Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường, Vị Trí Độc Quyền


Luật cạnh tranh quy định theo hướng liệt kê các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên không phải tất cả các thoả thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm mà chỉ đối với một số thoả thuận hạn chế cạnh tranh như: (Điều 9- Luật cạnh tranh)

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả

thuận;

- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng

hoá, cung ứng dịch vụ.

Đối với những thoả thuận hạn chế cạnh tranh khác thì chỉ cấm trong trường hợp các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trỏ lên.

2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường

+ Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Luật kinh doanh dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa 2007 - 14

Ngoài tiêu chí thị phần, luật cạnh tranh cũng quy định doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể được xác định thông qua các căn cứ như:

- Năng lực tài chính của công ty mẹ hoặc của các bên đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp.

- Năng lực về công nghệ

- Nhãn hiệu hàng hoá

- Quy mô của hệ thống đại lý phân phối, văn phòng đại diện.

- Cấu trúc thị trường.

+ Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp không có sự thoả thuận trước nhưng cùng nhau hành động, cùng nhau thực hiện các hành vi như bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, áp đặt giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý…Trong trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, việc quy định mức tổng thị phần trên thị trường liên quan của nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh cần phải cao hơn mức thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

Luật cạnh tranh (Điều 13) cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;


- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình

đẳng trong cạnh tranh;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Theo quy định tại điều tại điều 14 luật cạnh tranh thì ngoài việc bị cấm các hành vi áp dụng đối với doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền còn bị cấm thực hiện các hành vi sau:

- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Quy định về doanh nghiệp có vị trí độc quyền được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước. Quy định này nhằm đảm bảo không biến độc quyền nhà nước trong những lĩnh vực nhất định thành độc quyền doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, luật cạnh tranh cũng quy định cụ thể việc nhà nước kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp này bằng các biện pháp cụ thể. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, nhà nước kiểm soát bằng các biện pháp như quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; quyết định số lượng khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. Đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, nhà nước kiểm soát bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước quy định.

3. Tập trung kinh tế

- Tập trung kinh tế là những cách thức tích tụ, tập trung của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hình thành doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp lớn hơn. Theo luật cạnh tranh thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

+ Sáp nhập doanh nghiệp;

+ Hợp nhất doanh nghiệp;

+ Mua lại doanh nghiệp;

+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

+ Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.


- Trong nền kinh tế thị trường việc tập trung kinh tế là hoạt động bình thường của các doanh nghiệp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, phát huy thế mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có nguồn tài chính và sức mạnh thị trường lớn có thể mua lại bất kỳ doanh nghiệp nào để trở thành độc quyền trên thị trường sẽ gây bất lợi cho môi trường cạnh tranh, thậm chí dẫn đến nguy cơ loại trừ khả năng cạnh tranh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Vì vậy, luật cạnh tranh cần quy định về cấm tập trung kinh tế trong những trường hợp nhất định nhằm mục đích kiểm soát quá trình dẫn đến độc quyền thông qua tập trung kinh tế. Theo quy định tại điều 18 luật cạnh tranh thì không phải tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều bị cấm mà chỉ cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật, thì có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.

Việc cấm các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp này chiếm trên 50% trên thị trường liên quan là hợp lý. Đối với nền kinh tế nước ta, việc thị phần một doanh nghiệp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan đã là một doanh nghiệp lớn, có khả năng khống chế thị trường. Vì vậy cần quy định cấm các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp này chiếm trên 50% trên thị trường liên quan nhằm ngăn chặn các hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc thực hiện hành vi dưới hình thức liên doanh nhưng thực chất là thôn tính đối tác, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

7.3.6 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh bao gồm:

a. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn:

Chỉ dẫn ở đây được hiểu là những chỉ dẫn thương mại liên quan đến đặc tính để nhận biết hàng hoá, dịch vụ. Luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp sử dụng các chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Để tạo ra sự nhận thức sai lệch của khách hàng, chỉ dẫn thương mại có thể là giả mạo chỉ dẫn thương mại của thương nhân khác hoặc là những chỉ dẫn thương mại có khả năng gây nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác. Biểu hiện tập trung của hành vi này là việc sản xuất và cho lưu hành hàng hoá và sản phẩm mà các dữ kiện và thông số về chúng là không trung thực.

b. Xâm phạm bí mật kinh doanh:

Bí mật kinh doanh là thông tin không phải là những hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Bí mật kinh doanh là 1 vũ khí quan trọng của từng đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Đây được


coi là 1 bộ phận thuộc lợi ích hợp pháp của từng doanh nghiệp nên chúng có nhu cầu được pháp luật bảo vệ.

c. Ép buộc trong kinh doanh:

Doanh nghiệp bị coi là có xử sự không lành mạnh khi họ dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải mua hoặc không được phép mua hàng hoá mà không có cách lựa chọn nào khác. Thông thường, hành vi ép buộc trong kinh doanh thường được khởi sự từ những doanh nghiệp có vị thế không cân bằng trong quan hệ kinh doanh. Đây có thể là những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc có những ưu thế đặc biệt nào đó trong mối quan hệ với khách hàng.

Các hành vi ép buộc, đe doạ khách hàng và đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để bắt họ không được giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đối thủ cạnh tranh được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật nghiêm cấm.

d. Dèm pha doanh nghiệp khác:

Cấm doanh nghiệp dèm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

e. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:

Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó (phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh).

f. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

Với bản chất là 1 quá trình thông tin có ý nghĩa lớn trong định hướng hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng, quảng cáo là phương pháp quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh, dành thị phần cho mình trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Nhằm đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo không trung thực tâng bốc giá trị và chất lượng thật của hàng hoá, sản phẩm. Đó là những phương thức như khẳng định "ưu thế " của mình bằng cách so sánh hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác, sử dụng sản phẩm quảng cáo hoặc những thông tin có thể gây nhầm lẫn lừa dối khách hàng để lôi kéo họ, quảng cáo hàng hoá trên cơ sở lạm dụng uy tín của 1 sản phẩm khác cùng loại. Những hoạt động quảng cáo như thế đều nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

g. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

Khuyến mãi là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Chính vì những lợi ích này mà sự lạm dụng không đúng mức phạm vi và mục đích của hình thức xúc tiến thương mại này đã làm cho hành vi khuyến mãi trở nên không lành mạnh. Luật cạnh tranh cấm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như: tổ chức khuyến mãi mà gian dối về giải thưởng, khuyến mãi không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng...

h. Phân biệt đối xử của hiệp hội:

Hiệp hội có thể tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thông qua hành vi: từ chối việc gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội của các doanh nghiệp có đủ điều kiện mà việc từ chối mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bất lợi trong cạnh tranh; hạn


chế bất hợp lý các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan đến mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

i. Bán hàng đa cấp bất chính:

Bản thân bán hàng đa cấp không thể bị cấm vì phương thức bán hàng này là 1 sự sáng tạo trong nghệ thuật kinh doanh. Bán hàng đa cấp chỉ bị cấm khi nó được thực hiện 1 cách không lành mạnh. Luật cạnh tranh cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi như: yêu cầu người tham gia bán hàng phải đặt cọc, phải mua 1 số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả 1 khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; không cam kết mua lại với giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại...

k. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy định, nhưng phải xác định theo tiêu chí là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

7.4 TỐ TỤNG CẠNH TRANH:

Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của luật cạnh tranh. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của luật cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: cơ quan quản lý cạnh tranh và hội đồng cạnh tranh

7.4.1 Cơ quan quản lý cạnh tranh

Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;

- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết

định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

7.4.2 Hội đồng cạnh tranh

- Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.

- Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

- Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này


7.4.3 Trình tự tố tụng cạnh tranh:

- Thủ tục điều tra sơ bộ được khởi xướng bằng quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và được tiến hành bởi các điều tra viên. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Sau thời hạn đó chuyển sang điều tra chính thức, tùy từng trường hợp luật cạnh tranh quy định về thời hạn điều tra khác nhau.

- Mở phiên điều trần do hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thực hiện, với sự tham gia của các thành viên hội đồng cạnh tranh, thư ký phiên điều trần và những người tham gia tố tụng. Nếu không có khiếu nại, quyết định xử lý của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định tập thể và có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày chủ tọa phiên điều trần ký quyết định.

TÓM TẮT CHƯƠNG VII

1. Sự cần thiết phải ban hành luật cạnh tranh ở Việt Nam:

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động cạnh tranh trở nên đa dạng, phức tạp và gay gắt. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền xảy ra ngày càng nhiều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy pháp luật phải kiểm soát hiện tượng này, khuyến khích các hành vi cạnh tranh hợp pháp, ngăn chặn nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo ban hành luật cạnh tranh:

- Việc ban hành Luật cạnh tranh phải quán triệt sâu sắc và thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và kiểm soát độc quyền một cách hiệu quả.

- Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành về cạnh

tranh.


3. Những nội dung cơ bản của luật cạnh tranh:

- Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh.

Phạm vi điều chỉnh của Luật là các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

- Đối tượng áp dụng luật cạnh tranh

Theo quy định tại điều 2 của Luật cạnh tranh thì đối tượng áp dụng Luật gồm:

+ Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

+ Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

- Quyền cạnh tranh trong kinh doanh

Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.


Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực không xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của luật cạnh tranh.

- Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Các hành vi hạn chế cạnh tranh

Hành vi hạn chế cạnh tranh trong luật cạnh tranh được chia thành 3 nhóm chủ yếu bao gồm:Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

+ Xâm phạm bí mật kinh doanh

+ Ép buộc trong kinh doanh

+ Dèm pha doanh nghiệp khác

+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

+ Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

+ Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh

+ Phân biệt đối xử của hiệp hội

+ Bán hàng đa cấp bất chính

- Tố tụng cạnh tranh:

Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của luật cạnh tranh. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của luật cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: cơ quan quản lý cạnh tranh và hội đồng cạnh tranh

+ Trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII

1. Phân tích sự cần thiết phải ban hành luật cạnh tranh ở Việt Nam?

2. Những tư tưởng và quan điểm chỉ đạo trong việc ban hành Luật cạnh tranh?

3. Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh?

4. Đối tượng áp dụng luật cạnh tranh?

5. Hiểu như thế nào về quyền cạnh tranh trong kinh doanh?

6. Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?


7. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh nào bị luật cạnh tranh cấm?

8. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

9. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm?

10. Các quy định về hành vi tập trung kinh tế?

11. Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật cạnh tranh?

12. Quy định của luật cạnh tranh về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh? mạnh?


13. Quy định của luật cạnh tranh về hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành


14. Quy định của luật cạnh tranh về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh

nghiệp khác?

15. Những quy định của pháp luật về tố tụng cạnh tranh?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023