Mục đích của phương pháp này đối lập lại các phương pháp truyền thống, lấy tiếng nói sinh động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày làm đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu (nên người ta thường gọi là học sinh ngữ) chứ không phải các văn bản viết như trước nữa. Để đảm bảo thực hiện triệt để mục đích, yêu cầu nêu trên, người ta đề ra một số luận điểm có tính nguyên tắc như:
- Bắt chước trực tiếp tiếng nói tự nhiên của người nước ngoài.
- Loại trừ tiếng mẹ đẻ ra khỏi quá trình dạy học, tuyệt đối cấm phiên dịch trong giờ học.
- Tạo tình huống học tập bằng các đồ dùng và thao tác trực quan để giải thích ý
nghĩa của từ ngữ và nội dung câu nối.
- Tăng cường luyện tập thực hành (bắt chước máy móc), tránh giải thích lí thuyết ngôn ngữ dài dòng.
Phương pháp này thực sự đã làm đổi mới cách dạy, học ngoại ngữ và mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực so với phương pháp ngữ pháp - phiên dịch và tư ngữ - phiên dịch, do đó nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên dần dần phương pháp trực tiếp cũng bộc lộ những nhược điểm rất lớn cả trên cơ sở lí thuyết (ngôn ngữ học, tâm lí học, xã hội học), lẫn kết quả thực tiễn, mà về sau các nhà giáo học pháp một mặt vẫn thừa kế những điểm mạnh, mặt khác từng bước khắc phục những điểm yếu cơ bản để đưa ngoại ngữ vào nhà trường có chất lượng cao hơn. Từ đó xuất hiện những trường phái giáo học pháp ngoại ngữ tự nhiên (trực tiếp) như phương pháp nghe - nói, phương pháp nghe nhìn, ....
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 1
- Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 2
- Vai Trò Của Ngoại Ngữ Trong Thời Kỳ Đổi Mới Đất Nước
- Mục Tiêu Và Kết Quả Đào Tạo, Nghiên Cứu Khoa Học
- Nhận Xét Về Tính Đồng Đều Của Trình Độ Tiếng Anh Trong Sinh Viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Quản Lý Việc Thực Hiện Dạy - Học Tiếng Anh
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
❖ Phương pháp nghe - nói
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nghe nói là
- Đảm bảo tính giao tiếp
- Đảm bảo khẩu ngữ đi trước một bước.
- Đảm bảo mô hình hóa ngữ liệu dạy-học
- Đảm bảo hình thành hệ thống các kỹ xảo ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).
- Có tính đến đặc điểm của tiếng mẹ đẻ.
- Đảm bảo phương tiện kỹ thuật nghe - nói.
Thực tế áp dụng phương pháp nghe nói ở Mỹ cũng như ở nhiều nước châu Âu đã cho những kết quả tốt hơn nhiều so với các phương pháp trước, kể cả phương pháp tự nhiên thuần túy. Tuy nhiên người ta cũng phát hiện ra những nhược điểm khá cơ bản cần khắc phục. Dựa trên chủ nghĩa hành vi của tâm lí học, phương pháp nghe - nói quá tập trung vào sự hình thành kĩ xảo ngôn ngữ theo công thức; "kích thích - phản ứng", mà nguồn gốc của nó là những thực nghiệm trên các hành vi của những động vật. Trong khi đó con người lại khác hẳn con vật ở chỗ hoạt động luôn luôn có ý thức về mục đích, yêu cầu của mỗi hành động cụ thể của mình và để đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, con người luôn luôn có ý thức tìm đủ mọi cách, mọi phương tiện thực hiện, lần này khác với lần trước, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. Hành vi máy móc, thụ động không phải là đặc trưng hoạt động của con người, cho nên dừng lại ở những bài tập tự động hóa ở mức kĩ xảo ngôn ngữ sẽ không đem đến cho người học được kĩ năng giao tiếp thực sự, vì tình huống giao tiếp sinh động, luôn luôn thiên biến vạn hóa đòi hỏi người nghe, người nói phải tích cực, chủ động, sáng tạo mới đạt được mục đích, yêu cầu trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.
Phương pháp nghe - nhìn
Phương pháp này mang lại hiệu quả rất nhanh và thiết thực, đáp ứng được các yêu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa hết sức cấp bách. Người học có thể nắm được một số vốn ngoại ngữ tối thiểu để tham gia ngay vào các hoạt động thực tiển của đời sống trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, chúng ta phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy -học và vốn từ, ngữ pháp của người học bị hạn chế.
Trường phái giáo học pháp nghe - nhìn có những nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính giao tiếp là chủ đạo
- Đảm bảo khẩu ngữ đi trước một bước
- Đảm bảo tính bao quát cấu trúc
- Đảm bảo đúng chức năng hoạt động lời nói
- Đảm bảo tính tình huống
- Đảm bảo kết hợp nghe-nhìn
- Loại trừ tiếng mẹ đẻ
- Tăng cường nhịp độ học tập.
Trong việc giảng dạy tiếng Anh, nếu giảng viên sử dụng hài hòa các phương pháp dạy học trên thì sẽ nâng cao được hiệu quả việc dạy-học. Điều này đòi hỏi nhiều ở trình độ, kiến thức của người thầy và sự nhuần nhuyễn, thành thục trong việc sử dụng các phương pháp dạy học.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành rất đa dạng và về cơ bản cũng giống như phương pháp giảng dạy tiếng Anh tổng quát. Cái gốc của việc dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn là năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
1.5.7. Quản lý trình độ của giảng viên
Tiềm lực và khả năng của đội ngũ giảng viên ở các trường học quyết định chất lượng đào tạo. Giảng viên ở các trường đại học phải có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy theo đúng quy chuẩn về cán bộ giảng dạy đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo phải đảm nhiệm.
Để giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên, giảng viên vừa phải nắm vững toàn bộ chương trình, vừa phải mở rộng tầm nhìn qua các tài liệu chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Giảng viên cũng cần phải có kiến thức về chuyên ngành, đồng thời phải có phương pháp dạy phù hợp với giáo trình và luôn có sự nằng cao trình độ học vấn để không những truyền đạt kinh nghiệm của bản thân cho học sinh mà còn phải cập nhật tri thức mới, không để lạc hậu với người học trong lĩnh vực giảng dạy của mình.
1.5.8. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của sinh viên Việt Nam trong thời kì đổi mới
Với mục đích hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Đổi mới trong giáo dục đào tạo là một yêu cầu khách quan, có tính cấp thiết nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập. Một trong những yêu cầu của hội nhập là năng lực ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Do vậy, những quan niệm mang tính truyền thống về năng lực ngoại ngữ cũng như năng lực về tiếng Anh trước thời kì đổi mới cần phải thay đổi nhằm đưa ra những chuẩn mực, những tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ một cách chính xác, có hệ thống phù hợp với sự phát triển của xã hội và kinh tế. Nói một cách cụ thể, hệ thống thi - kiểm tra ngoại ngữ cần cải cách nhằm phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn nhân lực cho công cuộc đổi mới.
❖ Tổng quan việc thi - kiểm tra ngoại ngữ ở Việt Nam
Từ những năm 80 trở về trước, năng lực ngoại ngữ được đánh giá chủ yếu là kiến thức ngôn ngữ qua ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và khả năng biên dịch. Nội dung yêu cầu thi - kiểm tra cho bất kỳ mục đích nào thường là những bài tập mở.
Độ tin cậy của bài thi - kiểm tra khó đảm bảo do cách chấm chủ quan cho các loại bài tập mở. Cách nhìn truyền thống trong kiểm tra đánh giá như vậy đã tác động rất nhiều tới phương pháp dạy và học ở Việt Nam trong thời kỳ đó. Phương pháp ngữ pháp - dịch được coi là phương pháp chủ đạo với quan niệm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được kết dính với nhau theo các quy tắc nhất định.
Cuối những năm 70, nhờ trang thiết bị và điều kiện dạy - học tốt hơn, phương pháp trực tiếp và phương pháp nghe nhìn được đưa vào giảng dạy trong một số trường đại học ở Việt Nam. Song trọng tâm của việc học và dạy vẫn hướng tới khả năng nắm bắt các quy luật ngữ pháp, từ vựng của ngôn ngữ đích. Giảng viên thường dùng hầu hết thời gian để trên lớp giảng giải kiến thức ngôn ngữ và như vậy học sinh chỉ ngồi nghe giảng, ghi chép một cách hoàn toàn thụ động. Kết quả của cách dạy - học này là
khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể nắm được kiến thức về ngôn ngữ khá tốt
nhưng khả năng giao tiếp thì yếu.
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ quản lý hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu giao lưu trong và ngoài nước ngày càng tăng, với xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, vai trò của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Thời kỳ đổi mới đòi hỏi một cách nhìn mới về việc đánh giá năng lực ngoại ngữ, đó là năng lực giao tiếp hay năng lực thực hành ngoại ngữ.
Nói đến đánh giá năng lực thực hành ngôn ngữ là nhấn mạnh khía cạnh đánh giá năng lực giao tiếp của người học. Tuy nhiên không thể nói đến năng lực giao tiếp nếu không có kiến thức ngôn ngữ. Nói một cách khác, kiến thức ngôn ngữ giúp người học thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp đặt ra trong một bối cảnh cụ thể. Vì vậy, nội dung yêu cầu thi - kiểm tra kiến thức ngôn ngữ được lồng vào bài thi - kiểm tra các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết qua các loại bài tập "giao tiếp" như: chuyển hóa thông tin, điền thông tin, ghép hay chắp nối thông tin. Cách đánh giá này phù hợp với nhu cầu sử dụng ngoại ngữ hiện nay trong xã hội, và đã tác động trực tiếp tới nội dung, phương pháp dạy và học, chuyển từ đường hướng cấu trúc truyền thống sang đường hướng giao tiếp, trong đó mục đích của việc dạy - học ngoại ngữ là làm cho người học có khả năng giao tiếp một cách trôi chảy, phù hợp với các tình huống giao tiếp đích thực. Mọi hoạt động dạy - học phải do người học thực hành đa chiều chứ không phải chỉ với giảng viên. Người học trở thành trung tâm của mọi hoạt động dạy - học. Sản phẩm của quá trình dạy - học theo đường hướng này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới trong những năm gần đây, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng một hệ thống thi - kiểm tra ngoại ngữ ở Việt Nam ổn định trong thời kì đổi mới
Cắc hội thảo khoa học ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, các công trình khoa học đã công bố, thực tiễn đào tạo đã khẳng định kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy - học. Việc tổ chức thi / kiểm tra chuẩn mực không
những giúp người học hình thành thái độ tích cực trong học tập, giúp người học học có hiệu quả hơn, mà còn giúp giảng viên đánh giá được hiệu quả công việc của mình, đồng thời giúp các nhà quản lý có những quyết định cần thiết về công tác quản lý nội dung chương trình, giáo trình, người dạy, người học. Kiểm tra đánh giá đóng góp vai trò làm động lực thúc đẩy hoạt động dạy - học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo.
Việc tiêu chuẩn hoá nội dung thi-kiểm tra sẽ giúp cho việc đánh giá chất lượng chính xác và công bằng, thực hiện chức năng làm đòn bẩy cho quá trình dạy học. Do vậy hoạt động dạy - học và kiểm tra / đánh giá đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo qua việc sử dụng chung hệ thước đo, đó là các tiêu chí đánh giá năng lực thực hành ngoại ngữ.
Kiểm tra, đánh giá có quan hệ qua lại chặt chẽ với tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên kiểm tra - đánh giá vẫn có tính độc lập tương đối với các khâu khác của quá trình dạy - học. Độc lập ở đây không có nghĩa là nó tách khỏi quá trình dạy học mà có ý nghĩa là nó đã được xác định theo chuẩn đã định. Vì vậy, xây dựng hệ thống thi - kiểm tra ngoại ngữ ổn định là nhu cầu tất yếu mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hệ thống này sẽ hỗ trợ chính sách mở cửa, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và phát triển lực lượng lao động trong thời kì đổi mới, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc đánh giá chất lượng học tập của sinh viên không chỉ là cơ sở để phân loại sinh viên mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng đào tạo giúp việc điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp hơn nhằm làm cho việc đào tạo đảm bảo tính cập nhật đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện nay.
Từ những tiêu chí nêu trên, việc kiểm tra, đánh giá tri thức, sự nhận thức của sinh viên không chỉ nhằm mục đích kiểm tra kết quả lĩnh hội các kiến thức đơn thuần về nội dung mà còn kiểm tra các kiến thức về phương pháp, vì quá trình học của sinh viên là học phương pháp, học cách thức để tạo cho mình có năng lực tiếp nhận nghề nghiệp trong tương lai.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành một cách khách quan có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy, khích lệ sinh viên học tập tốt hơn. Đồng thời, việc kiểm ta, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học [11].
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNGTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 . Vài nét về Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Quá trình phát triển
Lịch sử phát triển Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua các
giai đoạn sau :
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nguyên là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng - Cơ sở II, được thành lập ngày 16/12/1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Hệ thống Ngân hàng và các Định chế tài chính khác.
Ngày 16/12/1976, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 1229/ NH-TCCB thành lập cơ sở II Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo hệ đại học chuyên tu và tại chức.
Ngày 03/05/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 149/TTg cho phép mở lớp đại học hệ chính quy tập trung về Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29/11/1986 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định 169/NH-QĐ quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng - Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 23/3/1993, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 112/TTg thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở nhập hai trường : Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Trung học Ngân hàng III Trung ương (Trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngày 09/02/1998 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 30/1998/QĐ-TTg thành lập Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở tổ chức