Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN




CAO THÚY HẰNG


NỖI BUỒN ĐAU

TRONG THƠ LÀNG QUÊ VIỆT NAM CỦA NGUYỄN KHUYẾN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 1

Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tính – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khoá luận.

Qua khoá luận này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô; cảm ơn thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.


Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên


Cao Thúy Hằng

LỜI CAM ĐOAN



khác.

Tôi xin khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.

Đề tài nghiên cứu này không trùng với đề tài nghiên cứu của tác giả nào


Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên


Cao Thúy Hằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Bố cục khoá luận 5

B. PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1. NGUYỄN KHUYẾN VÀ SỰ GẮN BÓ VỚI LÀNG QUÊ 6

1.1.Bối cảnh thời đại 6

1.2.Tiểu sử và con người 8

1.3 Sự gắn bó với làng quê của Nguyễn Khuyến 10

Chương 2: THƠ LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN KHUYẾN – ÁM ẢNH ĐAU BUỒN, THÊ LƯƠNG 16

2.1. Đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê 16

2.1.1. Cảnh ngột ngạt, hư ảo 16

2.1.2. Cảnh xác xơ, hiểm hoạ vì lũ lụt hạn hán 22

2.2. Đau buồn, thê lương qua cuộc sống làng quê 27

2.2.1. Cuộc sống lam lũ, đói nghèo 27

2.2.2. Cuộc sống loạn lạc, phi đạo lí 35

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nhìn chung, văn chương thời Trung đại thường mang tính quy phạm, ước lệ. Tuy nhiên, khi xem xét một cách cụ thể ta sẽ nhận thấy mỗi một tác gia lớn lại có một đặc trưng riêng. Nếu như Tú Xương có một giọng thơ trào phúng, mỉa mai sâu cay thì Nguyễn Khuyến lại gây ấn tượng với giọng thơ trào lộng nhẹ nhàng với những vần thơ về làng quê Bắc Bộ yên ả, thanh bình. Ông vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng lưu tâm lại vừa mang trong mình nỗi ưu sầu thế kỉ.

Có thể nói, Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ viết thành công nhất về quê hương, làng cảnh Việt Nam. Ông từng được Xuân Diệu mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Đa số các tác giả nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đều khẳng định thơ viết về làng quê của Nguyễn Khuyến là những bức tranh nên thơ, thanh bình khắc hoạ một cách tinh tế cảnh thiên nhiên thôn dã, con người hồn hậu; ẩn sâu trong cảnh vật thanh bình ấy là nỗi u hoài thầm kín về nỗi đau nước mất nhà tan mà bản thân thì bất lực, bế tắc. Những ý kiến này không sai, tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác ta có thể thấy một sắc thái hoàn toàn đối lập với sự nên thơ, thanh bình ấy. Một số tác giả đã bàn về vấn đề này, song vẫn hướng đến khẳng định cái hay trong thơ viết về quê hương, làng cảnh Việt Nam của Tam nguyên Yên Đổ là cảnh đẹp của làng quê Bắc Bộ và sâu xa hơn ẩn chứa trong đó là nỗi đau đớn trước thời cuộc một cách kín đáo của tác giả.

Khoá luận này xin tiếp cận tác phẩm của ông từ một góc nhìn mới: nỗi buồn đau trong thơ làng cảnh của Nguyễn Khuyến với những ám ảnh đau buồn, thê lương.

Tìm hiểu đề tài này, người viết muốn có thêm vốn kiến thức văn học phong phú, sâu sắc hơn để phục vụ cho công việc giảng dạy sau này, đồng thời bước đầu tập dượt những phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.

Mặt khác, trong chương trình văn học ở THCS và THPT, Nguyễn Khuyến được chọn giảng với tư cách là một tác gia văn học với những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ: “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, “Bạn đến chơi nhà”, “Khóc Dương Khuê”... Như vậy, qua việc biên soạn chương trình chúng ta phần nào thấy được vị trí, vai trò của thơ Nguyễn Khuyến. Vì thế, tìm hiểu đề tài này, tôi nghĩ là một việc làm có ý nghĩa lớn đối với việc giảng dạy tác gia Nguyễn Khuyến trong nhà trường một cách có định hướng.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Khuyến là một tác gia lớn, bởi vậy, từ xưa đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bàn về những sáng tác của cụ Tam, cả phần chữ Hán và chữ Nôm đã có nhiều nhà nghiên cứu và sinh viên Ngữ văn tìm hiểu.

Cụ thể, khi lựa chọn đề tài này bản thân người viết đã tham khảo tài liệu tổng hợp nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà khoá luận đề cập:

1 Nguyễn Huệ Chi (1992), “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

2 Bùi Văn Cường sưu tầm, biên soạn(1984), “Nguyễn Khuyến và giai thoại”,

Nxb. Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Hà Nam Ninh.

3 Xuân Diệu (1979), “Thơ văn Nguyễn Khuyến”, in lần thứ hai có sửa chữa, Nxb. Văn học, Hà Nội.

4 Nguyễn Văn Huyền (2002), “Nguyễn Khuyến tác phẩm”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

5 Ngô Ngọc Ngũ Long, “Ba bài thơ thu”, trong sách “Nguyễn Khuyến – Tác phẩm và lời bình” (Nhiều tác giả), Nxb. Văn học, Hà Nội.

6 Nhiều tác giả (2011), “Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình”, Nxb.Văn học, Hà Nội.

7 Nhóm trí thức trẻ tuyển chọn và giới thiệu (2012), “Nguyễn Khuyến Thơ và đời”, Nxb. Văn học, Hà Nội.

8 Vũ Tiến Quỳnh (1991), “Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn” – nghiên cứu Việt Nam – Thế giới, Nxb. Tổng hợp Khánh Hoà.

9 Trần Quốc Vượng (1992), “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”, trong sách “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

10 Nguyễn Thị Tính (2017), “Bàn thêm về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến”, “Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học”, Nxb. Toà soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội.

11 Hoàng Thị Thuý Linh, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoá luận: Nghệ thuật thể hiện phong cảnh làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Có thể thấy, tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật trong thơ làng cảnh Việt Nam của Nguyễn Khuyến không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát thì người viết nhận thấy các công trình nghiên cứu, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến cảnh đẹp thanh bình của làng quê Bắc Bộ và ẩn chứa trong đó là nỗi đau thời thế kín đáo của tác giả. Trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến tác giả Hoàng Hữu Yên nhận định: “Đọc thơ văn Nguyễn Khuyến ta thấy toát lên một nỗi niềm tâm sự thấm thía yêu nước thương nòi vô

hạn nhưng luôn tự cảm thấy bất lực không có cách nào để cứu vãn nạn nước. Nỗi niềm tâm sự ấy gửi vào tứ thơ chi phối cả cuộc sống hàng ngày của nhà thơ”. [1,14]. Khoá luận này xin bổ sung, nhấn mạnh theo hướng tiếp cận mới: nỗi buồn đau trong thơ làng cảnh của Nguyễn Khuyến với những ám ảnh đau buồn, thê lương. Trong công trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá” Trần Nho Thìn đã chỉ ra: “Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa...” [2, 568].

Trên cơ sở kế thừa ý kiến của những người đi trước, người viết cố gắng khảo sát tác phẩm của Nguyễn Khuyến trên cả hai phương diện chữ Hán và chữ Nôm theo lối cảm nhận mới hi vọng có thể đem lại góc nhìn mới cho độc giả.

3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu khoá luận này, người viết nhằm vào hai mục đích chính sau đây: 1-Tìm hiểu nỗi đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê

2-Tìm hiểu nỗi đau buồn, thê lương qua cuộc sống làng quê

3-Góp phần nghiên cứu, giảng dạy Nguyễn Khuyến được tốt hơn

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định khoá luận tập trung vào tìm hiểu theo lối cảm nhận mới về nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến xét trên cả hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Những bài thơ về cảnh sắc và cuộc sống nông thôn của Nguyễn Khuyến.

- Phạm vi tư liệu: Khoá luận được triển khai dựa trên nguồn tư liệu đã được công bố như: “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ” (Nguyễn Huệ

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí