ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
LÊ NGỌC QUỲNH MAI
KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
LÊ NGỌC QUỲNH MAI
KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG DU LỊCH 10
1.1. Văn hóa và văn hóa ẩm thực 10
1.1.1.Khái niệm về văn hóa 10
1.1.2. Du lịch văn hóa 11
1.2. Dịch vụ du lịch và dịch vụ ăn uống trong du lịch 12
1.2.1. Dịch vụ du lịch 12
1.2.2. Dịch vụ ăn uống trong du lịch 13
1.3. Văn hóa ẩm thực và văn hóa ẩm thực trong du lịch 15
1.3.1. Những quan niệm về văn hóa ẩm thực. 16
1.3.2. Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam 17
1.3.3. Văn hóa ẩm thực Hà Nội 19
1.3.4. Vai trò của Văn hóa ẩm thực trong du lịch. 21
1.3.5. Ý nghĩa của văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch 23
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực trong du lịch 24
1.4.1. Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực 24
1.4.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch 25
1.5. Những nguyên tắc khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch 26
1.6. Những bài học kinh nghiệm về khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch 27
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế 27
1.6.2. Kinh nghiệm trong nước 30
1.7. Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm 32
1.8. Điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI 38
2.1. Tổng quan về văn hóa ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 38
2.1.1. Giới thiệu khái quát về quận Hoàn Kiếm 38
2.1.2. Vai trò của Hoàn Kiếm trong hoạt động du lịch Thủ đô 39
2.1.3. Văn hóa ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm 40
2.2. Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch ở Hà Nội 42
2.2.1. Nhu cầu của du khách đối với văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm 42
2.2.2. Các sản phẩm ẩm thực du lịch tiêu biểu của Hà Nội 47
2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ẩm thực du lịch quận Hoàn Kiếm 67
2.2.4. Nguồn nhân lực trong ẩm thực du lịch 69
2.2.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá ẩm thực du lịch 70
2.2.6. Công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 71
2.3. Đánh giá chung 72
2.3.1. Những mặt tích cực 72
2.3.2. Những hạn chế 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI 78
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 78
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Hà Nội 78
3.1.2. Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của ẩm thực Hà Nội 80
3.1.3. Căn cứ vào thực tiễn khai thác ẩm thực du lịch ở Hà Nội 81
3.2. Các giải pháp cụ thể 83
3.2.1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 83
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch ở Hà Nội 85
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 88
3.2.5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 89
3.2.6. Giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 91
3.3. Một số kiến nghị 94
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 94
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch 97
3.3.3. Đối với chính quyền địa phương và cư dân địa phương 97
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Tên bảng | Số trang | |
1.1 | So sánh hoạt động ăn uống công cộng và hoạt động kinh doanh ăn uống trong du lịch | 15 |
2.1 | Nhu cầu của khách quốc tế và nội địa về văn hóa ẩm thực Hoàn Kiếm | 46 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 2
- So Sánh Hoạt Động Ăn Uống Công Cộng Và Hoạt Động Kinh Doanh Ăn Uống Trong Du Lịch
- Ý Nghĩa Của Văn Hóa Ẩm Thực Trong Hoạt Động Du Lịch
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giải thích | |
Sở VH, TT&DL | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
UBND | Ủy ban nhân dân |
VSATTTP | Vệ sinh an toàn thực phẩm |
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế biến và thưởng thức các món ăn từ lâu đã là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai mỗi khi mới đặt chân đến mảnh đất này. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực, một nét văn hóa riêng.
Theo trang du lịch MSN của Mỹ thì Hà Nội được xếp hàng thứ 3 trong top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới. Danh sách này gồm có Barcelona, Brussels, Las Vegas, Lyon, New York, Rome, San Francisco, Tokyo và Vancouver, chỉ có 2 thành phố châu Á được vinh dự chọn vào danh sách này. Cùng với những xứ sở món ngon như Seoul (Hàn Quốc), Tây An (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan)… thủ đô Hà Nội cũng nằm trong danh sách 10 thành phố châu Á có món ăn vỉa hè ngon nhất thế giới.
Mặt khác, đối với hầu hết khách du lịch thì việc tìm hiểu ẩm thực nơi mình tới còn là một sở thích, một nhu cầu không thể bỏ qua. Bởi lẽ ở Hà Nội, ẩm thực chính là sự kết tinh văn hóa cả ngàn năm lịch sử nên khách du lịch nước ngoài không những muốn thưởng thức mà còn muốn học, muốn nghiên cứu, tìm hiểu. muốn đem nghệ thuật ẩm thực Hà Nội về với nước họ. Hoàn Kiếm là quận trung tâm, là trái tim của thủ đô và cũng là nơi tập trung những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất của người Hà Nội, chính là nơi thu hút du khách bậc nhất khi muốn thưởng thức ẩm thực thủ đô.
Văn hóa ẩm thực Hà Nội nói chung, của quận Hoàn Kiếm nói riêng, có vai trò hết sức quan trong trong việc thu hút khách du lịch. Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu về ẩm thực Hà Nội từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch ở quận Hoàn Kiếm nói riêng, Hà Nội nói chung tới nay vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn hoá ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội quả thực là độc đáo vì nó thể hiện cả một triết lý sống qua mấy nghìn năm lịch sử.
Giống như mọi thủ đô, Hà Nội là nơi hội tụ tất cả những gì tiêu biểu của mọi vùng đất nước. Chỉ tính từ thời kỳ văn hoá Thăng Long (1010) đến nay cũng đã gần nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đất nước và giao lưu quốc tế, càng về sau càng thường xuyên hơn, đa dạng hơn trước. Vị trí và cơ hội này đã tạo cho Thăng Long - Hà Nội một bản sắc riêng, một lối sống riêng và cách hưởng thụ cuộc sống cũng rất riêng: tinh tế và độc đáo mà văn hoá ẩm thực Hà Nội là một ví dụ.
Ẩm thực Việt Nam, nhất là ẩm thực Hà Nội, đã được nhiều nhà văn lớp trước: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… và lớp kế tiếp: Băng Sơn, Nguyễn Hà, Mai Khôi… thể hiện và ngợi ca qua nhiều trước tác “Món ngon Hà Nội” (Vũ Bằng), “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” (Thạch Lam), “Cảnh sắc và hương vị đất nước” (Nguyễn Tuân). Tuy nhiên, trong các tác phẩm này chỉ chủ yếu viết về ẩm thực ở dạng xúc cảm nghệ thuật thưởng thức mà chưa hoặc rất ít đề cập cũng như khai thác ẩm thực phục vụ cho du lịch, làm tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch của Hà Nội nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.
Trong xu thế hiện nay, du lịch không chỉ nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu văn hoá, mà còn là nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần, thể chất thì việc đưa văn hoá ẩm thực vào phục vụ du lịch sẽ tạo được nét hấp dẫn riêng cho du lịch Hà Nội trong xu hướng cạnh tranh của nhiều địa điểm du lịch. Bắt kịp với xu thế này những năm gần đây đã có nhiều đề tài ở các bậc học khác nhau nghiên cứu về văn
hóa ẩm thực, nghệ thuật ẩm thực. Tiêu biểu có thể kể đến đề tài luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch” của tác giả Đoàn Lê Phương Thảo bảo vệ năm 2014 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề tài đã nghiên cứu đánh giá và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp các giá trị văn hóa ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh được khai thác phục vụ du lịch một cách có hiệu quả.
Luận văn của tác giả Mạc Thị Mận bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển Du lịch” đã đánh giá ẩm thực Quảng Ninh tự hào là một trong những di sản văn hoá vô giá của người dân vùng biển Hạ Long, đã và đang được khai thác một cách hiệu quả nhằm tạo nên điểm nhấn cho thành phố biển giàu truyền thống này. Bên cạnh đó, ẩm thực Quảng Ninh cũng vẫn còn nhiều bất cập trong hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên, chưa tận dụng được những ưu thế, gây lãng phí tài nguyên, mất đi lòng tin của du khách. Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp hỗ trợ như: giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Hạ Long; nâng cao phong cách phục vụ của người làm du lịch và chất lượng kinh doanh ăn uống; nâng cao chất lượng những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống nhằm hướng tới khách du lịch, đa dạng các hình thức phục vụ ăn uống, bổ sung và cập nhật các món ăn từ đặc sản biển trong các thực đơn tại các nhà hàng khách sạn với mong muốn giúp cho văn hóa ẩm thực Quảng Ninh có thể được khai thác trong du lịch hiệu quả.
Các luận văn kể trên đã đánh giá vai trò của văn hóa ẩm thực, nghệ thuật ẩm thực nói chung và đưa ra các giải pháp phát triển cho từng địa bàn cụ thể.
Đề tài “Khảo sát văn hóa ẩm thực của Hà Nội phục vụ khách du lịch” của tác giả Vũ Đình Chinh, sinh viên K52 khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.