Nhu Cầu Kiểm Soát Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Xăng Dầu

quả là điều kiện bắt buộc để xác định hành vi thống lĩnh thị trường. Trong khuyến nghị về việc xác định hành vi lạm dụng của tổ chức này đã nêu rõ “chỉ có thể chống lại có kết quả sự lạm dụng quyền lực thị trường, khi pháp luật và người thi hành nó xác định được những hành vi cụ thể có thể gây hại cho cạnh tranh và đánh giá được những tác động toàn diện của chúng trên thị trường có liên quan” [18]. Pháp luật các nước như Canada, Pháp cũng có những quy định tương tự. Như vậy, theo pháp luật các nước trên thì hậu quả của hành vi là một trong những nội dung để xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Đối với pháp luật một số nước khác, ví dụ như Việt Nam thì lại không xác định theo hướng này, mà hậu quả của hành vi đã được đưa luôn vào trong các quy phạm pháp luật quy định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường [27, tr.38]. Ví dụ trong khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004 về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng” [28], hậu quả của hành vi “gây thiệt hại cho khách hàng” cũng đã nằm trong quy định về các hành vi bị cấm. Như vậy, việc điều tra hành vi lạm dụng các cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ xác định hành vi dựa trên hai dấu hiệu: (i) Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan và (ii) Hành vi mà doanh nghiệp thực hiện thuộc một trong số các hành vi bị cấm theo Luật Cạnh tranh.

1.2. NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU

1.2.1. Một số đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu

Thị trường kinh doanh xăng dầu được hình thành từ việc giao dịch, mua bán các sản phẩm từ dầu mỏ. Thị trường này có một số đặc điểm ảnh hưởng đến sự hình thành các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

đồng thời là cơ sở để xác định thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối tượng kinh doanh: Đây là nền tảng để xác định thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng xem như nhau hoặc thay thế được lẫn nhau, căn cứ vào đặc điểm, giá cả và mục đích sử dụng dự kiến. Xăng dầu là tên gọi chung dùng để chỉ các sản phẩm từ dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, thường được phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm xăng ô tô (dùng cho ô tô và xe máy chạy bằng động cơ xăng), xăng máy bay (sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ máy bay, là sản phẩm đặc dụng cho ngành hàng không), dầu diesel (làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt sử dụng động cơ diesel, nhiên liệu đốt, nhiên liệu chạy máy phát điện), dầu hỏa (sử dụng làm nhiên liệu thắp sáng, nhiên liệu đốt), dầu mazut (chủ yếu dùng làm nhiên liệu đốt lò cho một số cơ sở sản xuất). Xăng dầu là mặt hàng có các đặc điểm lý hóa đặc thù như dễ hao hụt, dễ bắt lửa, khó khai thác, khó vận chuyển, việc khai thác, chế biến các sản phẩm xăng dầu đòi hỏi máy móc hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật cao.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động mang tính quốc tế: Việc xác định phạm vi, khu vực kinh doanh mà ở đó các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau dù được bán, phân phối ở những địa điểm khác nhau là cơ sở để các định thị trường địa lý liên quan theo pháp luật cạnh tranh. Đối với mặt hàng xăng dầu, quốc gia nào cũng cần đến xăng dầu nhưng không phải quốc gia nào cũng có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc có đủ khả năng khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ. Do đó, hoạt động kinh doanh xăng dầu không chỉ giới hạn ở một khu vực, một quốc gia nhất định mà luôn gắn với sự trao đổi, giao lưu kinh tế và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nước trên thế giới. Bởi vậy, để có thể xác định được vị trí thống lĩnh thị trường cũng như hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh

vực kinh doanh xăng dầu thì việc xác định thị trường địa lý liên quan là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện.

Thị trường kinh doanh xăng dầu của một nước không chỉ chịu tác động của nền kinh tế trong nước mà còn chịu tác động từ thị trường xăng dầu thế giới thông qua các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia trong lĩnh vực này. Sự tham gia của các tập đoàn, các công ty quốc tế luôn tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khi họ có những lợi thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống vận chuyển… để đạt được đến vị trí thống lĩnh trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thứ ba, về chủ thể tham gia thị trường: Do các đặc tính lý hóa của xăng dầu, các chủ thể tham gia kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Để gia nhập thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về khoa học kỹ thuật để khai thác, xử lý, vận chuyển, sang chiết xăng dầu và các yêu cầu khác tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật mỗi quốc gia. Chính những yêu cầu này là rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp. Pháp luật các nước đều có những quy định cụ thể về điều kiện cần đáp ứng để gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu và thường được chia thành ba nhóm chính: điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực tài chính và các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu.

Thứ tư, vai trò của Nhà nước đối với thị trường kinh doanh xăng dầu: Xăng dầu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Từ khi con người biết đến các ứng dụng của xăng dầu, đặc biệt trong ngành cung cấp năng lượng, nhiên liệu, xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người đối với mặt hàng này càng gia tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy, đây luôn là mặt hàng hấp dẫn

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 3

với các thương nhân. Doanh nghiệp nào giành được quyền kinh doanh mặt hàng này, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng giành được lợi thế trong nền kinh tế. Bên cạnh vai trò đối với nền kinh tế, mặt hàng xăng dầu còn hết sức cần thiết đối với các hoạt động an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao song phương, chính sách phong tỏa và cấm vận của các nước lớn luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất, nhập khẩu xăng dầu [41]. Chính vì vai trò về mặt kinh tế cũng như an ninh – quốc phòng của xăng dầu, thị trường kinh doanh xăng dầu của các nước trên thế giới đều có sự can thiệp của nhà nước. Mỗi quốc gia đều có một chiến lược riêng về khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu, dự trữ và kinh doanh xăng dầu. Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường này thông quá các biện pháp trực tiếp (áp đặt giá trần, trao quyền kinh doanh cho doanh nghiệp cụ thể…) hoặc gián tiếp (xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý thị trường kinh doanh xăng dầu…). Mặc dù ở một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, giá cả xăng dầu được điều chỉnh theo quy luật của thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ của các nước này để giá xăng dầu được vận hành hoàn toàn theo cơ chế của thị trường. Ví dụ, khi giá xăng dầu trên thị trường có biến động lớn, Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường này thông qua quỹ dự trữ chiến lược, hoặc có các biện pháp khẩn cấp để điều chỉnh thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước. Sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu nhằm mục đích ổn định nền kinh tế, đảm bảo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và trong quá trình vận hành nền kinh tế, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Bản thân doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không phải là đối tượng kiểm soát của pháp luật cạnh tranh. Pháp luật chỉ can thiệp khi các

doanh nghiệp này thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình. Sự can thiệp này xuất phát từ những tác động tiêu cực, hậu quả nặng nề của hành vi đối với các chủ thể trong nền kinh tế, thậm chí là cả nền kinh tế. Những đối tượng chủ yếu chịu tác động của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bao gồm: Khách hàng, các doanh nghiệp khác trên thị trường, chính bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ nhất, khách hàng là đối tượng của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hiểu là những chủ thể đang mua, đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp hoặc đang có sự quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp để mua các sản phẩm đó. Khách hàng là yếu tố có tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp bởi đây chính là đối tượng sẽ tiêu thụ sản phẩm, mang lại nguồn thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mới thành lập, có nhiều đối thủ cạnh tranh, đang nỗ lực giành lấy thị phần, thì địa vị của khách hàng có thể được xem như là cao hơn so với doanh nghiệp và các yêu cầu của khách hàng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng. Mối quan hệ này sẽ theo hướng ngược lại nếu doanh nghiệp đã có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan. Khách hàng có thể vẫn chấp nhận sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dù giá cả có cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường liên quan do thói quen, hoặc do mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường,... Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã có những hành vi lợi dụng những ưu thế trên để thu lợi nhuận tối đa từ khách hàng mà những hành vi này đã xâm hại đến lợi ích của khách hàng ví dụ như hạn chế phân phối hàng hóa khiến khách hàng không mua được sản phẩm... Trong thị trường kinh doanh xăng dầu, do tính thiết yếu của mặt hàng này đối với các ngành nghề kinh tế cũng như đối với cuộc sống người dân, khách hàng không thể không mua và lượng khách hàng của các doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu là vô cùng lớn. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, pháp luật cần phải có các quy định để hạn chế sự lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh. Hầu hết các hệ thống pháp luật cạnh tranh cơ bản trên thế giới đều có quy định về vấn đề này để đảm bảo được rằng doanh nghiệp dù có vị trí thống lĩnh cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để làm hài lòng khách hàng.

Thứ hai, đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là nhằm vào các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Các đối thủ cạnh tranh ở đây là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm xăng dầu khác trên thị trường liên quan. Dù có đạt được vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan rồi thì doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ bị các doanh nghiệp khác chiếm mất vị trí đó để trở thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh mới - đó là quy luật tất yếu và chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường luôn phải đau đầu nghĩ cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh để duy trì lợi thế của mình. Các hành vi lạm dụng thường được áp dụng là các biện pháp về giá, ví dụ bán hàng hóa dịch vụ dưới giá thành, khiến các doanh nghiệp khác không tiêu thụ được sản phẩm và bị loại bỏ khỏi thị trường, hoặc sử dụng các biện pháp ngăn cản không cho các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường bằng cách kêu gọi khách hàng không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác... Các hành vi này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ hơn dù chất lượng sản phẩm có tốt, giá thành có rẻ cũng khó tiếp cận được với khách hàng trên thị trường. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà đối tượng chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Thứ ba, đối với bản thân doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: Những tưởng hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường luôn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho họ thông qua các hành vi lạm

dụng gây hại đến người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, nhưng thực chất về lâu dài, hành vi này sẽ gây hại đến chính bản thân các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Doanh nghiệp thống lĩnh thị trường có thể sẽ không đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất vì ỷ lại vào vị trí thống lĩnh của mình hoặc do quá tập trung vào các hành vi loại bỏ các đối thủ khác. Một khi xuất hiện một doanh nghiệp lớn gia nhập thị trường hoặc thị trường có sự thay đổi về nhu cầu... thì doanh nghiệp sẽ không thích ứng được, không chống chọi được và sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí dẫn tới phá sản. Mặt khác, hành vi lạm dụng khiến doanh nghiệp mất uy tín với khách hàng và các đối tác. Thêm nữa, doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng chế tài khi phát hiện doanh nghiệp thống lĩnh có hành vi lạm dụng. Nếu các chứng cứ chứng minh được đúng là doanh nghiệp thống lĩnh đã thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng bằng cách áp dụng các chế tài như phạt 5% - 10% doanh thu của năm kinh doanh gần nhất,... Mà đối với các doanh nghiệp thống lĩnh, giá trị tài sản lớn thì chỉ cần 5% của doanh thu một năm cũng có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến khả năng kinh tế của doanh nghiệp.

Thứ tư, đối với nền kinh tế, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây mất cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, tác động tiêu cực đến các quy luật của thị trường vì các nguồn lực kinh tế không thật sự tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng. Điều này đã làm sai lệch sự vận động của thị trường, gây ra sự hỗn loạn và làm thị trường mất đi sự ổn định, nhịp nhàng vốn có. Ngoài ra, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh gây hao phí nguồn lực kinh tế vì doanh nghiệp không sử dụng các nguồn lực kinh tế vào đầu tư kĩ thuật, mở rộng sản xuất, việc dồn các nguồn lực tài chính vào các hoạt động nhằm hạn chế cạnh tranh, chèn ép đối thủ và khách hàng khiến cho nguồn lực bị phân bổ một cách sai lầm, gây tổn hại đến các hoạt động khác.

Như vậy, từ những tác động tiêu cực và các nguy cơ mà hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mang lại, pháp luật hầu hết các nước đều đưa ra các văn bản pháp luật hoặc các quy định cụ thể nằm trong các ngành luật khác nhau để có thể kiểm soát hiệu quả hành vi này, nhằm duy trì sự ổn định, tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với những thị trường xăng dầu đã vận hành theo đúng nguyên lý của một nền kinh tế thị trường thì bản thân các hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường cũng đã tạo cơ sở cho việc phòng trừ và hạn chế các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường và có biện pháp chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra, Nhà nước sẽ là chủ thể đặt ra các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi lạm dụng này thông qua hệ thống các cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan quản lý về cạnh tranh và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU

Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường kinh doanh xăng dầu rất đa dạng tùy thuộc vào chính sách quản lý và pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ngay cả việc có chấp nhận hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp hay không cũng có hai luồng quan điểm. Theo đó, pháp luật các nước như Canada, Luật mẫu về cạnh tranh của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United Nations Conference on Trade and Development)... có đưa ra các trường hợp miễn trừ cho hành vi này khi “doanh nghiệp thông báo với cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện và cơ quan này thấy hành vi phù hợp với mục tiêu của Luật đã đề ra” [46]. Ngược lại, pháp luật một số nước khác, trong đó có Việt Nam thì cấm tuyệt đối hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, theo đó, khi hành vi của doanh nghiệp đã có đủ các đặc điểm hoặc thực hiện các hành vi bị cấm trong luật thì doanh nghiệp đó sẽ bị điều tra và xử lý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2023