Tốc Độ Tăng Vốn, Lao Động, Năng Suất Các Yếu Tố Tổng Hợp Giai Đoạn 2005 – 2009


hội là tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và nhóm 2) trong tổng thu nhập (của cả 5 nhóm). Theo quy ước mà Bộ Tài chính hiện đang sử dụng5, nếu tỷ trọng này nhỏ hơn hay bằng 12% thì bất bình đẳng là cao; nằm trong khoảng 12 - 17%, là bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn hay bằng 17% là tương đối bình đẳng. Theo số liệu thống kê cho

thấy, tỷ trọng này của Bình Thuận từ năm 2004 đến 2008 giao động khoảng từ 20 - 22%, năm 2009 là 20,1% và năm 2010 là 18,2%. Trong các năm qua, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ trên địa bàn tỉnh là tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tiến dần về bất bình đẳng vừa. Riêng năm 2010, ước tính có 20% dân số giàu nhất của tỉnh Bình Thuận nắm giữ gần 42% tổng tài sản của cả tỉnh, trong khi 20% dân số nghèo nhất chỉ nắm giữ khoảng 7% tài sản của cả tỉnh. Khoảng cách giàu nghèo tuy không phải là chỉ tiêu kinh tế nhưng đây là chỉ số tham khảo sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội, đồng thời cũng là phép thử của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.


1.3.3. Nhìn từ góc độ phân tích TFP.


Trong giai đoạn 5 năm 2005 – 2009, tăng trưởng GDP của Bình Thuận luôn được duy trì ở mức cao và được duy trì trên 10% mỗi năm. Mức tăng trưởng của vốn (K) luôn ở mức cao và hơn nhiều so với mức tăng của lao động (L) cho thấy K luôn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận.

Bảng 2-3. Tốc độ tăng vốn, lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp giai đoạn 2005 – 2009




Năm

Tốc độ tăng (%)

H ệ số đóng góp

Tốc độ tăng GDP do


gTFP(%)

GDP 94

(triệu đồng)


gY


K


gK


L


gL


α


β

Tăng K (αgK)

Tăng L (βgL)

Tốc độ tăng các nhân t ố tổng hợp (TFP) c ủa tỉnh Bình Thu ận

2005

4.235.000

25,4

2.656.257

29,81

525.176

2,52

0,57

0,43

17,12

1,07

7,24

2006

4.824.100

13,9

3.210.814

20,88

541.055

3,02

0,54

0,46

11,19

1,40

1,31

2007

5.408.500

12,1

4.337.087

35,08

557.414

3,02

0,13

0,87

4,49

2,64

4,98

2008

6.294.500

16,4

5.261.291

21,31

574.268

3,02

0,38

0,62

8,10

1,87

6,41

2009

6.930.245

10,1

6.611.254

25,66

591.650

3,03

0,21

0,79

5,33

2,40

2,37

Tốc độ tăng các nhân t ố tổng hợp (TFP) c ủa ngành du l ịch

2005

208.064

22,0

756.152

27,47

4.007

13,84

0,418

0,582

11,48

8,05

2,49

2006

248.157

19,3

988.143

30,68

4.587

14,47

0,146

0,854

4,48

12,36

2,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.



5 Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân. http://www.tuanvietnam.net/2010-05-23-ban-them-ve-khoang-cach-giau-ngheo-o-viet-nam



Năm

Tốc độ tăng (%)

H ệ số đóng góp

Tốc độ tăng GDP do


gTFP(%)

GDP 94

(triệu đồng)


gY


K


gK


L


gL


α


β

Tăng K (αgK)

Tăng L (βgL)

2007

285.915

15,2

1.279.812

29,52

5.556

21,12

0,833

0,167

24,58

3,54

-12,90

2008

345.092

20,7

1.512.960

18,22

6.581

18,45

0,832

0,168

15,16

3,10

2,44

2009

398.065

15,4

1.674.267

10,66

7.500

13,96

0,777

0,223

8,28

3,12

3,95

Tốc độ tăng các nhân t ố tổng hợp (TFP) c ủa ngành công nghi ệp khai khoáng

2005

45.380

14,3

163.373

14,27

1.370

9,60

0,33

0,67

4,74

6,41

3,17

2006

53.838

18,6

183.990

12,62

1.390

1,46

0,71

0,29

8,97

0,42

9,25

2007

61.988

15,1

232.352

26,29

1.522

9,50

0,51

0,49

13,50

4,62

-2,98

2008

71.879

16,0

238.525

2,66

1.770

16,29

0,61

0,39

1,62

6,36

7,97

2009

82.527

14,8

252.469

5,85

1.900

7,34

0,16

0,84

0,92

6,19

7,70

Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận (2009) và có tính toán của tác giả.


Kết quả đóng góp của vốn (K), lao động (L) và tổng năng suất các nhân tố giai đoạn 2005 – 2009 được trình bày ở Bảng 2.3 cho thấy đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Thuận là rất lớn, trong khi đó đóng góp của lao động là rất nhỏ. Đóng góp của TFP không ổn định trong thời gian qua nhưng cũng có những đóng góp nhất định trong tăng trưởng GDP của Bình Thuận. Như vậy, nền kinh tế của tỉnh Bình Thuận đang phát triển dựa trên việc thu hút tối đa các nguồn vốn để phát triển. Tuy nhiên, cùng với mức tăng trưởng vốn luôn cao trong các năm qua thì hiệu quả sử dụng vốn ngày càng có xu hướng kém hiệu quả, trong đó hệ số ICOR của tỉnh tăng gấp đôi lên đến 5,2 trong năm 2009 là minh chứng cho thấy số vốn được đưa vào đầu tư chưa tạo ra được lượng hàng hóa và dịch vụ như mong muốn.

Nhìn qua kết quả đóng góp của vốn (K), lao động (L) và TFP trong sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng và ngành du lịch cho thấy, vốn và lao động có vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngành du lịch. Trong khi đó, lao động và công nghệ có xu hướng đóng góp nhiều hơn vốn trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp khai khoáng.


1.4. Chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên khoáng s ản.


1.4.1. Tài nguyên đất đai và xu hướng biến động.


Tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp ngày càng minh bạch và đảm bảo quyền sử dụng đất trong thơi gian qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Với tổng diện tích khoảng 783 nghìn hecta và dân số 1,16 triệu dân, Bình Thuận có diện tích đất bình quân trên đầu người tương đối thấp. Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là yếu tố đầu vào của hầu


hết các ngành sản xuất – kinh doanh và cường độ và giá sử dụng đất đang có xu hướng tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Hình 2.3 cho thấy, từ năm 2001 đến 2008, có khoảng gần 124 nghìn hecta đất đai được khai thác, đưa vào sử dụng, chiếm 70% đất chưa sử dụng năm 2001, trong đó gần 80% được khai thác, sử dụng vào mục đích nông nghiệp và trồng rừng. Sự gia tăng đáng kể về diện tích đất đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ đòi hỏi nhu cầu về vốn đầu tư, chi phí tài nguyên và môi trường cần được xem xét, đánh giá.

Hình 2-3. Tình hình sử dụng đất ở Bình Thuận năm 2001 và năm 2008.

Nguồn Cục Thống kê Bình Thuận 2009 Tương tự như tình hình chung của cả 1

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)


Tương tự như tình hình chung của cả nước, tỉnh Bình Thuận hiện đang đối mặt với một số tồn tại trong chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai trong thời gian sắp đến. Trong đó, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên chưa sử dụng nên diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn rất ít. Do vậy, để duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế cho tương lai, nguồn tài nguyên đất đai cần được sử dụng hiệu quả hơn; tăng cường quy hoạch sử dụng đất theo hướng chú trọng sự hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường để cân nhắc và đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu trái ngược nhau đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm; tiếp tục duy trì và phát huy các nguyên tắc bình đẳng trong sử dụng đất thông qua minh bạch trong tiếp cận thông tin có liên quan, đặc biệt là chính sách thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng đất.


1.4.2. Tài nguyên khoáng sản: vấn đề về quy hoạch và quản lý khai thác.


Quy hoạch tổng thể thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titanium giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025 (trong đó có Bình Thuận) đã được Thủ tướng Chính phủ phê


duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007. Tuy nhiên, Quy hoạch này không có bản đồ, vị trí, tọa độ cụ thể nên không thể triển khai được, trong đó có 11 khu vực đề nghị cấp phép thăm dò titanium khoảng 2.725 ha nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép. Theo quy định của Luật Khoáng sản, các khu vực có khoáng sản titan phải được thăm dò, khai thác trước khi xây dựng công trình, do đó các dự án du lịch và dự án kinh tế xã hội khác của tỉnh nằm trong lằn ranh điều tra titan trong tầng cát đỏ đến nay chưa thể tiến hành xây dựng công trình. Ngoài ra, cả việc chấp thuận nhà máy chế biến sâu cũng không có cơ sở để bố trí chấp thuận đầu tư do chưa có quy hoạch (Tham khảo mẫu khảo sát tại Hộp C1, Phụ lục C). Phê duyệt và theo dõi khai thác titanium lớn với quy mô công nghiệp là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các mỏ nhỏ hơn không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia sẽ do tỉnh cấp phép khai thác (theo Điều 56, Luật Khoáng sản). Tuy nhiên, tỉnh được cấp phép khai thác ở vị trí nào thì không xác định được, dẫn đến tình trạng cấp phép khai thác titanium chồng lấn giữa Trung ương và địa phương.

Về quản lý sau cấp phép khai thác cho thấy, khu vực khai thác titanium ven biển Bình Thuận là vùng đặc biệt khô hạn quanh năm với trữ lượng nước ngầm rất hạn chế6. Điều tất yếu là khi không đủ nước ngọt để tuyển quặng, các nhà máy phải sử dụng nước biển để thay thế. Với độ

sâu của mỏ trên 20m (thực tế sâu từ 30 – 40m) so với mặt nước biển, sau khi tuyển quặng các khu vực này có khả năng bị nhiễm mặn, việc khắc phục và hoàn nguyên hiện trạng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Thực tế, việc kiểm soát các doanh nghiệp này chấp hành đầy đủ cam kết về bảo vệ môi trường rất khó khăn, trong khi các khoản phạt hành chính lại quá thấp, chưa đủ tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm môi trường. Do vậy, việc đánh giá đầy đủ lợi ích và chi phí kinh tế, xã hội của dự án titanium là cần thiết để xây dựng chính sách phù hợp.


6 Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thành Vạn, Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về nước ngầm khu vực Nam Trung Bộ: Ninh Thuận - Bình Thuận. Báo VnExpress. http://www.binhthuantoday.com.vn//modules.php?name=News&op=viewst&sid=583


Chương 2.

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN


Nội dung chính của chương này là khái niệm lại một số quan điểm về phát triển, đồng thời xây dựng cơ sở lập luận và phương pháp luận cho việc xử lý, phân tích, đánh giá kết quả phát triển trong thời gian qua và định hướng chính sách phát triển trong thời gian đến.


2.1. Tăng trưởng, phát triển kinh t ế và phát tri ển bền vững.


Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định. Điều kiện đầu tiên đề phát triển kinh tế là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng) trong một khoảng thời gian tương đối dài, ổn định, có sự thay đổi cơ cấu kinh tế; cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội trở lên tốt hơn qua việc tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa và quan tâm nhiều hơn đến môi trường. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển[6]

đề cập được nhiều quốc gia quan tâm, đó là sự phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Vấn đề này phản ánh sự quan ngại của một số quốc gia đặt mục tiêu tăng trưởng quá nhanh, tăng trưởng thu nhập trong ngắn hạn mà không chú ý đến sự nguy hại đến môi trường, trữ lượng tài nguyên dẫn đến tăng dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Do vậy, tăng trưởng kinh tế được xem là có chất lượng khi đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và thành quả của tăng trưởng đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.[10]


2.2. Các chỉ số và chính sách đánh giá phát tri ển kinh tế địa phương.


2.2.1. Đo lường tốc độ tăng trưởng.


Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) là chỉ số cơ bản được sử dụng để tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong đó, ∆GDP = GDPt – GDPt-1 là mức tăng trưởng tuyệt đối trong một


năm và gGDP(%) = ∆GDP/GDP*100 là chỉ số xác định tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, việc tính toán giá trị GDP không phản ánh được toàn bộ các khía cạnh của nền kinh tế địa phương. Do vậy, cần tính toán các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng tăng trưởng.[19]

2.2.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng.


Có nhiều thước đo chất lượng tăng trưởng nhưng phổ biến hiện nay là đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực thông qua chỉ hệ số sử dụng vốn (ICOR), năng suất lao động (GDP bình quân đầu người) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).


2.2.2.1. Hệ số sử dụng vốn – ICOR:

Phương trình cơ bản của mô hình Harrod-Domar: gY = s/k k = s/gY. Trong đó, s là tỷ lệ tiết kiệm, k = K/Y = I/Y là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (ICOR). Có thể thấy hệ số này cho biết lượng vốn cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng và là thước đo hiệu quả của đầu tư.

Như vậy, theo Harrod-Domar thì việc phân bổ vốn hiệu quả, sẽ mang lại sản lượng cao hơn cho một nền kinh tế hay một ngành sản xuất hay nói cách khác ICOR càng cao thì đầu tư càng thiếu hiệu quả.[19]

2.2.2.2. Đo lường bất bình đẳng trong thu nhập – Hệ số Gini và đường cong Lorenz.


Đường cong Lorenz trình bày tỷ lệ phần trăm tích lũy của

100%


tổng thu nhập theo tỷ lệ phần trăm tích lũy của dân số. Hình dạng của đường Lorenz cho thấy mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Đường Lorenz càng cách xa

đường thẳng 450 (đường hoàn toàn bình đẳng) thì mức độ


bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong nền kinh tế


%

cộng dồn của thu nhập


0


Đường 450


A


B


Đường cong Lorenz


% cộng dồn của dân số


100%

càng tăng. Hệ số Gini thường được tính từ đường cong Lorenz. GINI = A/(A+B) = 2A. Hệ số Gini có giá trị từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). [11][19]


2.2.2.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp.


Ngoài việc tăng vốn và lao động, để tăng sản phẩm đầu ra nhà đầu tư có thể tối ưu hóa nguồn lực sẵn có bằng cách phối hợp sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng lao động. Nhờ tổng hợp các yếu tố sản xuất (TFP) sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn. Tăng trưởng kinh tế thông qua tăng TFP mới đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững. Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (TFPG) phản ánh tăng trưởng chiều sâu trong quá trình sản xuất và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế.

Giả sử yếu tố công nghệ được giả định là độc lập với vốn và lao động thì tổng năng suất các nhân tố (TFP) được xem là hệ số A trong hàm sản xuất Cobb Douglas: Y = AKL1-. Tuy nhiên, việc tính toán TFP và TFPG theo hàm sản xuất Cobb Douglas là khá phức tạp và đòi hỏi nghiêm ngặt về số liệu thống kê. Do vậy, bài này chỉ tập trung tính toán TFP và TFPG bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng.

Tăng trưởng TFP (hay TFPG) chính là số dư a trong mô hình:


gY = wKgK + wLgL + a TFPG = a = gY – (wKgK + wLgL) hay gTFP = gY – (αgK + βgL), trong đó, hệ số đóng góp của vốn wK = 1 - wL(hệ số đóng góp của lao động) hay α = 1 – β

Như vậy, để tính toán TFPG theo phương pháp hạch toán tăng trưởng cần đảm bảo có đủ 3 chỉ tiêu tính toán, gồm: GDP theo giá cố định, vốn hoặc giá trị tài sản cố định (K) và lao động làm việc (L). Trong đó, yếu tố vốn (K) được sử dụng trong phân tích là tài sản tích lũy (không phải là vốn đầu tư, vốn tích lũy hay tài sản cố định) vì đây là chỉ tiêu thể hiện lượng tài sản được sử dụng trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu khao tài sản bình quân khoảng 5%/năm. Ngoài ra, để tính toán hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β) cần tính toán số liệu về thu

nhập người lao động được hạch toán đầy đủ và GDP theo giá hiện hành[7][19]. Trong đó:


- Hệ số đóng góp của lao động (β) = Thu nhập đầy đủ của lao độnggiá thực tế/GDPgiá thực tế


- Thu nhập đầy đủ của lao động = Thu nhập bình quân lao động x Dân số Bình Thuận


2.3. Lựa chọn phương án qua vi ệc phân tích lợi ích – chi phí.


2.3.1. Quan điểm và phương pháp phân tích.


Nhận dạng lợi ích – chi phí là bước quan trọng trong quá trình phân tích kinh tế nhằm đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu. Lợi ích và chi phí tài chính đánh giá các khoản phát sinh của các khoản chi tiêu tài chính.

Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, đề tài phân tích trên quan điểm tổng mức đầu tư, quan điểm chủ đầu tư và quan điểm ngân sách để phân tích dự án. Kết quả đánh giá dự án theo quan điểm tổng mức đầu tư là cơ sở để phân tích kinh tế - xã hội của dự án. Kết quả đánh giá theo quan điểm chủ đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không? Và kết quả đánh giá theo quan điểm ngân sách là cơ sở để nhà nước ủng hộ hay cản trở dự án dựa trên lợi ích mà dự án mang lại cho nhà nước.


2.3.2. So sánh hai phương án loại trừ nhau.


2.3.2.1. Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV).


Giá trị hiện tại của lợi ích ròng của dự án (NPV) là tiêu chuẩn cơ bản để chấp nhận hay bác bỏ dự án. Có hai điều kiện mà một dự án được chấp nhận trên cơ sở phân tích kinh tế đó là:

- NPV của dự án không âm khi chiết khấu với tỷ suất thích hợp.


- NPV của dự án ít nhất phải bằng với NPV của các phương án khác loại trừ lẫn nhau.


2.3.2.2. Suất sinh lợi nội tại (IRR).


Suất sinh lợi nội tại (IRR) là tỷ suất chiết khấu làm cho NPV dự án bằng 0. Nếu IRR dự án bằng hoặc lớn hơn tỷ suất chiết khấu của NPV thì NPV không âm và dự án có thể chấp nhận. [6]

2.3.2.3. So sánh các phương án loại trừ nhau.


Khi NPV của dự án không âm và IRR lớn hơn suất chiết khấu của NPV thì việc đầu tư một dự án duy nhất hay hai dự án độc lập nhau sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên, khi xem xét lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau theo nghĩa có thể thay thế nhau để tạo ra một đầu ra như nhau thì

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí