ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ BẢO NGA
KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ BẢO NGA
KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên Khánh
MỤC LỤC | ||
Trang | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM | 7 | |
SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG | ||
1.1 | Các khái niệm | 7 |
1.1.1 | Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường | 7 |
1.1.2 | Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường | 9 |
1.1.3 | Khái niệm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường | 12 |
1.2 | Quan niệm chung về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của | 15 |
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thị trường | ||
1.3 | Đặc điểm, vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường | 18 |
1.3.1 | Đặc điểm | 18 |
1.3.2 | Vai trò | 21 |
1.4 | Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị | 22 |
trường | ||
1.4.1 | Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường | 22 |
1.4.2 | Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp | 26 |
có vị trí thống lĩnh thị trường | ||
Chương 2 – THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG | 32 | |
THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CẠNH TRANH VIỆT NAM | ||
2.1 | Thực trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay | 32 |
2.1.1 | Bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay | 32 |
2.1.2 | Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị | 36 |
trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật - 2
- Quan Niệm Chung Về Pháp Luật Về Kiểm Soát Hành Vi Lạm Dụng Của Doanh Nghiệp Có Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường
- Đặc Điểm, Vai Trò Của Pháp Luật Về Kiểm Soát Hành Vi Lạm Dụng Của Doanh Nghiệp Có Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Tình trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị | 38 | |
trường | ||
2.2 | Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống | 42 |
lĩnh thị trường | ||
2.2.1 | Những quy định về xác định thị trường liên quan | 43 |
2.2.2 | Xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp | 47 |
2.2.3 | Những quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường | 51 |
2.2.4 | Các quy định về cơ quan quản lý | 56 |
2.2.5 | Các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường | 59 |
Chương 3 – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG | 65 | |
3.1 | Phương hướng | 65 |
3.1.1 | Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải được xây dựng trên quan điểm, đường lối và chủ | 65 |
trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước | ||
3.1.2 . | Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; với phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đức kinh doanh; và quy luật vận động khách | 67 |
quan của nền kinh tế thị trường | ||
3.1.3 . | Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm cạnh tranh lành | 69 |
mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh doanh và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng | ||
3.1.4 . | Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế | 71 |
3.1.5 . | Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải đảm bảo sự độc lập của bộ máy thực thi và sự tương tác với các lĩnh vực pháp luật khác | 73 |
3.2. | Giải pháp | 75 |
3.2.1 | Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về nhận diện vị trí | 75 |
thống lĩnh thị trường và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý cạnh tranh 79
3.2.3 Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 83 trường
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi 85 lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 97
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMA : Luật về chống độc quyền tư nhân và đảm bảo giao dịch công bằng
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương
FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài JFTC : Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển Liên hợp quốc IFC : Công ty Tài chính quốc tế
PJF : Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay
TNC : Tập đoàn đa quốc gia TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UNCTAD : Tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc VINAPCO : Công ty xăng dầu hàng không
WB : Ngân hàng thế giới
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO : Tổ chức kinh tế thế giới
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã và đang khẳng định sự đúng đắn thông qua những thành tựu quan trọng trong hoạt động kinh tế: lượng vốn đầu tư được thu hút vào Việt Nam như ngày càng tăng và số lượng doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh cũng tăng lên một cách đáng kể... Tuy nhiên, quá trình mở cửa thị trường này đòi hỏi chúng ta phải gỡ bỏ rào cản về thủ tục hành chính, thuế quan và những ưu đãi với doanh nghiệp trong nước... Điều đó khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền trong nước mà còn với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh sẽ là một điều kiện then chốt, một đòi hỏi bắt buộc để phát triển nền kinh tế, cũng như góp phần cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Theo xu hướng phát triển, doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều mong muốn phát triển hơn nữa thế lực của mình, nhất là những doanh nghiệp có thị phần lớn. Việc các doanh nghiệp phát triển lành mạnh là điều tất cả các nước đều khuyến khích. Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thị trường lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, đặc biệt là khi tham vọng bành trướng tầm ảnh hưởng luôn luôn thường trực trong mỗi doanh nghiệp. Do đó với nỗ lực xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và thực sự trở thành một mảnh đất thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước hiệu quả; Pháp luật cạnh tranh cần đặc biệt chú ý tới cơ chế phát triển hoạt động của các thương nhân khi tham gia thị trường. Một trong những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao môi trường kinh doanh là kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể làm cho một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn hoặc cũng có thể làm dập tắt nó. Rủi do tiêu tán luôn rình rập các thương nhân mới thành lập, nhỏ lẻ, ít vốn, ít thị phần. Mặc dù có sự hỗ trợ của các chính sách, các biện pháp hành chính… nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của họ vẫn có thể bị xâm phạm vì những lý do tới từ nhiều phía. Rủi do đó có thể từ chính bản thân doanh nghiệp, cũng có thể do tác động của các doanh nghiệp lớn hơn. Chính vì vậy việc bảo vệ các thương nhân yếu thế – những thương nhân dễ bị xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp; và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là mục tiêu hàng đầu của pháp luật cạnh tranh nói riêng và chính sách cạnh tranh nói chung.
Với mục đích xây dựng một thị trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, trở thành một tác nhân thúc đầy nền kinh tế thì pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách toàn diện. Hay nói cách khác việc nghiên cứu kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam là một vấn đề có tính cấp thiết, cần được giải quyết.
2. Thực trạng nghiên cứu về đề tài
Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Ở nước ta, từ khi Đảng và nhà nước có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chính sách cạnh tranh về vấn đề này đã bước đầu được nghiên cứu làm tiền đề lý luận cho các quy định pháp luật phù hợp với đời sống thực tiễn hơn. Có thể kể đến một số tài liệu như Nguyễn Như Phát (1997), “Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cầu, khả năng và