Xác Định Khoảng Cách Giữa Năng Lực Của Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh

dụng lao động về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tác động ảnh hưởng (lãnh đạo), thái độ học hỏi và phát triển chỉ ở mức trung bình.

4.5. Xác định khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh

- quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động


Khoảng cách về Kiến thức cơ bản

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể vềyêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kiến thức cơ bản. Với Sig. (2-tailed) = 0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kiến thức cơ bản của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kiến thức cơ bản. Nắm được kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước có khoảng cách lớn nhất là 0.53 và Nắm vững khái niệm cơ bản của cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý có khoảng cách nhỏ nhất là 0.48. Mặc dù mức độ đáp ứng về Kiến thức cơ bản của tân cử nhân chỉ ở mức trung bình nhưng yêu cầu của người sử dụng lao động không cao nên khoảng cách về kiến thức cơ bản thấp.

Bảng 4.44.Khoảng cách vềKiến thức cơ bản của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kiến thức cơ bản


Nắm được kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước


3.77


3.24


0.53


.000

Nắm được kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế (ngoài nước)


3.53


3.03


0.50


.000

Nắm vững khái niệm cơ bản của cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý


3.93


3.45


0.48


.000

TRUNG BÌNH

3.74

3.24

0.50


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 12

Khoảng cách về Kiến kiến thức chuyên ngành

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kiến thức chuyên ngành. Với Sig. (2-tailed) =

0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kiến thức chuyên ngành của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kiến thức chuyên ngành. Hiểu được cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc của ngành được đào tạo có khoảng cách lớn nhất là 0.75. Tân cử nhân trong thời gian làm việc trong khoảng 2 năm chỉ là giai đoạn bắt đầu tiếp xúc và quen với môi trường làm việc. Theo các chuyên gia, người học khối ngành kinh doanh – quản lý cũng phải đào tạo lại để làm việc tại doanh nghiệp khi được tuyển dụng. Đây là chủ đề đang được các trường đại học quan tâm về việc tính thực tiễn của bài giảng, các giáo trình biên soạn dựa trên lý thuyết cơ bản nhưng các tình huống ứng dụng để sinh viên giải quyết vấn đề không phong phú và thực tiễn dẫn. Mặc khác người học tại trường không được trang bị bài bản tư duy logic cũng dẫn đến Hiểu được cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc của ngành được đào tạođáp ứng không tốt yêu cầu người sử dụng lao động.

Bảng 4.45. Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kiến thức chuyên ngành


Hiểu được cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc của ngành được

đào tạo


4.24


3.49


0.75


.000

Hiểu cách xác định các vấn đề trong công việc của ngành được đào tạo


4.17


3.56


0.61


.000

Nắm được các nguyên tắc tổ chức, quản lý các hoạt động trong công ty


4.16


3.59


0.57


.000

TRUNG BÌNH

4.19

3.54

0.64


Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kỹ năng thiết yếu. Với Sig. (2-tailed) = 0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kỹ năng thiết yếu của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kỹ năng thiết yếu.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ khoảng cách lớn nhất là 0.75. Vấn đề của đa số người lao động tại Việt Nam là kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tương đối thấp. Trong khi đó, yêu cầu trong công việc thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với người nước ngoài, đọc dịch tài liệu nước ngoài lại khá cao nên tồn tại khoảng cách khá lớn về Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Việc kỹ năng này chương đáp ứng tốt do điều kiện dạy và học ngoại ngữ tại các trường rất hạn chế. Cụ thể, điều kiện dạy và học ở các trường khảo sát điều rất hạn chế, phương tiện nghe nhìn thiếu, số lượng người học đông; chương trình đào tạo của trường đại học hiện nay vẫn chú trọng vào cấu trúc ngữ pháp, vẫn theo kiểu giảng việc giảng và người học ghi chép, hầu hết giảng viên là người Việt chỉ được đào tạo dưới nhiều hình thức trong nước, không có nhiều cơ hội để thực hành tiếng trong môi trường bản ngữ;sinh viên học tại trường thường thụ động, ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Ngoài những sinh viên có điều kiển rèn luyện học tập tại các trung tâm Anh ngữ bên ngoài thì hầu hết sinh viên rất yếu kỹ năng này

Bảng 4.46. Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu của tân cử nhân khối ngành kinh doanh

- quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kỹ năng thiết yếu


Kỹ năng tin học

4.24

3.73

0.52

.000

Kỹ năng viết

4.02

3.43

0.60

.000

Kỹ năng thuyết trình (trình bày)

4.13

3.44

0.69

.000

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

4.17

3.42

0.75

.000

NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kỹ năng tự học tập và phát triển

4.21

3.60

0.61

.000

TRUNG BÌNH

4.15

3.52

0.63



Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kỹ năng Kinh doanh. Với Sig. (2-tailed) = 0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kỹ năng Kinh doanh của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kỹ năng Kinh doanh.

Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng (hoặc đối tác bên ngoài) khoảng cách lớn nhất. Chương trình đào tạo của các trường đại học đều có các môn học về giao tiếp hoặc giao tiếp trong kinh doanh. Tuy nhiên thời lượng của các môn học này là thấp và việc thực hành của các sinh viên lúc đang học rất hạn chế do không nhiều thời gian thực hành trên lớp hoặc không tham gia thực tế giao tiếp tại doanh nghiệp, ngại va chạm thực tế khi còn là sinh viên. Mặc khác, trong công việc người sử dụng yêu cầu khá cao về kỹ năng này. Vì vậy đã dẫn đến khoảng cách về kỹ năng này khá lớn.

Trong công việc tại doanh nghiệp, do đặc thù các ngành kinh doanh – quản lý làm ở các bộ phận giao tiếp, giải quyết vấn đề thường xuyên hơn nên các năng lực về tương tác với con người được chủ doanh nghiệp yêu cầu rất cao. Tuy nhiên, ở trường học, các chương trình đào tạo thiết kế từ các năm 2010 trở về trước không chú trọng thực hành nhiều ở các năng lực này nên dẫn đến khoảng cách giữa yêu cầu và đáp ứng lớn nhất.

Bảng 4.47. Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kỹ năng kinh doanh


Kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp

4.38

3.79

0.60

.000

Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng (hoặc đối tác bên ngoài)


4.46


3.72


0.75


.000

Kỹ năng giao tiếp tốt với cấp trên

4.38

3.82

0.56

.000

Có khả năng tiếp cận, đánh giá và tổng hợp thông tin


4.25


3.57


0.68


.000

TRUNG BÌNH

4.37

3.72

0.65


Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng. Với Sig. (2- tailed)=0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng. Ngoại trừ khoảng cách về Làm việc hiệu quả trong môi trường đa ngành nghề, đa văn hoá thì các biến còn lại trong nhóm kỹ năng này có khoảng cách khá lớn (lớn hơn 0.7).

Người lao động hiện đại được yêu cầu cần phải cóKỹ năng tổ chức công việcKỹ năng lập kế hoạchđể lên kế hoạch và tổ chức tốt công việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại nhà trường, sinh viên không thường xuyên thực hiện những kế hoạch cụ thể trong hoạt động doanh nghiệp. Điều này dẫn đến các kỹ năng này của tân cử nhân không tốt.

Về các kỹ năng Quản lý nhóm hiệu quả Làm việc nhóm hiệu quả, đây là vấn đề “muôn thưở” của người lao động. Hai kỹ năng này được thực hiện thường xuyên tại trường học. Tâm lý chung của sinh viên trong làm việc nhóm, quản lý nhóm

vẫn còn nể nang các mối quan hệ, đùng đẩy trách nhiệm, không quan tâm đến công việc chung của nhóm. Trong nhóm làm việc của sinh viên thường xuyên tình trạng phải triển khai công việc khi các thành viên trong nhóm chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến. Trong khi đó, về phía giảng viên việc đánh giá và nhận xét kết quả làm việc nhóm chưa thật sự chính xác dẫn đến không giúp được sinh viên cải thiện các kỹ năng này. Thực tế, kỹ năng làm việc nhóm ở người giảng dạy cũng chưa thực sự tốt, nên dẫn đến kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm của sinh viên không được phía doanh nghiệp đánh giá cao.

Bảng 4.48. Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kỹ năng tác động, ảnh hưởng


Kỹ năng tổ chức công việc

4.27

3.55

0.73

.000

Kỹ năng ra quyết định

4.19

3.43

0.76

.000

Kỹ năng lập kế hoạch

4.22

3.53

0.70

.000

Quản lý nhóm hiệu quả

4.17

3.47

0.70

.000

Làm việc nhóm hiệu quả

4.34

3.65

0.70

.000

Làm việc hiệu quả trong môi trường đa ngành nghề, đa văn hoá


4.05


3.37


0.68


.000

TRUNG BÌNH

4.20

3.50

0.71


Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Kỹ năng nghiên cứu. Với Sig. (2-tailed) = 0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Kỹ năng nghiên cứu của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Kỹ năng nghiên cứu. Kỹ năng dự báo kỹ năng cải tiến, sáng tạocó khoảng cách bằng nhau và lớn hơn kỹ năng phân tích định lượng. Đáp ứng nhóm kỹ năng này của tân cử nhân ở mức trên trung bình chênh lệch không

nhiều nhưng yêu cầu của người sử dụng ở nhóm kỹ năng này không cao nên khoảng cách đều nhỏ hơn 0.7.

Bảng 4.49. Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Kỹ năng nghiên cứu


Kỹ năng dự báo

3.92

3.26

0.66

.000

Kỹ năng cải tiến, sáng tạo

4.03

3.37

0.66

.000

Kỹ năng phân tích định lượng

3.82

3.26

0.56

.000

TRUNG BÌNH

3.92

3.29

0.63


Khoảng cách về Thái độ đối với công việc

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Thái độ đối với công việc. Với Sig. (2-tailed) =

0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Thái độ đối với công việc của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Thái độ đối với công việc.

Theo kết quả kiểm định, Tác phong làm việc chuyên nghiệpcó khoảng cách lớn nhất.Tác phong làm việc chuyên nghiệpthể hiện trước hết ở ở việc tuân thủ và quý trọng thời gian. Ở các nước phát triển, việc tuân thủ giờ giấc làm việc, đúng hẹn là một trong những nguyên tắc cơ bản, luôn là yếu tố đầu tiên để đánh giá, tuyển chọn nhân viên. Ở Việt Nam, thiếu tác phong công nghiệp là điểm yếu lớn của người lao động; nhiều người vẫn có thói quen sử dụng “giờ cao su”, chậm chạp, lề mề trong công việc, coi trễ hẹn là bình thường. Tác phong công nghiệp được biểu hiện qua lề lối làm việc khoa học, bài bản, làm việc theo quy trình. Chỗ làm việc của nhân viên chuyên nghiệp cũng thường gọn gàng, trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ. Việc này thể hiện rất rõ từ khi ngồi trên ghế trường học, sinh viên chưa thật sự chuyên nghiệp trong giờ giấc, và ngay các lúc học. Việc rèn luyện tính chuyên nghiệp cho sinh viên không thường xuyên được

thực hiện bởi các giảng viên tại trường. Trong khi đó, trong công việc người sử dụng yêu cầu rất cao tiêu chí này. Chính vì vậy dẫn đến tân cử nhân đáp ứng không tốt ở “Tác phong làm việc chuyên nghiệp”

Bảng 4.50. Khoảng cách về Thái độ đối với công việc của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Thái độ đối với công việc


Có đạo đức trong công việc

4.52

3.99

0.54

.000

Có trách nhiệm trong công việc

4.52

3.90

0.62

.000

Tác phong làm việc chuyên nghiệp

4.54

3.84

0.70

.000

Không ngừng trao đổi các kỹ năng với nhau trong công việc


4.28


3.67


0.61


.000

TRUNG BÌNH

4.46

3.85

0.62


Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển

Thực hiện kiểm định Paired Samples Test nhằm kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về yêu cầu của người sử dụng lao động và đáp ứng của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý về Thái độ học hỏi và phát triển. Với Sig. (2-tailed) =

0.000 tất cả các biến cho thấy có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa mức độ đáp ứng về Thái độ học hỏi và phát triển của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Cụ thể, yêu cầu người sử dụng lao động cao hơn mức đáp ứng của tân cử nhân ở tất cả các biến về Thái độ học hỏi và phát triển.

Bảng 4.51. Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động



NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Thái độ học hỏi và phát triển


Làm việc với quan điểm quốc tế và toàn cầu


3.89


3.31


0.58


.000

NĂNG LỰC


Yêu cầu

NSDLĐ

Đáp ứng tân cử nhân


Khoảng cách

Paired Samples Test Sig. (2-

tailed)

Cam kết làm việc hiệu quả với các nhóm văn hóa khác nhau


3.90


3.39


0.51


.000


Cam kết phát triển các kỹ năng của mình


4.14


3.58


0.56


.000

Cam kết thực hiện học tập bồi dưỡng trong công tác


4.23


3.70


0.53


.000

TRUNG BÌNH

4.04

3.49

0.54


Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí