Chế Tài Đối Với Hành Vi Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường Theo Nghị Định Số 71/2014/nđ-Cp Của Chính Phủ Quy Định Về Xử Lý Vi

được thay thế cho thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đó [9]. Trong trường hợp đặc biệt, thì phiên điều trần có thể tạm ngừng không quá 05 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, phiên điều trần được tiếp tục. Mỗi phiên điều trần phải có ít nhất một thành viên Hội đồng Cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự để sẵn sàng thay thế khi có một thành viên chính thức vì lý do khách quan mà không thể tham dự phiên điều trần. Thành viên dự bị này được tham dự từ đầu phiên điều trần để nắm được nội dung vụ việc, đảm bảo tính liên tục của quá trình xử lý khi thay thế thành viên chính thức.

Các quy định về phiên điều trần đã giúp cho quá trình xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh được diễn ra một cách chính xác, công bằng và toàn diện hơn do có dự tham gia của tất cả các bên. Chế định này đã góp phần hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh. Lý do là Hội đồng Cạnh tranh vẫn là một cơ quan hành chính, nên các bên không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính này có thể khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 ngày [28]. Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra nguồn nhân lực của các Tòa án cấp tỉnh liệu có đáp ứng được nhu cầu giải quyết vụ việc cạnh tranh hay không, bởi pháp luật cạnh

tranh là pháp luật chuyên ngành, cần phải có những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này mới có thể giải quyết được.

2.1.4. Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngTheo Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, các hình thức xử phạt đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gồm: Cảnh cáo và phạt tiền, ngoài ra có các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả [15].

2.1.4.1. Phạt tiền

Sự đổi mới của Luật Cạnh tranh so với các ngành luật khác về hình thức phạt tiền đó là Luật Cạnh tranh không đưa ra một mức phạt cố định như các quy định phạt tiền thường thấy, mà đưa ra mức phần trăm trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạm để quy ra mức phạt tiền mà doanh nghiệp có hành vi vi phạm phải nộp. Điều này tương tự như pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới và cũng phù hợp với thực tế. Có thể lý giải là do với mỗi doanh nghiệp vi phạm, phạm vi thị trường liên quan nơi xảy ra hành vi vi phạm rộng hẹp khác nhau, quy mô các doanh nghiệp cũng lớn nhỏ khác nhau. Sự co giãn của thị trường là vô cùng mạnh mẽ, một doanh nghiệp ở khu vực này có thể là doanh nghiệp thống lĩnh, nhưng nếu cùng là số vốn, số tài sản ấy ở khu vực khác thì chỉ là một doanh nghiệp có quy mô trung bình. Vì vậy, việc quy định tỉ lệ phần trăm mức phạt đảm bảo tác động của hình phạt đối với doanh nghiệp thống lĩnh là phù hợp.

Tuy mỗi quy định của Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định hình thức xử lý khác nhau đối với từng hành vi cụ thể của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (từ Điều 16 đến Điều 21), tuy nhiên về cơ bản, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đều bị áp dụng mức phạt là 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền [15], ngoài ra, doanh nghiệp có thị bị áp dụng các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Hình thức phạt tiền mang đặc trưng của các ngành luật liên quan đến kinh tế thị trường. Việc bị tổn thất về tài chính sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh quy định mức phạt dựa trên tỉ lệ phần của toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa thì còn phải xem xét. Bởi một doanh nghiệp có thể sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có khu vực thị trường liên quan riêng. Nếu họ chỉ có các hành vi lạm dụng ở một khu vực thị trường liên quan của một sản phẩm, nhưng khi bị xử lý lại áp dụng cho tất cả doanh thu, tức là bao gồm tất các các khoản thu được từ các thị trường liên quan khác không phải thị trường vi phạm, thì mức phạt toàn bộ doanh thu này có vẻ chưa hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

2.1.4.2. Một số hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài hình thức xử lý chính là phạt tiền, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung như tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm, buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan. Các biện pháp bổ sung này là cần thiết để khôi phục lại tình trạng ban đầu của các đối tượng chịu ảnh hưởng từ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và ngăn ngừa các hành vi vi phạm khác có thể xảy ra.

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 8

2.1.4.3. Các biện pháp bồi thường, khắc phục hậu quả

Về các biện pháp bồi thường, theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh, “tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” [28]. Có thể thấy rằng qua quy định này, Luật Cạnh tranh đã chuyển trách nhiệm phạt bồi thường thiệt hại cho Tòa án bởi cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ là cơ quan hành chính, không can thiệp vào thẩm quyền chuyên biệt của Tòa án là xử lý các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc này có thể

khiến thời gian giải quyết vụ việc cạnh tranh bị kéo dài hơn, bởi bên yêu cầu bổi thường thiệt hại còn phải tiến hành tiếp các thủ tục tố tụng trước Tòa án.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng sau khi có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, nhằm khắc phục một phần hoặc toàn bộ những tổn thất, thiệt hại, khôi phục lại tình trạng cạnh tranh bị tác động do hành vi lạm dụng gây ra. Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bao gồm:

+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan: Đây là quy định cần thiết để chấm dứt các tác động tiêu cực của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh đối với bên bị hại.

+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: sự sắp xếp lại về mặt cấu trúc, tổ chức, thị trường mục tiêu, sắp xếp lại các hoạt động đầu tư cho các loại sản phẩm, loại thị trường... của doanh nghiệp thống lĩnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực theo hướng bình đẳng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.

+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng.

+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn chặn, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Khái quát về thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam

2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường kinh doanh xăng dầu Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam gắn liền với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từ năm 1989. Từ đó

đến nay, thị trường kinh doanh xăng dầu Việt Nam đã trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn trước năm 2000: Ở giai đoạn này, Nhà nước đã bắt đầu áp dụng giá chuẩn trong kinh doanh xăng dầu (doanh nghiệp được quyền áp dụng mức giá +/- 10% so với giá chuẩn mà Nhà nước đặt ra), sau đó là áp dụng mức giá tối đa cho các doanh nghiệp, không có bù giá xăng dầu cho các doanh nghiệp. Trong những năm này, giá xăng dầu trên thế giới tương đối ổn định, vì vậy Nhà nước cũng đã duy trì được một thị trường kinh doanh xăng dầu ổn định, bền vững, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, lợi nhuận cho doanh nghiệp và duy trì mức giá đến tay người tiêu dùng hợp lý. Tuy nhiên, việc giữ giá bán ở mức đều đều trong một thời gian dài đã dẫn đến các vấn đề như giá xăng dầu không có sự tương quan với giá các hàng hóa khác, người tiêu dùng nảy sinh tâm lý không chấp nhận việc tăng giá dù việc tăng giá là cần thiết.

Giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2008: Từ năm 2000, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, tạo áp lực lên giá xăng dầu trong nước. Nhà nước vẫn duy trì mức giá ổn định, vì vậy Nhà nước phải áp dụng các biện pháp bù giá cho người tiêu dùng. Việc phải bỏ tiền ra để bù giá trong thời gian dài đã ảnh hưởng nặng nề tới Ngân sách, trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế. Trong thời gian này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu. Nội dung chính của Quyết định này chủ yếu bao gồm một số biện pháp đổi mới biện pháp quản lý thị trường kinh doanh xăng dầu như: Nhà nước xác định giá định hướng, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi 10% với xăng và 5% với dầu, doanh nghiệp được tính thêm phí vận tải khi vận chuyển đến những nơi xa cảng nhập khẩu trong một phạm vi nhất định, Nhà nước chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố tác động đến giá có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, cơ chế vận hành giá trong Quyết định này đến nay

vẫn chưa được áp dụng hiệu quả, Nhà nước vẫn can thiệp trực tiếp vào sự tăng, giảm giá xăng dầu.

Ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Căn cứ nội dung của Nghị định, giá xăng dầu được điều tiết dự trên sự vận động của nền kinh tế thị trường, áp dụng nguyên tắc giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành [12]. Nhà nước giảm bù giá các loại dầu. Tuy nhiên, việc để giá xăng dầu tăng giảm dựa trên cơ chế thị trường có thể làm nảy sinh những lo ngại về một số nguy cơ gây tổn hại lợi ích của người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các liên minh độc quyền để thao túng thị trường. Để giải quyết vấn đề này, Nghị định số 55/2007/NĐ-CP đã đưa ra các quy định nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, trục lợi, liên kết tăng giá bán làm mất ổn định thị trường và các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp tham gia thị trường (khoản 5, Điều 17, khoản 2 Điều 26…)

Nhìn chung, trong thời gian này, Nhà nước đã ban hành được những văn bản pháp quy tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cả nước. Tuy nhiên, yếu tố giữ ổn định giá vẫn là ưu tiên hàng đầu, Nhà nước vẫn can thiệp để duy trì mức giá ổn định mức giá, do vậy đã dẫn đến những hệ quả tiêu cực: ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng mạnh, cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc quản lý, doanh nghiệp không có nguồn thu để phát triển, tình trạng đầu cơ chờ tăng giá, người dân không chấp nhận mức giá xăng dầu tăng. Những bất cập này đã đặt ra yêu cầu đổi mới chính sách về quản lý thị trường kinh doanh xăng dầu.

Giai đoạn từ tháng 9 năm 2008 đến nay: Ngày 16/9/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 79/2008/QĐ-BTC về cơ chế quản lý, điều

hành giá bán xăng dầu. Kể từ đây, Nhà nước chấm dứt bù lỗ, tất cả các mặt hàng xăng dầu được kinh doanh theo cơ chế thị trường. Mặt khác, Quyết định này cũng cho phép các thương nhân Việt Nam (theo quy định của Luật Thương mại) kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc chế biến xăng dầu tại thị trường trong nước được quy định giá bán xăng dầu theo cơ chế giá thị trường trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý sau khi đăng ký giá bán với Liên Bộ Tài chính – Công thương. Để ngăn ngừa các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh độc quyền có thể xảy ra khi doanh nghiệp được tự quy định giá bán xăng dầu, Quyết định này đã nhấn mạnh việc định mức giá bán xăng dầu phải dựa trên cơ sở các quy định của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh và nghiêm cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá quy định giá không hợp lý để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp khác, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước [5].

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, ngày 20/8/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 169/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008, theo đó thời gian bù lỗ kinh doanh tiêu thụ các mặt hàng dầu do doanh nghiệp nhập khẩu phát sinh được tính đến hết ngày 31/12/2008. Như vậy, kể từ sau ngày 31/12/2008, chấm dứt cơ chế bù lỗ xăng dầu [7].

Tuy nhiên, trong thời gian đầu tiên chấm dứt bù lỗ xăng dầu, để hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, vẫn tồn tại một số bất cập, lúng túng như việc đăng ký giá bán theo Quyết định số 79/2008/QĐ- BTC còn mất thời gian, không bắt kịp sự biến động của thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sức ép về lợi nhuận, cơ chế tính giá bán xăng dầu theo Thông tư số 56/2009/TT-BTC ngày 23/3/2009 về cơ chế trích và sử dụng quỹ

bình ổn giá xăng dầu chưa tính đến thù lao các doanh nghiệp phải trả cho các đại lý dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu lỗ, các cơ quan truyền thông khai thác và đưa ra thông tin về tăng giảm giá rất sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà tạo ra áp lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý… Mặt khác, thời gian này nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính, khiến thị trường kinh doanh xăng dầu ở nước ta càng trở nên ảm đạm, đòi hỏi phải có các quy định cụ thể của pháp luật để thúc đẩy hoạt động của thị trường kinh doanh xăng dầu.

Trước yêu cầu bức thiết của thị trường kinh doanh xăng dầu, ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Nghị định này được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình thi hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, như về nguyên tắc điều hành giá xăng dầu, điều kiện kinh doanh và hệ thống phân phối xăng dầu, việc khuyến khích sử dụng xăng sinh học… Do vậy, ngày 03/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/11/2014.

2.2.1.2. Các đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay

Ngoài những đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu nói chung, thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam mang những đặc điểm đặc thù sau:

Thứ nhất, về đối tượng kinh doanh

Đối tượng của thị trường kinh doanh xăng dầu là các sản phẩm của quá

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí