Đối Tượng Của Kháng Nghị Phúc Thẩm Hình Sự

vụ xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án mà không lệ thuộc vào việc có kháng cáo, kháng nghị toàn bộ nội dung vụ án đó hay không, đã làm cho việc xét xử trở nên nặng nề, không cần thiết và làm mất đi ý nghĩa của chế định kháng cáo, kháng nghị, dẫn đến tồn đọng án tại Tòa án cấp phúc thẩm [100, tr165]. Nhưng đây là văn bản pháp lý tố tụng đầu tiên quy định trình tự giải quyết phúc thẩm án hình sự khi có KNPT của VKS. Về sau, Thông tư số 03-NCPL này được thay thế bằng Bản đề án hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự, ban hành kèm theo Thông tư số 19/TATC ngày 02/10/1974 của Tòa án tối cao, quy định chức năng của Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền thẩm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm, xét xử lại nội dung vụ án. Quyền kháng nghị được quy định cho cả VKS cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp. Xác định thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu quá hạn thì không được chấp nhận. Hướng dẫn Tòa án phúc thẩm xử lý trường hợp VKS rút kháng nghị, xử lý kháng nghị của VKS cấp trên và cấp dưới mâu thuẫn nhau mà VKS cấp dưới rút kháng nghị thì chỉ chấp nhận xét xử kháng nghị của VKS cấp trên. [100, tr166-167].

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975, Hiến pháp năm 1959 không còn phù hợp trong tình hình đất nước lúc bấy giờ. Hiến pháp năm 1980 đã ra đời, thay thế Hiến pháp 1959. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980, ngày 04/7/1981 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật tổ chức VKSND năm 1981. Theo đó, quyền KNPT của VKS được quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật tổ chức năm 1981: “Khi thực hiện công tác KSXX, các VKSND có quyền … Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật” [56]. Quy định này đã chính thức ghi nhận về quyền KNPT khi thực hiện chức năng KSXX của Tòa án. Đối tượng của KNPT cũng đã cụ thể hơn là bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, luật này xác định đối tượng KNPT là những “Bản án, quyết định của Tòa án dưới một cấp” còn chưa phù hợp. Mặc dù giai đoạn này BLTTHS chưa ra đời, Chế định KNPT trong TTHS chưa hình thành rò nét, tuy nhiên vẫn làm cơ sở cho việc pháp điển hóa chế định KNPT trong BLTTHS sau này.

- Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003 (BLTTHS năm 1988 ra đời cho đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2003):

Tại kỳ họp thứ ba, ngày 28/6/1988 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII đã thông qua BLTTHS 1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. Theo đó, chế định KNPT hình sự được quy định tại phần thứ tư “xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm” tại Chương 22, từ các Điều 206 đến Điều 213 BLTTHS. Theo đó, chủ thể có quyền KNPT là VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp, đối tượng của KNPT là bản án hoặc quyết định sơ thẩm (Điều 206). Về thời hạn KNPT được quy định tại Điều 208, thủ tục của KNPT tại Điều 207 BLTTHS 1998, hậu quả KNPT tại Điều 211 BLTTHS 1988, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị tại Điều 212 BLTTHS 1998. Một điểm đáng chú ý là về thẩm quyền xét xử của Tòa các cấp, khoản 3 Điều 145 BLTTHS 1988 quy định: “Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự cấp cao xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp” [59]. Quy định này chưa phù hợp với tính chất xét xử hai cấp của Tòa án, bản án sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, không có kháng cáo và kháng nghị. Do quy định trên không phù hợp nên lần sửa đổi thứ ba ngày 09/6/2000 đã bỏ quy định về thủ tục chung thẩm (bỏ khoản 3 Điều 145, Điều 160a, điểm a Khoản 1 Điều 226 BLTTHS năm 1988).

- Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015 (BLTTHS năm 2003 ra đời cho đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2015):

BLTTHS năm 1988 ra đời đã đánh dấu bước ngoặc lớn trong việc lập pháp và áp dụng pháp luật TTHS của nước ta. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Bộ luật này vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tế. Do đó, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của các cơ quan tư pháp, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 4 đã thông qua BLTTHS năm 2003 thay thế BLHHS năm 1988. Theo đó, chế định KNPT được quy định tại phần thứ 4 (xét xử phúc thẩm), Chương XXIII (tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị), đồng thời Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 4 “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS. Để hướng dẫn áp dụng trong Ngành Kiểm sát nhân nhân dân, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 kèm theo Quy chế công tác THQCT và KSXX các vụ án hình sự,

trong đó có những hướng dẫn về KNPT hình sự như thẩm quyền kháng nghị, căn cứ và thời hạn kháng nghị, việc bổ sung, rút kháng nghị,...

Về cơ bản, BLTTHS 2003 đã khắc phục được một số thiếu sót của BLTTHS 1988 về các quy định KNPT như đã quy định rò ràng thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp đối với bản án và quyết định sơ thẩm. Việc thông báo về kháng nghị của Tòa án cấp sơ thẩm cũng được quy định trong thời hạn cụ thể là 07 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được KNPT…

Sau 12 năm thi hành, BLTTHS năm 2003 bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định, trong đó có chế định KNPT như chưa quy định cụ thể những quyết định sơ thẩm nào là đối tượng KNPT, việc bổ sung, thay đổi kháng nghị chưa được quy định rò ràng, còn nhiều cách hiểu khác nhau, hậu quả pháp lý của việc rút một phần kháng nghị là như thế nào,…Do đó, để khắc phục một số hạn chế của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 được ban hành ngày 27/11/2015 thay thế BLTTHS năm 2003, trong đó những quy định về KNPT vẫn được tiếp tục kế thừa và phát triển để hoàn thiện. Như vậy, chế định KNPT trong TTHS đã ra đời và phát triển ở những giai đoạn phát triển của pháp luật, gắn liền với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, ngày càng đáp ứng những yêu cầu cải cách tư pháp mà nước ta đặt ra.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Kết luận chương 1

Từ những quan điểm của một số tác giả về khái niệm KNPT hình sự, luận văn đã đưa ra khái niệm và phân tích những đặc trưng cơ bản của KNPT hình sự, từ đó có thể phân biệt được KNPT với các quy định khác như kháng nghị GĐT, tái thẩm và kháng cáo. KNPT có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, mặt pháp lý và mặt xã hội. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định KNPT xuất phát nguyên tắc pháp chế, chế độ hai cấp xét xử và yêu cầu bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu sự hình thành và phát triển quy định KNPT qua các giai đoạn lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Qua các giai đoạn lịch sử, quyền KNPT hình sự của VKSND được ghi nhận với những tên gọi khác nhau, từng bước có những thay đổi, được bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn, để VKSND hoàn thành tốt chức năng THQCT, KSXX án hình sự. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện những quy định KNPT của BLTTHS hiện hành, phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị, xã hội hiện nay.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 4

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM


2.1. Đối tượng của Kháng nghị phúc thẩm hình sự

BLTTHS năm 2015 không quy định về đối tượng của KNPT. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS thì đối tượng KNPT được quy định gián tiếp. Khoản 1 Điều 336 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm” [61]. Theo quy định này, đối tượng của KNPT là bản án hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm, nhưng không phải bản án, quyết định sơ thẩm nào cũng trở thành đối tượng của KNPT. Dựa trên tính chất của xét xử phúc thẩm tại Khoản 1 Điều 330 BLTTHS thì các bản án, quyết định sơ thẩm mà VKS kháng nghị phúc thẩm phải là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Vậy, bản án, quyết định sơ thẩm như thế nào được coi là chưa có hiệu lực pháp luật? Theo tác giả Đinh Văn Quế và PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là những bản án, quyết định còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị [45, tr235] [64, tr45]. Do vậy, đối tượng của KNPT luôn luôn là bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, còn nếu những bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp thì không phải là đối tượng của KNPT, mà là đối tượng của kháng nghị GĐT, tái thẩm.

Đối với bản án sơ thẩm: Bản án là phán quyết của HĐXX đối với bị cáo theo những nội dung và hình thức được quy định tại Điều 260 BLTTHS. Tất cả những bản án, bất kể nội dung bản án đó là gì, nếu chưa có hiệu lực đều là đối tượng của KNPT.

Đối với quyết định sơ thẩm: trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án hình sự, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành rất nhiều quyết định như Quyết định phân công Thẩm phán (Điều 44), Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 280), Quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 281), Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282), Quyết định hoãn phiên tòa (Điều 297)….trên thực tế không phải quyết định sơ thẩm nào của

Tòa án cũng bị kháng nghị phúc thẩm. Vậy, quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của KNPT? Theo quy định tại khoản 2 Điều 330 BLTTHS thì quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT gồm: Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và Quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này. “Quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này” được xem là đối tượng của KNPT gồm quyết định Khởi tố vụ án của HĐXX theo điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS năm 2015: “Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp” và Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 453 BLTTHS quy định: “Kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này". Vấn đề đặt ra là ngoài các quyết định nêu trên được xem là đối tượng của KNPT thì quyết định sơ thẩm nào của Tòa án được xem là đối tượng của KNPT? pháp luật không quy định nên có những cách hiểu khác nhau, làm cho việc áp dụng pháp luật về KNPT gặp nhiều vướng mắc.

Qua nghiên cứu tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2003: “Trường hợp kháng nghị đối với các quyết định khác, thì Toà án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan quy định về thẩm quyền và thủ tục kháng nghị, giải quyết kháng nghị cụ thể đó để giải quyết [82]. Theo hướng dẫn này thì “quyết định khác” là đối tượng KNPT không bị giới hạn, để minh chứng cho hướng dẫn này, Nghị quyết đã lấy một ví dụ cụ thể về kháng nghị của VKS đối với Lệnh tạm giam của Chánh án TAND huyện đối với bị cáo. Quan điểm của tác giả không đồng ý việc cho rằng Lệnh tạm giam này là đối tượng của KNPT hình sự. Bởi lẽ, Thứ nhất, Đối tượng của KNPT phải là quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng Lệnh tạm giam thì lại có hiệu lực pháp luật ngay và BLTTHS cũng không quy định trình tự, thủ tục riêng biệt để giải quyết; Thứ hai, Chủ thể tiến hành giải quyết KNPT trong trường hợp này là Chánh án TAND đã ban hành Lệnh tạm giam chứ không phải là Tòa án cấp trên trực tiếp.

Như vậy, vấn đề là tại sao các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo được BLTTHS 2015 quy định là đối tượng KNPT, còn các quyết định khác lại không được quy định là đối tượng KNPT. Theo tác giả Ngô Thanh Xuyến: Quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT khi về mặt hình thức nó là quyết định tố tụng - tư pháp, không phải là quyết định mang tính hành chính - tư pháp. Về nội dung: quyết định này phải là quyết định giải quyết, kết thúc vụ án hoặc làm ngưng trệ quy trình tố tụng để kết thúc vụ án (tạm đình chỉ) [115, tr51-58]. Theo quan điểm của tác giả Mai Thanh Hiếu thì “quyết định là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm phải là quyết định giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm, những quyết định hành chính tư pháp nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của trình tự phúc thẩm, không định đoạt việc giải quyết vụ án thì không phải là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm” [24, tr22]. Còn theo quan điểm của tác giả Nguyễn Nông thì cho rằng “Chỉ những quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật mà để lại hậu quả độc lập mới là đối tượng kháng nghị phúc thẩm (như quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án); còn những quyết định mà sai lầm của nó đã chuyển thành sai lầm của bản án sơ thẩm thì không phải là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm (đối với quyết định) mà là đối tượng kháng nghị phúc thẩm đối với bản án” [40, tr29]. Các quan điểm trên đều có lý khi nhận định quyết định là đối tượng của KNPT xét trên khía cạnh về hình thức, về nội dung, hậu quả hay sự tác động của quyết định đó trong quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, trong TTHS, quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT thì trước hết, về hình thức chúng là quyết định tố tụng – tư pháp, về nội dung nó làm chấm dứt hoặc tạm dừng việc tiến hành các hoạt động tố tụng đối với vụ án hoặc đối với từng bị can, bị cáo liên quan đến đường lối xử lý vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, nếu có vi phạm mà không KNPT thì sẽ không có cách nào khắc phục được. Còn đối với các quyết định tố tụng khác của Tòa án không quy định là đối tượng KNPT. Bởi về hình thức chúng là quyết định tố tụng nhưng mang tính hành chính – tư pháp và về nội dung chúng không kết thúc vụ án hoặc làm ngưng trệ quy trình tố tụng nên chúng không phải là đối tượng của KNPT.

Ngoài ra, quyết định khởi tố vụ án của HĐXX được BLTTHS năm 2015 xem là quyết định khác, thuộc đối tượng của KNPT thì quan điểm của tác giả luận văn thấy còn chưa hợp lý. Bởi lẽ, chức năng của Tòa án là chức năng xét xử, trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên buộc tội và bên gỡ tội để đưa phán quyết một cách khách quan, vô tư. Tuy nhiên, TTHS lại trao cho Tòa án quyền quyết định khởi tố vụ án, thuộc chức năng buộc tội là không phù hợp với chức năng tố tụng tư pháp của Tòa án. Do đó, cần loại bỏ quy định “quyết định khởi tố vụ án hình sự” là thẩm quyền của HĐXX. Nếu qua xét xử, thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà chưa được khởi tố thì yêu cầu hoặc kiến nghị VKS xem xét và quyết định.

2.2. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự

BLTTHS năm 2015 quy định khá cụ thể về căn cứ kháng nghị GĐT, tái thẩm nhưng lại không quy định về căn cứ KNPT. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng KNPT tràn lan và không được Tòa án chấp nhận.

Qua thực tiễn thi hành BLTTHS và xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi bảo đảm tính thống nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng các quyết định KNPT hình sự, VKSND tối cao đã ban hành các Quy chế công tác THQCT, KSXX vụ án hình sự vào các năm 1996, 2004, 2007 để hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Hiện nay, căn cứ KNPT được thực hiện theo khoản 1 Điều 37 Quy chế công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (Quy chế 505): “a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án; b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; c) Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác; d) Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” [103].

Căn cứ thứ nhất: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;

Theo tập thể tác giả đồng chủ biên TS.Lê Hữu Thể - TS.Đỗ Văn Đương - Ths. Nguyễn Thị Thủy: “Tòa án phải là nơi thể hiện đầy đủ nền công lý, thể hiện chất lượng và uy tín của toàn bộ hệ thống tư pháp nước ta” [72, tr367]. Vì vậy, trong

TTHS, xét xử vụ án hình sự được coi là giai đoạn trung tâm của TTHS. Để HĐXX đưa ra một bản án, quyết định đúng đắn thì việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là vô cùng quan trọng. Phán quyết của HĐXX không chỉ được căn cứ vào chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong giai đoạn điều tra mà còn phải căn cứ vào việc điều tra, xét hỏi công khai tại phiên tòa sơ thẩm như: hỏi các bị cáo, bị hại, người làm chứng, người giám định, định giá tài sản (Điều 309, 310, 311, 316), xem xét vật chứng (Điều 312), … để làm rò các tình tiết khách quan của vụ án, kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của toàn bộ tài liệu, chứng cứ mà CQĐT thu thập có đúng trình tự TTHS quy định hay không?

Việc điều tra xét hỏi công khai tại phiên tòa không đầy đủ, tức là việc điều tra, xét hỏi của HĐXX còn bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc, về từng tội danh của vụ án, hoặc điều tra xét hỏi không hết đối với những người tham gia tố tụng được mời tham dự phiên tòa mà lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, hình phạt hoặc giải quyết đúng đắn nội dung vụ án. Việc điều tra, xét hỏi không đầy đủ dẫn đến việc đánh giá không đúng tính chất của vụ án nên mới trở thành căn cứ của KNPT. Bởi nó là nguyên nhân dẫn đến phán quyết trong bản án thiếu chính xác, có thể gây ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện, giảm tính răn đe, phòng ngừa, ảnh hưởng đến chính sách đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách hình sự của nước ta.

Hiện tại còn nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ. Có quan điểm cho rằng việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ là không thu thập, kiểm tra, đánh giá hết các chứng cứ cần và đủ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, có nghĩa là việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa không đạt đến giới hạn chứng minh [113, tr28] hoặc việc điều tra xét hỏi không làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án theo Điều 85 BLTTHS [19, tr35]. Đó là các trường hợp Tòa án không triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên tòa sơ thẩm, không xét hỏi hoặc xét hỏi những người tham gia tố tụng nhưng chưa đầy đủ để làm sáng tỏ tình tiết vụ án, không xem xét hết các chứng cứ để xác định độ tin cậy của chứng cứ. Việc xác định điều tra, xét hỏi không

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí