động toàn bộ giác quan cho việc hấp thụ dinh dưỡng, người Huế cũng chỉ cốt “ăn lấy hương lấy hoa”, như họ thường tự nói về mình. Sự thanh thản ấy có thể nhận biết trên những chiếc bánh bèo nhỏ xíu như chực tan ngay đầu lưỡi, những lá bánh nậm mỏng tang cánh chuồn, tô bánh canh Nam Phổ bày biện như bức tranh nhiều màu sắc, chén chè bắp Cồn Hến mát lịm mà hương thơm theo vào tận giấc mơ… Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho thực khách một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon.
Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu nướng giỏi giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế (các món ăn được chế biến từ các loại thực vật), chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế.
Các nhà kinh doanh du lịch đã khéo léo khai thác văn hóa ẩm thực Huế trong hoạt động du lịch của mình. Các khách sạn, nhà hàng đã khéo léo kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đưa những thực đơn đặc sắc của nhà hàng mình vào các chương trình du lịch. Ví dụ như thương hiệu cơm Âm Phủ. Hoạt động quảng bá qua tên gọi khiến du khách tò mò, thích thú và muốn khám phá. Hay nhà hàng chuyên phục vụ các món chay tại Huế có đến vài chục món giúp cho du khách mãn nhãn và có nhiều cơ hội lựa chọn thưởng thức.
Với các món ăn dân giã thì các chương trình du lịch tại Huế phục vụ du khách theo kiểu homestay tại các nhà vườn. Điều này giúp cho du khách có cảm giác được trải nghiệm cuộc sống thanh bình của người dân xứ Huế.
Với ăn ngự thiện, tại Huế đã có nhà hàng phục vụ du khách những bữa ăn cung đình. Đến Huế, du khách sẽ có cơ hội được tận hưởng cảm giác làm vua khi mặc áo long bào, ngồi ăn trong không gian cung đình, bên cạnh có lính cận vệ, thị nữ…và được phục vụ các món ăn trong cung đình như nem công, chả phượng, thưởng thức theo phong cách cung đình. Hoạt động này mang lại cho du khách cảm giác mới lạ, thích thú, góp phần quảng bá hình ảnh ẩm thực hoàng gia, quý tộc Huế thời trước và tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách.
Như vậy, có thể nhận thấy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế đã được khai thác khéo léo, phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch cũng như bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc xứ Huế.
Từ những thực tế trên, ta có thể thấy đó là những tấm gương tiêu biểu nhất cho Hà Nội trong việc phát triển du lịch văn hóa ẩm thực không phải chỉ vì họ đang tích cực phát triển du lịch văn hóa ẩm thực mà còn vì chiến lược phát triển du lịch của họ rất sáng tạo và vô cùng hiệu quả.
1.7. Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 2
- So Sánh Hoạt Động Ăn Uống Công Cộng Và Hoạt Động Kinh Doanh Ăn Uống Trong Du Lịch
- Ý Nghĩa Của Văn Hóa Ẩm Thực Trong Hoạt Động Du Lịch
- Vai Trò Của Hoàn Kiếm Trong Hoạt Động Du Lịch Thủ Đô
- Các Sản Phẩm Ẩm Thực Du Lịch Tiêu Biểu Của Hà Nội
- Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 8
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Về hướng phát triển du lịch ẩm thực, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội Mai Tiến Dũng cho biết, trong đề án phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngành du lịch Hà Nội đã đề ra những nhiệm vụ và phương hướng để tập trung nâng tầm văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc. Bước đầu, tại Liên hoan Ẩm thực (diễn ra vào tháng 7) trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, Hà Nội đã giới thiệu tới bạn bè trong và ngoài nước nghệ thuật ẩm thực của Thăng Long nghìn năm văn hiến với những món đặc sản truyền thống.
Nhờ những món ăn hấp dẫn tại các quán vỉa hè mà Hà Nội vừa vinh dự được trang web lonelyplanet.com đưa vào danh sách 10 thành phố có tour ăn uống tốt nhất thế giới. Sự công nhận này một lần nữa minh chứng, ẩm thực ở đất Thăng Long đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách. Thế nhưng làm thế nào để
nét văn hóa đặc sắc ấy phục vụ đắc lực cho sự phát triển du lịch Thủ đô là câu hỏi không dễ trả lời.
Ẩm thực Hà Nội, trung tâm là quận Hoàn Kiếm là hình ảnh đặc trưng nhất của ẩm thực Việt Nam, sẽ đóng vai trò hàng đầu trong chinh phục khẩu vị của du khách quốc tế. Điều quan trọng là làm thế nào để biến những món ngon trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc chinh phục cả những du khách khó tính nhất?
Để tổ chức thành công một tour du lịch khám phá nét độc đáo của văn hóa ẩm thực không đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố để có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Xác định đúng thị trường mục tiêu. Trong marketing, một thị trường được hình thành bởi nhu cầu và những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cùng đáp ứng nhu cầu đó, thêm vào đó là tất cả những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp có khả năng thay thế và có triển vọng thay thế. Việc áp dụng phân khúc thị trường, giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của du khách, đồng thời có thể nhìn ra cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, từ những phân khúc mà các doanh nghiệp đã tìm ra qua nghiệp vụ phân khúc thị trường, doanh nghiệp chọn cho mình một (hay vài) phân khúc (thị trường) mục tiêu. Trên cơ sở nhu cầu của các thị trường mục tiêu này mà các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trong du lịch xác định được đúng phương án kinh doanh, thực đơn, phương thức phục vụ cho phù hợp.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Du khách mua tour này thường là khách hạng sang. Nếu đưa họ đến những quán ăn vỉa hè, hàng rong mà người bán hàng không dùng găng tay để lấy thức ăn, hay thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ, chắc chắn các du khách sẽ không hài lòng. Vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn là trở ngại đối với tour ẩm thực. Còn nếu tổ chức cho du khách đến những khu chợ quê thì doanh nghiệp lữ hành lại lo họ dễ bị "chặt chém". Các tour ẩm thực đến các nhà hàng, khách sạn lớn hiện nay đã đảm bảo
được phần nào yêu cầu VSATTP nhưng du khách lại e ngại vấn đề có được thưởng thức đúng nét văn hóa ẩm thực bản địa hay không.
Xây dựng các sản phẩm ẩm thực tiêu biểu. Văn hóa ẩm thực của Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên lựa chọn những nét văn hóa nào là tiêu biểu để có thể hiện được tinh thần, nét đặc sắc của người Việt Nam cũng là một vấn đề lớn đặt ra. Trên địa bàn Hà Nội làm thế nào để sàng lọc, đưa các sản phẩm ẩm thực thành sản phẩm tiêu biểu chỉ trên địa bàn Hoàn Kiếm nhưng lại vẫn thể hiện được nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Các sản phẩm ẩm thực tiêu biểu cũng cần được phân loại theo các nhóm ẩm thực du lịch trong các nhà hàng, các khách sạn và ở các hình thức phục vụ khác để có thể đánh giá thực trạng chính xác nhất, từ đó xây dựng được các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nguồn nhân lực trong ẩm thực du lịch. Nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực trong ẩm thực du lịch nói riêng đóng vai trò quan trọng đến sự thành bại của các chương trình du lịch. Để có thể phát triển du lịch ẩm thực Hoàn Kiếm luận văn cần xác định rõ những đối tượng cần thiết tham gia, phục vụ; rà soát, đánh giá trình độ, chất lượng nguồn nhân lực.
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của ẩm thực du lịch. Cần đánh giá đầy đủ số lượng, chất lượng các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ẩm thực trên địa bàn quận có phục vụ khách du lịch.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá ẩm thực du lịch. Đánh giá hiệu quả các chương trình, hoạt động quảng ẩm thực du lịch đã và đang diễn ra. Đồng thời, tìm ra các hướng đi mới để tạo nên sự khác biệt của ẩm thực Hà Nội.
1.8. Điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm
Du lịch ẩm thực có điều kiện thuận lợi để phát triển trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trước hết phải kể đến sự quan tâm đầu tư, xác định mục tiêu, chiến lược phát triển rõ ràng của Sở VH, TT& DL Hà Nội.
Nếu Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, thể thao… của cả nước thì Hoàn Kiếm chính là trái tim của Thủ đô. Quận Hoàn Kiếm là quận có bề dày lịch
sử lâu đời của Hà Nội và mang những nét đặc trưng nhất của Hà Nội. Ẩm thực tại quận Hoàn Kiếm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ẩm thực Hoàn Kiếm mang những nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ẩm thực.
Khu phố cổ là điểm nhấn của du lịch thủ đô nằm trọn vẹn trong địa giới hành chính của quận Hoàn Kiếm là điều kiện để thu hút khách sử dụng dịch vụ ẩm thực. Khu vực này là yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian Hà Nội, là điểm định hướng của phát triển du lịch. Khu phố cổ và khu phố cũ (khu phố Pháp) tạo dựng được sự tương quan, mối liên hệ, gắn bó và hỗ trợ mật thiết bởi “gạch nối” Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm vừa có ưu thế về cảnh quan, vừa mang ý nghĩa của giá trị tinh thần, là điểm sáng của du lịch thành phố. Quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm còn tồn tại các cơ sở kinh doanh ăn uống có từ lâu đời như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, nhà hàng Thủy Tạ…tạo ra các cách trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách.
Khu chợ Đồng Xuân là khu chợ kinh doanh sầm uất vào bậc nhất miền Bắc, tại đây còn kinh doanh nhiều mặt hàng ẩm thực từ khô đến tươi, từ các món truyền thống đến hiện đại, tạo cho du khách nhiều cơ hội lựa chọn.
Khu vực quận Hoàn Kiếm còn là nơi hội tụ nhiều món ăn và các địa chỉ kinh doanh ẩm thực truyền thống như phở Bát Đàn, Chả cá Lã Vọng, bún chả Hàng Mành… Dịch vụ nhà hàng, khách sạn tương đối đa dạng, nhiều chủng loại. Du khách có cơ hội lựa chọn các sản phẩm cũng như các địa điểm thưởng thức phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mình.
Phương tiện vận chuyển trong khu vực quận Hoàn Kiếm thuận tiện, đặc sắc như xe điện, xích lô. Xe xích lô vận chuyển với mức giá rẻ và lộ trình theo sự chủ động của du khách. Xe điện tham quan chạy qua 28 tuyến phố, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, các thắng cảnh quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Lộ trình của loại xe này có 13 điểm dừng với ga đầu và ga cuối là đường đôi trên phố Đinh Tiên Hoàng.
Tất cả các yếu tố kể trên là những điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ẩm thực không chỉ đơn thuần là nét văn hóa về vật chất, mà còn xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Bên cạnh đó cũng cho thấy Văn hóa ẩm thực có sức ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống, đây là khâu quan trọng trong việc phục vụ các thực khách từ khắp các quốc gia trên thế giới.
Để có cơ sở nghiên cứu khai thác văn hóa ẩm thực Hà Nội trong phát triển du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề về văn hóa, du lịch văn hóa. Các vấn đề về dịch vụ du lịch và dịch vụ ăn uống trong du lịch. Khái luận về văn hóa ẩm thực nói chung, các đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam và văn hóa ẩm thực Hà Nội. Luận văn cũng đã nêu một số bài học kinh nghiệm về khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch trong nước và quốc tế, là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cho việc khai thác ẩm thực trong du lịch.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về văn hóa ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu khái quát về quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội.
Thời Tiền Lý, năm 545 Lý Nam Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ trên sông Tô Lịch chống lại nhà Lương.
Thời kỳ nhà Nguyễn, Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội năm 1831, đây chính là đất thuộc huyện Thọ Xương.
Thời kỳ 1954-1961, khu vực này gồm toàn bộ khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần khu phố Hàng Cỏ voái khu phố Hai Bà; năm 1961 gộp thành khu phố Hoàn Kiếm; tháng 1/1981 đổi tên thành quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường. Quận Hoàn Kiếm hiện được chia thành 18 phường như sau: Chương Dương Độ, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.
Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Quận này bao gồm nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da.
Vị trí
- Bắc và Tây Bắc giáp quận Ba Đình
- Tây giáp quận Ba Đình và Đống Đa
- Nam giáp quận Hai Bà Trưng
- Đông giáp sống Hồng, qua bên kia sông là quận Long Biên