Nhận Xét Về Mức Độ Sáng Tạo Của Sinh Viên Trong Việc Học Tiếng Anh Theo Địa Phương


tỷ lệ của sinh viên nam 7,19 % nhưng vẫn còn 58,97 % sinh viên nam và 54,04 % sinh viên nữ nói không sáng tạo khi học tiếng Anh.

Nhìn chung, kết quả khảo sát ở bảng 2.15.1 và 2.16.1 cho ta thấy còn nhiều sinh viên chưa tích cực, hứng thú và sáng tạo khi học tiếng Anh, trong đó tỷ lệ sinh viên nam nhiều hơn tỷ lệ sinh viên nữ. Nguyên nhân có thể là do bản chất cần cù chịu khó của nữ mà sinh viên nữ tích cực hơn sinh viên nam, cũng có thể do chăm chỉ hơn nên sinh viên nữ đã có đầu vào tiếng Anh tốt hơn sinh viên nam. Chúng tôi cũng thấy, sự vượt trội về tinh thần học tập, hứng thú và mức độ sáng tạo của sinh viên nữ khi học tiếng Anh cũng thường được thể hiện trong hoạt động học của sinh viên ở Trường Đại học Ngân hàng.

Các nhà quản lý và giảng viên của bộ môn tiếng Anh của trường cần thấy rò vấn đề này để có biện pháp thúc đẩy sinh viên nói chung và đặc biệt quan tâm đến sinh viên nam trong giảng dạy và học tập tiếng Anh.

Bảng 2.16.2: Nhận xét về mức độ sáng tạo của sinh viên trong việc học tiếng Anh theo địa phương


TT

Địa phương


Rất sáng tạo

Khá sáng tạo

Không sáng tạo


1


Tỉnh

Số lượng

2

134

175

Tỷ lệ (%)

0,64

43,09

56,27


2


Thành phố

Số lượng

1

43

45

Tỷ lệ (%)

1,12

48,32

50,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 8

Theo số liệu của bảng 2.16.2, chỉ có 1 sinh viên ở thành phố và 2 sinh viên ở tỉnh nói rất sáng tạo khi học tiếng Anh; tỉ lệ sinh viên nói khá sáng tạo khi học tiếng Anh ở thành phố nhiều hơn tỉ lệ sinh viên ở tỉnh (thành phố: 48.32%; tỉnh: 43.09%); tỉ lệ sinh viên nói không sáng tạo khi học tiếng Anh còn khá cao, đặc biệt là sinh viên đến từ các tỉnh (thành phố: 50.56%; tỉnh: 56.27%). Nguyên nhân có thể là nhiều sinh viên đến từ tỉnh không có điều kiện học tiếng Anh như sinh viên ở thành phố nên họ có trình độ đầu vào thấp. Vì vậy, gặp nhiều khó khăn trong học tập.

2.2.6.3. Việc thực hiện các phương pháp học tiếng Anh của sinh viên


Bảng 2.17: Tần số giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học của sinh viên



Ý kiến của sinh viên

Anh (chị) có thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có

thể không?

Ý kiến của giảng viên

Theo quý thầy (cô), sinh viên Trường Đại

Học Ngân Hàng có thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể không?

Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ

Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ

Số lượng

44

193

63

0

6

0

Tỷ lệ (%)

11,00

73,25

15,75

00,00

100,00

00,00

Theo số liệu của bảng trên, chỉ có 11% sinh viên nói họ thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể, có đến 73,25% sinh viên nói là ít khi , còn 15,75% sinh viên thì không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh. Về vấn đề này, phát biểu trên góc độ chỉ quan sát thì 100% giảng viên nhận thấy rằng sinh viên của trường ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể .

Bảng 2.17.1: Việc giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên ở ngoài lớp học theo giới tính


TT

Giới


Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ


1


Nam

Số lượng

6

58

14

Tỷ lệ (%)

7,69

74,36

17,95


2


Nữ

Số lượng

38

235

49

Tỷ lệ (%)

11,80

72,98

15,22

Theo số liệu của bảng 2.17.1, 7, 69% sinh viên nam thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh, tỷ lệ này ở nữ là 11,80%; 74,36% sinh viên nam và 72,98% sinh viên nữ ít khi làm việc này; vẫn còn 17,95% sinh viên nam và 15,22 % nữ không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học.

Kết quả khảo sát trên một lần nữa cho ta thấy còn nhiều sinh viên không thường xuyên làm bài tập về nhà, khoảng 50% sinh viên không chuẩn bị bài mới trước khi đến


lớp và hơn 70% sinh viên không thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi

họ có thể làm việc này.


Bảng 2.17.2: Việc giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học theo địa phương


TT

Địa phương


Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ


1


Tỉnh

Số lượng

34

224

53

Tỷ lệ (%)

10,93

72,03

17,04


2


Thành phố

Số lượng

10

69

10

Tỷ lệ (%)

11,24

77,53

11,24

Theo số liệu của bảng 2.17.2, tỉ lệ sinh viên ở tỉnh thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh là 10.93%, còn tỉ lệ này của sinh viên ở thành phố là 11.24%, hầu như không cao hơn so với tỉ lệ sinh viên ở tỉnh, tỉ lệ sinh viên ở tỉnh ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh cao hơn so với tỉ lệ sinh viên ở thành phố 5.5% (tỉnh: 72.03%; thành phố: 77.53%); tỉ lệ sinh viên ở tỉnh không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh cao hơn tỉ lệ này của sinh viên ở thành phố là 5.8% (tỉnh: 17.04%; thành phố: 11.24%). Như vậy, sinh viên ở tỉnh ít giao tiếp bằng tiếng Anh hơn sinh viên ở thành phố. Nguyên nhân của việc này có thể do khả năng tiếng Anh của sinh viên ở tỉnh yếu hơn. Họ cũng ít có điều kiện, môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh so với sinh viên sinh viên đến từ thành phố.

Bảng 2.18: Đánh giá của giảng viên về kỹ năng ngôn ngữ ( nghe - nói - đọc -viết) tiếng Anh của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh



Quý thầy (cô) có ý kiến gì về nhận xét sau đây:" Kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của đa số sinh viên hiện nay là kém."


Rất đồng ý

Đồng ý

Lưỡng lự

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

Số lượng

0

4

0

2

0

Tỷ lệ(%)

0

66,67

0

33,33

0

Theo số liệu của bảng 2.18. , có đến 66,67% giảng viên cho rằng kỹ năng nghe

và nói tiếng Anh của đa số sinh viên hiện nay là kém , còn 33,33% giảng viên không


đồng ý với ý kiến này. Vì lớp quá đông sinh viên nên giảng viên không thể làm tốt việc rèn luyện kỹ năng nghe nói cho sinh viên. Đây là một thực trạng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm trong khâu quản lý dạy và học tiếng Anh tại Trường Đại Học Ngân Hàng. Nếu cứ đào tạo như hiện nay thì một sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại Học Ngân Hàng sẽ phải được đào tạo lại về môn tiếng Anh mới có thể giao tiếp được vì một cán bộ ngân hàng trong thời đại ngày nay sẽ làm việc không hiệu quả nếu không giao tiếp được bằng tiếng Anh

Bảng 2.19: Nhận xét về phương pháp học tiếng Anh của sinh viên thông qua việc sử dụng tài liệu học tập và sách báo tham khảo


Ý kiến của sinh viên:

Anh (chị) có đồng ý với nhận xét:" Sinh viên Trường Đại học Ngân hàng chưa tích

cực đọc thêm sách, báo bằng tiếng Anh."


Rất đồng ý

Đồng ý

Lưỡng lự

Không

đồng ý

Hoàn toàn

không đồng ý

Số lượng

29

248

52

60

11

Tỷ lệ (%)

7,25

62,00

13,00

15,00

2,75

Ý kiến của giảng viên:

Quý thầy (cô) có đồng ý với nhận xét: "Đa số sinh viên Trường Đại học Ngân hàng

chưa tích cực đọc thêm sách báo tiếng Anh."


Rất đồng ý

Đồng ý

Lưỡng lự

Không

đồng ý

Hoàn toàn

không đồng ý

Số lượng

0

5

0

1

0

Tỷ lệ (%)

00,00

83,30

00,00

16,70

00,00

Theo bảng 2.19. , có 69,25% sinh viên tán thành và rất tán thành ý kiến cho là họ chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh, 13% sinh viên còn lưỡng lự khi trả lời câu hỏi này. Chỉ có 17,75% sinh viên nói họ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Về phía giảng viên, có đến hơn 83,33% cho rằng đa số sinh viên chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh, chỉ có 16,70% giảng viên không tán thành ý kiến này.


Khác với cách học ở trường phổ thông, hoạt động học tập của sinh viên ở trường đại học về bản chất là hoạt động nhận thức trong nghiên cứu khoa học. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập: chủ động, tích cực, độc lập hơn. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp học tập là sinh viên phải tiếp cận với nguồn tài liệu, sách, báo phong phú để hiểu rò, hiểu sâu vấn đề cần nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có những sinh viên biết kết hợp phương pháp học tập sáng tạo với tính chuyên cần mới đạt được kết quả học tập tốt nhất.

2.2.6.4. Việc thực hiện các phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giảng viên


Bảng 2.20: Đánh giá của sinh viên và giảng viên về phong cách giảng dạy tiếng Anh của giảng viên


Đánh giá về phong cách giảng dạy tiếng Anh của giảng viên.

Ý kiến của sinh viên

Ý kiến của giảng viên

Tần số đồng ý

Tỷlệ (%)

Tần số đồng ý

Tỷlệ (%)

Nhiệt tình và tận tâm

179

44,75

6

100,00

Có trách nhiệm

197

49,25

6

100,00

Dạy dễ hiểu

71

17,75

1

1 6,70

Dạy sinh động

27

6,75

0

0,00

Dạy bình thường

140

35,00

0

0,00

Chưa hiệu quả

39

9,75

0

0,00

Kết quả thăm dò ở bảng 2.21 cho thấy, nhiều sinh viên đánh giá giảng viên của bộ môn tiếng Anh giảng dạy có trách nhiệm, nhiệt tình và tận tâm. Tuy nhiên, cũng còn nhiều sinh viên nói giảng viên dạy bình thường, chỉ có 17,75% sinh viên được hỏi nói giảng viên dạy dể hiểu và 6,75% sinh viên nói giảng viên dạy sinh động và còn 9,75 % sinh viên nói hoạt động giảng dạy chưa hiệu quả .

Số liệu khảo sát cũng cho ta thấy, khi được yêu cầu tự đánh giá về cách giảng dạy của bản thân, 100% giảng viên của bộ môn tiếng Anh cho rằng họ giảng dạy nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm, chỉ có một giảng viên nói thêm là giảng dạy dễ hiểu. So với nhận xét của sinh viên, giảng viên đã khiêm tốn khi nói về mình. Có lẽ họ đều hiểu dù có nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm đến đâu thì cũng rất khó để mà làm


cho một lớp học tiếng Anh sinh động trong điều kiện học tập như hiện nay khi vẫn còn những rào cản như trình độ của sinh viên không đồng đều trong một lớp học, thời lượng giảng dạy quá ít, chương trình đào tạo không lô-gíc, không có tính kế thừa và liên thông, lớp học thì quá đông. Làm thế nào có thể giảng dạy sinh động được khi cả thầy và trò ít có sự trao đổi qua lại với nhau, trong khi một trong những yêu cầu của việc học ngôn ngữ là phải học nghe và nói, phải luôn luôn đối thoại với nhau.

Thêm vào đó, khi có nhiều sinh viên có trình độ quá chênh lệch nhau ở trong một lớp học thì dẫn đến tình trạng: nếu thầy làm việc để cho những sinh viên đủ trình độ theo kịp thầy thì những sinh viên còn lại không hiểu bài, còn nếu thầy ưu tiên cho những sinh viên có trình độ yếu kém thì những sinh viên khác sẽ thấy bài giảng của thầy buồn tẻ.

Một khó khăn không nhỏ của thầy và trò khi phải học tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuỵên ngành quá lâu nên họ đã bị mất hẳn sự hỗ trợ của các môn chuyên ngành.

Bảng 2.21: Nhận xét việc thực hiện phương pháp giảng dạy của giảng viên


STT

Phương pháp giảng dạy

Tần số

Tỷ lệ (%)

1

Ngữ pháp - Dịch

6

28,57

2

Nghe Nói

6

28,57

3

Trực tiếp (tự nhiên )

6

28,57

4

Nghe - Nhìn

3

14,29

Tổng cộng

21

100,00

Số liệu thống kê cho thấy tất cả 6 giảng viên bộ môn tiếng Anh đều sử dụng kết hợp ba phương pháp ngữ pháp - dịch, nghe - nói và trực tiếp để giảng dạy tiếng Anh. Riêng phương pháp nghe - nhìn chỉ có 03 giảng viên sử dụng để giảng dạy cho sinh viên. Một trong những nguyên nhân mà phương pháp này không được nhiều giảng viên sử dụng là họ không đủ thời gian và trang thiết bị phù hợp để giảng dạy, minh họa cho sinh viên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tầm quan trọng và tính ưu việt của các phương

pháp dạy học trên. Trong thực tế, việc thực hiện cả bốn phương pháp giảng dạy một


cách thường xuyên, đồng bộ sẽ giúp sinh viên có khả năng sử dụng tốt tất cả các kỹ năng nghe - nói - đọc -viết trong giao tiếp. Nếu giảng viên kết hợp các phương pháp giảng dạy một cách hợp lý sẽ có tác dụng gây hứng thú cho sinh viên trong việc học tập .


Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

3.1. Tăng cường phổ biến vai trò của tiếng Anh‌


Nói chung, ở những mức độ khác nhau, sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đều thấy rò tiếng Anh có vai trò quan trọng như thế nào đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai. Nhưng chỉ để nhận ra vai trò của tiếng Anh thì chưa đủ mà họ phải thấy rò nhiệm vụ và trách nhiệm của họ là phải làm thế nào để có thể dùng được tiếng Anh một cách hữu hiệu trong học tập và nghiên cứu khoa học ở hiện tại cũng như tương lai. Qua kết quả học tập còn nhiều hạn chế ở môn học tiếng Anh của sinh viên, ta thấy không phải sinh viên nào cũng đang thực sự cố gắng để học giỏi tiếng Anh. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý của nhà trường là phải bằng những công việc cụ thể để đưa tiếng Anh vào chương trình học bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau như :

Có chính sách ưu tiên cho những sinh viên có thành tích cao trong việc sử dụng tài liệu tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu khoa học để họ thấy rò hơn vai trò của tiếng Anh mà cố gắng học tập nhằm đạt mục tiêu của môn học.

3.2. Cải thiện điều kiện dạy và học tiếng Anh‌


3.2.1. Về công tác quản lý tổ chức quá trình dạy -học‌


Đảm bảo tính khoa học của kế hoạch dạy -học


- Hiện nay Trường Đại học Ngân hàng đang xếp lịch cho sinh viên học hết toàn bộ số tiết của môn học tiếng Anh ( 240 tiết) vào 3 học kỳ liên tục rồi bỏ trống môn học này trong các học kỳ còn lại của khoa học. Do đặc thù của môn học, làm như vậy sẽ giảm hiệu quả học tập và giảng dạy. Sinh viên vẫn phải được tiếp xúc với ngôn ngữ mình học một cách thường xuyên liên tục để nắm được những vấn đề cốt lòi của ngôn ngữ và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo về tiếng để có thể sử dụng ngôn ngữ họ đang học. Nếu không được tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên và liên tục, các kỹ năng giao tiếp của họ không trở thành kỹ xảo được.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí