Mục Tiêu Và Kết Quả Đào Tạo, Nghiên Cứu Khoa Học‌


lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, trong đó có Học viện Ngân hàng - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 20/08/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trụ sở của trường đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ : đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng.

Các ngành đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh bao

gồm:


- Tiền tệ - Thị trường tài chính.


- Quản trị các định chế tài chính.


- Kế toán và kiểm toán ngân hàng.


- Tài chính - Ngân hàng quốc tế.


- Tài chính


Ngoài ra, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn đào tạo, huấn

luyện cán bộ ngân hàng theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện đào tạo các chuyên ngành sâu theo yêu cầu của thị trường như quản trị doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, xây dựng và thẩm định dự án, ngoại ngữ, tin học. Trường cũng đang chuẩn bị triển khai chương trình đào tạo cử nhân công nghệ thông tin ngân hàng và Anh văn thương mại.

2.1.2. Mục tiêu và kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học‌

Mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học


Với nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng cho hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác, mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường là :


- Đào tạo các chuyên gia cao cấp về tài chính - ngân hàng.


- Đào tạo các nhà quản trị các định chế tài chính.


- Đào tạo các nhà kinh doanh trong các lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác.

- Tư vấn đào tạo và chuyển giao các công nghệ mới cho đội ngũ nhân sự đang

làm việc tại các định chế tài chính.


- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ về lĩnh vực tài chính - ngân hàng và vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan.

- Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ về quản trị, kinh doanh

trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.


Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học


Trong những năm qua, số học viên được đào tạo dài hạn tại trường Đại học Ngân hàng ở các bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và tương đương, và đại học là khoảng hơn 26.000 người, ở bậc tiến sĩ và thạc sĩ nhà trường đã đào tạo được khoảng hơn 70 người. Ngoài đào tạo dài hạn, nhà trường còn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho hơn 20.000 học viên, trong đó có cả hợp tác đào tạo quốc tế, quản lý các dự án đào tạo như Dự án giúp phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam của Thụy Điển (SIDA), dự án đào tạo Việt - Pháp do Chính phủ Pháp tài trợ, dự án của Ngân hàng ING của Hà Lan, Ngân hàng ANZ của úc và New Zealand và Ngân hàng May của Malaysia.

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đầu mối thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học của ngành ngân hàng ở các tỉnh phía Nam. Cán bộ, giảng viên của trường đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học của ngành, của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như hợp tác thực hiện các chương trình nghiên cứu với các tổ chức khác như Phân viện Tài chính phía Nam... Trường Đại học Ngân hàng còn là đầu mối của các hội thảo khoa học về tiền tệ - ngân hàng, đồng thời là nơi chuyển giao các công nghệ ngân hàng cho cán bộ, nhân viên các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác hoạt động trên địa bàn từ Quảng Trị đến Cà


Mau. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn xuất bản nhiều sách giáo khoa thuộc các chuyên ngành như tiền tệ - ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán, marketing ngân hàng, quản trị ngân hàng, tín dụng ngân hàng v.v....

2.1.3. Yêu cầu về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới của đất nước‌

Đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ thường xuyên của bất cứ một ngành kinh tế nào, nếu muốn phát triển và phát triển bền vững. Theo chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 42/2003/QĐ-NHNN ngày 13/1/2003 đã vạch rò nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực như sau :

Xây dựng chiến lược đào tạo về phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, vững vàng về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác, tận dụng tốt các công nghệ thông tin, thành thạo ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao, góp phần nâng cao hiệu suất lao động trong ngành ngân hàng. Chiến lược này đặc biệt chú trọng đến các cán bộ trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế hoặc gia nhập các tổ chức đa phương, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế.[ ]

Trước nhiệm vụ được giao, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đủ khả năng giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, tiến đến đạt được các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là một nhân tố mang tính quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành nhanh chóng và có hiệu quả .

Có thể nói rằng, nhiệm vụ đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng trong hiện tại và tương lai là rất nặng nề, việc này đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hang thương mại với nhà trường và sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngân hàng nhà nước cũng như chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.


2.1.4. Chương trình đào tạo môn học tiếng Anh‌


Mục tiêu đào tạo


Mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã được xác định rò trong Quyết định thành lập Trường của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của môn học tiếng Anh cũng là hướng tới mục tiêu đó nghĩa là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, vững vàng về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác, tận dụng tốt các công nghệ thông tin, thành thạo ngoại ngữ... .

Nội dung chương trình đào tạo


Môn học tiếng Anh của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với thời lượng là 240 tiết học được sử dụng vào mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành tài chính -ngân hàng cho sinh viên, giúp họ có khả năng tự học, tự bồi dưỡng trong lĩnh vực chuyên môn ở hiện tại cũng như trong tương lai. Sau đây là nội dung của môn học;


TT

Nội dung

Yêu cầu

Thời gian


1

Bank on your English. John & Jean McGovern. Prentice-Hall International

English Language Teaching

Cung cấp kiến thức cơ bản về tiếng Anh nghiệp vụ ngân hàng ở trình độ sơ cấp cho

sinh viên

75 tiết

Học phần 1


2

Instrumental English for Banking and Pinance .David M. Stillman, Ph.D. &Ronni L.Gordon, Ph .D. Harvard University Extension

Cung cấp kiến thức cơ bản về tiếng Anh tài chính -ngân hàng trình độ sơ cấp nhưng với mức độ cao hơn học phần

trước .

75 tiết

Học phần 2


3

Banking Transactions

Francis Radice . Macmillan Publishers

Cung cấp kiến thức tiếng Anh về giao dịch ngân hàng ở trình độ trung cấp cho sinh

viên

90 tiết

Học phần 3



Tổng cộng

240 tiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 5

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phô Hồ Chí Minh‌

Để khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu, góp phần nâng cao


chất lượng đào tạo của trường, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của 256 sinh viên mới vào trường; kiểm tra đầu ra của 223 sinh viên đã học xong học phần cuối của môn tiếng Anh. Chúng tôi cũng đã lấy ý kiến thăm dò từ 400 sinh viên thuộc các ngành đào tạo khác nhau của trường và lấy ý kiến của các giảng viên của bộ môn Tiếng Anh (6 giảng viên). Dưới đây, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu của các phần: kết quả chung của thang đo và kết quả nghiên cứu trên sinh viên và giảng viên nhằm làm rò những vấn đề chính sau:

o Vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên.


o Đặc điểm tâm lý của sinh viên trong việc học tiếng Anh .


o Điều kiện dạy và học tiếng Anh (phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy).


o Hoạt động dạy và học tiếng Anh.

Kết quả chung của thang đo :


Thống kê theo giới tính của sinh viên:


- Sinh viên nam: 78 (19,5 %)


- Sinh viên nữ: 322 (80,5 %)


Thống kê theo địa phương cư trú của sinh viên trước khi vào trường :


- Sinh viên ở thành phố: 89 (22,25 %)


- Sinh viên ở các tỉnh: 331 (82,75 %)

Kết quả nghiên cứu trên sinh viên và giảng viên


2.2.1. Đánh giá chung về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp trong tương‌

lai của sinh viên


Bảng 2.1: Đánh giá chung của sinh viên


Nội

dung

Vai trò của tiếng Anh trong nghề nghiệp tương lai

của sinh viên

Tần số

đồng ý

Tỷ lệ

(%)

Thứ

bậc

1

Cực kỳ quan trọng

152

38,00

4

2

Rất hữu ích

186

46,50

3

3

Giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường

120

30,00

6

4

Giúp kiếm được việc làm có lương cao

106

26,50

7


5

Là công cụ không thể thiếu được trong công việc

187

46.75

2

6

Giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

191

47,75

1

7

Tạo cơ hội thăng tiến

140

35,00

5

Số liệu của bảng 2.1 cho ta thấy tiếng Anh "giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ" trong tương lai là lựa chọn nhiều nhất của sinh viên (47,75%) ; tiếng Anh là "công cụ không thể thiếu được trong công việc" là lựa chọn số 2 của họ (46,75%), tiếp theo, tiếng Anh "rất hữu ích cho nghề nghiệp" là lựa chọn đứng vị trí thứ 3 (46,50%); tiếng Anh "cực kỳ quan trọng" ở vị trí số 4 (38% ); tiếng Anh "tạo cơ hội thăng tiến" là lựa chọn thứ 5 của sinh viên (35%); tiếng Anh có thể "giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra truờng" được lựa chọn tiếp theo (30%); tiếng Anh sẽ "giúp kiếm được việc làm có lương cao" là lựa chọn ít nhất của sinh viên (26,50%) - xếp vị trí cuối cùng. Như vậy, phần lớn sinh viên đã lựa chọn vai trò của tiếng Anh đối với những mục tiêu lâu dài nhiều hơn những mục tiêu trước mắt trong nghề nghiệp tương lai của mình.

Bảng 2.2: Đánh giá chung của giảng viên


Nội

dung

Vai trò của tiếng Anh trong nghề nghiệp tương lai

của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng

Tần số

đồng ý

Tỷ lệ

(%)

Thứ

bậc

1

Cực kỳ quan trọng

0

00,00

6

2

Rất hữu ích

5

83,33

1

3

Giúp kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường

1

16,67

4

4

Giúp kiếm được việc làm có lương cao

4

66,67

3

5

Là công cụ không thể thiếu được trong công việc

1

16,67

4

6

Giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

5

83,33

1

7

Tạo cơ hội thăng tiến

0

00,00

6

Số liệu khảo sát của bảng 2.2 cho ta thấy: đa số giảng viên cho rằng tiếng Anh "rất hữu ích" và "giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ " trong tương lai của sinh viên (83,33%)- xếp vị trí số 1; tiếp theo là đánh giá tiếng Anh "giúp sinh viên kiếm được việc làm có lương cao" (66,67%) ; một số giảng viên cho rằng tiếng Anh giúp sinh viên "kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường" và là "công cụ không thể thiếu được trong công việc" của người cán bộ ngân hàng (16,67%)- xếp vị trí số 4. Không có giảng viên nào cho rằng tiếng Anh là "cực kỳ" quan trọng, cũng như "tạo cơ hội thăng tiến" cho sinh viên trong nghề nghiệp tương lai.


Đánh giá của sinh viên và giảng viên về vai trò của tiếng Anh đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai cho chúng ta thấy rò tiếng Anh rất quan trọng và là công cụ không thể thiếu được đối với người công chức nói chung và người công chức của ngành ngân hàng nói riêng.

2.2.2. Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hang‌

Bảng 2.3 : Đánh giá về thời lượng của môn học Tiếng Anh hiện nay



Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Quá nhiều

Đủ

Quá ít

Quá nhiều

Đủ

Quá ít

Số lượng

13

152

235

0

0

6

Tỷ lệ (%)

3,25

38,00

58,75

00,00

00,00

00,00

Số liệu của bảng 2.3 cho ta thấy, có tới 58,75% sinh viên cho rằng thời lượng học giành cho môn tiếng Anh là quá ít ; chỉ có 38,00% sinh viên cho rằng thời lượng giành cho môn học này là vừa đủ. Trong khi đó 100,00% giảng viên cho rằng thời lượng giành cho môn học tiếng Anh ở trường hiện nay là quá ít.

Thấy rò vai trò của môn ngoại ngữ và đặc thù của nó, một số trường đại học đã cố gắng sắp xếp để dành cho môn học này một thời lượng đặc biệt hơn những môn học khác. Ví dụ: số tiết tiếng Anh của Học viện Ngân hàng là 270 tiết, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là 330 tiết và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội là 1200 tiết.

Rò ràng là thời lượng mà Trường Đại học Ngân hàng giành cho môn học tiếng

Anh là quá ít để sinh viên có thể đạt được yêu cầu của môn học.


Các nhà quản lý của Trường Đại học Ngân hàng cần giành cho môn tiếng Anh một thời lượng hợp lý để việc dạy và học tiếng Anh ở Trường đạt hiệu quả hơn nữa, giúp sinh viên dùng được nó làm phương tiện nắm bắt thông tin khoa học để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.

Bảng 2.4: Nhận xét về việc phân bổ số tiết học tiếng Anh trong các hoc kỳ, của khóa học



Nội dung

Anh (chị) có tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiết học tiếng

Anh cho các học kì của khoá học

Quý thầy, cô có tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiết học

tiếng Anh cho các học kì của



không ?

khoa học không?


Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Rất tán

thành

Tán

thành

Không tán

thành

Rất tán

thành

Tán

thành

Không

tán thành

Số lượng

114

241

45

3

3

0

Tỷ lệ (%)

28,50

60,25

11,25

50,00

50,00

0,00

88,75

11,25

100

0,00

Về việc phân bổ số tiết học tiếng Anh trong các học kỳ của khoa học, 88,75% sinh viên tán thành và rất tán thành ý kiến nên phân phối đều số tiết học tiếng Anh trong các học kỳ của khóa học; 100% giảng viên cũng có cùng ý kiến như sinh viên. Việc này giúp cho sinh viên có thể tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên trong suốt khóa học. Như vậy, việc phân bổ số tiết tiếng Anh hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học. Nếu học hết toàn bộ số tiết tiếng Anh trong học kỳ 2, 3, 4 một cách liên tục như hiện nay rồi bỏ trống môn tiếng Anh trong các học kỳ còn lại của khóa học, sẽ làm giảm hiệu quả học tập và giảng dạy. Vì vậy, nhà trường nên tạo mọi điều kiện để sinh viên được học tiếng Anh trong suốt khóa học.

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh tại trường Đại Học Ngân Hàng


Nội dung

Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh hiện nay có cản trở đến việc dạy và học không?


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không

104

26,00

0

0

264

66,00

4

66,67

Rất cản trở

32

8,00

2

33,33

Với số lượng sinh viên trong một lớp học như hiện nay, giảng viên tiếng Anh có thể luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe nói cho từng

sinh viên được không ?

Rất có thể

4

1,00

0

0

Có thể

87

21,70

0

0

Hoàn toàn không thể

309

77,25

6

100,00

Theo anh (chị), số lượng sinh viên trong 1 lớp học

Quá đông

113

28,25

2

33,33

Vừa đủ

107

26,70

0

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022