Những thông tin đó phải thể hiện rõ vấn đề đang xảy ra, đã xảy ra và hậu quả còn ảnh hưởng đến hiện nay hoặc trong tương lại gần thuộc thẩm quyền quản lý của người bị chất vấn. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát hoàn toàn hoặc bắt nguồn từ chính sách quản lý của người bị chất vấn. Từ đó mới có thể yêu cầu người bị chất vấn phải giải trình về nguyên nhân theo hướng khách quan và đưa ra giải pháp khắc phục, yêu cầu rút kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, đồng thời đại biểu Quốc hội mới có thể cân nhắc trách nhiệm của người bị chất vấn.


Thứ hai, kỹ năng, phương pháp chất vấn

Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi, kỹ năng trình bày ý kiến 1 cách rõ ràng, có sức thuyết phục. Như vậy thì người bị chất vấn cũng như các đại biểu trong hội trường và người theo dõi có thể hiểu được vấn đề cần chất vấn là gì. Đó là cơ sở để cho người trả lời chất vấn giải trình về nguyên nhân của vấn đề, trách nhiệm cá nhân để xảy ra vấn đề đó cũng như giải pháp khắc phục. Nếu người chất vấn không có kỹ năng diễn giải, trình bày câu hỏi chất vấn rõ ràng, bản thân người trả lời chất vấn cũng không hiểu rõ thì không thể giải trình vấn đề. Thực tế, mặc dù người chất vấn đưa vấn đề rất rõ ràng nhưng người trả lời chất vấn có thể lảng tránh vấn đề, trả lời không đúng trọng tâm của câu hỏi. Vì vậy, đại biểu Quốc hội cần có kỹ năng tham gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường để đi đến tận cùng của vấn đề, buộc người trả lời phải thừa nhận trách nhiệm và đưa giải pháp. Do đó các kỹ năng chất vấn cũng là một yếu tố quan trọng để hoạt động chất vấn đạt mục đích. Do đó nó cũng là tiêu chí để đánh giá hoạt động chất vấn.

Thứ ba, làm rõ trách nhiệm và các biện pháp khắc phục của người bị chất vấn

Hoạt động chất vấn mà cuối cùng không làm rõ được trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn và không đưa ra được biện pháp khắc phục những yếu kém được nêu ra thì không đạt mục đích, không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước là những cơ chế buộc cơ quan nhà nước hoặc những người có thẩm quyền phải hoạt động đúng pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Do đó, nếu chất vấn chỉ là để hỏi lấy thông tin thì không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thứ tư, đối tượng bị chất vấn nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã đưa ra và có sự chuyển biến tích cực trong thực tiễn

Chất vấn mục đích cuối cùng là nhằm buộc đối tượng bị chất vấn nâng

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí