Các Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Bị Cấm Theo Pháp Luật Cạnh Tranh

nó không làm giá bán lẻ sản phẩm tăng quá 10%. Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và phân phối xăng dầu, doanh nghiệp sản xuất có các trụ sở chính và công ty trực thuộc, hệ thống kho/cảng, hệ thống phân phối trên khắp các tỉnh từ miền Bắc vào miền Nam. Về giá bán các loại xăng dầu, tính đến thời điểm tháng 9/2014, trên thị trường kinh doanh xăng dầu ở nước ta mức giá bán các mặt hàng xăng dầu giữa các doanh nghiệp vẫn gần như đồng nhất, và có áp dụng mức giá tăng không quá 2% đối với các địa bàn xa cảng đầu nguồn, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, chi phí kinh doanh cao. Vì vậy, có thể coi toàn lãnh thổ Việt Nam là thị trường địa lý liên quan trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung, có điều kiện cạnh tranh tương tự trong toàn thị trường và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý khác.

Thứ ba, xác định các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan

Để xác định thị trường liên quan, không chỉ xem xét khả năng thay thế của sản phẩm, sự thay thế về cầu mà còn phải xét đến khả năng thay thế về cung. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

Khả năng thay thế về cung được hiểu là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối một hàng hóa, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ khác đó [9, Điều 6].

Quá trình xác định các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan cần tiến hành qua hai bước: (1) là xác định số lượng các doanh nghiệp đang cùng kinh doanh các sản phẩm nằm trong phạm vi có thể thay thế cho nhau; và (2) là xác định các doanh nghiệp có khả năng thay thế về cung, tức là các doanh nghiệp có thể chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác nếu thị trường có sự tăng lên về giá.

Ngoài ra, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành còn yêu

cầu phải xem xét sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường khi xác định thị trường liên quan. Các rào cản gia nhập thị trường này thường là các rào cản về công nghệ, chi phí đầu tư, thuế... do đây có thể trở thành nguyên nhân của việc doanh nghiệp gia nhập thị trường hoặc việc khách hàng không thể chuyển sang khu vực khác để mua sản phẩm tương tự.

2.1.1.2. Xác định thị phần

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Trên thị trường Việt Nam, thị phần của các doanh nghiệp thường được xác định đối với thị trường nhập khẩu xăng dầu và phân phối xăng dầu.

Theo định nghĩa về thị phần, cơ sở xác định thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan chính là doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào đối với loại hàng hoá, dịch vụ đó của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Doanh thu bán ra, doanh số mua vào được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và một số quy định đặc thù dành cho nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tín dụng [8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, “doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” [28, Điều 11]. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chỉ dựa trên thị phần để xác định vị trí thống lĩnh thị trường chứ không căn cứ vào các yếu tố rào cản gia nhập thị

trường, tương quan giữa các doanh nghiệp như pháp luật các nước khác. Điều này khiến cho việc xác định vị trí thống lĩnh có thể không chính xác khi xảy ra trường hợp có những doanh nghiệp chiếm hơn 30% thị phần nhưng lại không có vị trí thống lĩnh thị trường trên thực tế, do có doanh nghiệp khác chiếm thị phần nhiều hơn của họ trên thị trường liên quan,... Nếu việc xác định không chính xác có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường nhưng lại bị xử lý vì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 5

Đối với nhóm doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh cũng dựa trên thị phần để xác định vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp. Theo Luật Cạnh tranh thì:

Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; (b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; (c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan [28, Điều 11, Khoản 2].

Đối với vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh giới hạn số lượng doanh nghiệp là 4 (bốn). Điều này có thể được lý giải là khi thị trường đã có từ 5 (năm) doanh nghiệp trở nên cùng tham gia sản xuất một loại hàng hóa, cung ứng một loại dịch vụ thì trên thị trường đã hình thành môi trường có tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của nhóm doanh nghiệp phải là do các doanh nghiệp không có thỏa thuận trước nhưng đã cùng hành động, cùng nhau thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, nếu có thỏa thuận trước thì các doanh nghiệp sẽ bị xem xét xử lý về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nếu có nhiều doanh nghiệp trên thị trường như vậy thì rất khó để các doanh nghiệp

đồng thời hành động mà không có thỏa thuận trước, vì vậy 4 (bốn) doanh nghiệp là con số tối đa trong nhóm doanh nghiệp bị xem xét hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.

2.1.1.3. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh

Đây được coi là ngoại lệ của việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường, để xác định vị trí thống lĩnh của những doanh nghiệp chiếm chưa đến 30% thị phần nhưng có căn cứ cho rằng doanh nghiệp này có vị trí thống lĩnh và có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Điều 22 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đã đưa ra các căn cứ cụ thể để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể bao gồm:

(1) Năng lực tài chính của doanh nghiệp; (2) Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp; (3) Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp; (4) Năng lực tài chính của công ty mẹ; (5) Năng lực công nghệ; (6) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; (7) Quy mô của mạng lưới phân phối [9, Điều 22].

Các căn cứ trên cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị phần cao hơn trong tương lai, khả năng chi phối thị trường khiến cho doanh nghiệp có sức mạnh nhất định khi tham gia thị trường, và có sức mạnh chi phối các doanh nghiệp khác, các khách hàng trong các mối quan hệ kinh doanh. Các doanh nghiệp này tuy không đủ thị phần để trở thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, nhưng nếu đây là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động bởi vốn của công ty mẹ tại nước ngoài thì với sự hậu thuẫn của các công ty mẹ, các doanh nghiệp này có thể tiến hành các hoạt động hạn chế cạnh tranh tương tự như doanh nghiệp đã đủ thị phần để trở thành doanh nghiệp thống lĩnh. Các cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào một hoặc một số các căn cứ

nói trên để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không. Tuy nhiên, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các căn cứ này mà chưa có các quy định cụ thể, đặc biệt là về mặt định lượng để xác định các căn cứ trên thực tế. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần nghiên cứu kỹ càng để làm rõ các tiêu chuẩn, các yếu tố cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng luật để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

2.1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo pháp luật cạnh tranh

Pháp luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà tiếp cận theo hướng liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Theo đó, khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện một hoặc một số các hành vi được liệt kê đó thì doanh nghiệp sẽ bị áp dụng chế tài cho hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Các hành vi được liệt kê trong Luật Cạnh tranh bao gồm:

2.1.2.1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Đây là hành vi mà doanh nghiệp chấp nhận lỗ hoặc hi sinh lợi nhuận để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Giá thành toàn bộ theo quy định của Nghị định số 116/2005/NĐ- CP bao gồm chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật [9]. Doanh nghiệp đã dựa vào nguồn lực tài chính mạnh, hoặc nguồn hỗ trợ thu nhập từ các ngành nghề kinh doanh khác để hạ giá thành hàng hóa, thu hút khách hàng của các doanh nghiệp đối thủ, khiến các doanh nghiệp đối thủ không bán được hàng và lâm vào tình trạng phá sản. Sau khi các đối thủ cạnh tranh bị loại bỏ, khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào nguồn hàng hóa do doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh

cung cấp và lúc này, doanh nghiệp có thể tăng vọt giá bán sản phẩm lên để thu lợi nhuận nhiều hơn, bù lại những thiệt hại do việc giảm giá đem lại, củng cố vị trí thống lĩnh thị trường, tiến đến trở thành doanh nghiệp độc quyền. Để xác định hành vi này cần dựa vào các yếu tố sau:

+ Xác định giá bán thực tế của sản phẩm: Trong trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng thì giá bán thực tế được xác định là giá bán mà doanh nghiệp đã áp dụng đối với nhà phân phối (khách hàng trực tiếp) của doanh nghiệp. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp có thực hiện bán lẻ một cách trực tiếp thì giá bán thực tế được sử dụng là giá bán lẻ doanh nghiệp áp dụng với khách hàng. Trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp vừa phân phối sản phẩm, vừa bán lẻ sản phẩm thì cơ quan chức năng sẽ xác định hai loại giá phân phối và bán lẻ một cách độc lập để xác định hành vi vi phạm. Một yêu cầu đặt ra khi xác định giá bán thực tế là cần phải điều tra về giá bán trên một vùng thị trường vừa đủ để xác định một chiến lược kinh doanh trong một khoảng thời gian hợp lý. Lý do là vì giá bán của hàng hóa dịch vụ bị điều tra phải là mức giá nằm trong chiến lược bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ của doanh nghiệp, chứ không phải là mức giá tại một thời điểm nhất định. Trong trường hợp có sự thay đổi về giá, thay đổi về khu vực kinh doanh thì việc xác định giá của sản phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định các tiêu chí này.

+ Xác định giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ được hiểu là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi phí cơ bản phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa... và được các doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Các yếu tố cấu thành giá thành toàn bộ có thể được nhóm vào hai nhóm nhỏ gồm chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc mua giá mua sản phẩm để bán lại, và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

+ So sánh giữa giá bán thực tế và giá thành toàn bộ của sản phẩm: Công thức được áp dụng để xác định hành vi vi phạm, người ta tiến hành so sánh giữa giá thành toàn bộ với giá bán thực tế của sản phẩm để tìm mức chênh lệch theo công thức: Mức chênh lệch = Giá thành toàn bộ - giá sản phẩm. Nếu kết quả đạt được là con số dương (tức giá thành toàn bộ cao hơn giá bán thực tế) thì kết luận có vi phạm và ngược lại. Theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam, ý định và khả năng loại bỏ đối thủ của định giá hủy diệt được chứng minh từ hiện thực là giá bán thấp hơn giá thành của sản phẩm trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP. Theo đó, cơ quan điều tra chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sản phẩm (không sử dụng các khái niệm chi phí khả biến hay chi phí cố định làm căn cứ điều tra) và giá bán thực tế của sản phẩm rồi so sánh chúng với nhau. Do đó, hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá gây lỗ mặc nhiên bị coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc biệt theo khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP [9]. Các trường hợp loại trừ được liệt kê khá cụ thể này có thể tạo thuận lợi cho việc áp dụng, song mặt khác lại làm cho pháp luật thiếu linh hoạt trong khi thị trường luôn vận động.

Quan niệm của các nhà làm luật Việt Nam về mục đích của hành vi này là sự suy đoán và quy kết dựa vào hiện tượng giá bán bị hạ thấp một cách bất thường [27, tr.97]. Nói cách khác, khi cơ quan điều tra chỉ cần xác định giá bán thực tế, giá thành toàn bộ của sản phẩm và so sánh chúng với nhau, xem xét xem liệu chúng có thuộc các trường hợp được miễn trừ hay không mà không cần truy tìm bằng chứng về mục đích thực sự của người vi phạm. Việc xem xét đến mục đích loại bỏ đối thủ chỉ có giá trị về mặt lý thuyết khi làm rõ bản chất kinh tế và pháp lý của hành vi. Cách tiếp cận này của các nhà làm luật Việt Nam khác với các nước trên thế giới như Canada, Ấn Độ,...

Có những trường hợp mà doanh nghiệp phải tiến hành bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ do điều kiện khách quan, thì không phải là hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh. Khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 116/2005/NĐ- CP đã liệt kê ra các hành vi bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ được miễn trừ như hạ giá bán hàng hóa tươi sống, hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.v.v. [9] Việc giảm giá bán sản phẩm trong các trường hợp trên là nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với những hàng hóa sắp hư hỏng, lỗi thời... nhằm xúc tiến việc tiêu thụ hàng hóa hợp pháp bằng biện pháp khuyến mại; và nhằm thu hồi các khoản đầu tư khi rút khỏi thị trường hoặc thay đổi kế hoạch kinh doanh. Đây là các hành động phục vụ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện khách quan, và được pháp luật bảo vệ. Để được hưởng sự miễn trừ, các doanh nghiệp thực hiện những hành vi trên phải niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về việc hạ giá sản phẩm, về mức giá cũ, mức giá mới và thời hạn hạ giá.

2.1.2.2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

Đây là hành vi doanh nghiệp đã lợi dụng quyền lực của mình trong mối quan hệ với khách hàng để làm lệch lạc giá cả nhằm thu lợi bất chính. Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đã tác động đến giá của hàng hóa, dịch vụ, làm chúng bị sai lệch so với điều kiện bình thường của thị trường. Khác với hành vi bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ là khi doanh nghiệp hạ giá sản phẩm xuống, hành vi áp đặt giá này là khi doanh nghiệp tăng giá sản phẩm lên cao hơn nhiều lần so với giá bán thực tế, nhằm thu nguồn lợi nhuận lớn dựa trên việc bóc lột khách hàng. Bởi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nên khách hàng khó có lựa chọn khác ngoài việc chấp nhận giá mà doanh nghiệp đưa ra. Nhóm hành vi này bao gồm hai loại hành vi chính sau:

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí